Không riêng gì thủ tướng Koizumi mà cả nước Nhật đang hết sức lo lắng khi giới trẻ nước này rủ nhau tự sát trên mạng ngày càng nhiều... Natsuko,19 tuổi là một cô gái khá nhút nhát. Ngay từ khi còn bé, cô thường bị bạn bè trong lớp bắt nạt. Cái tên Natsuko "đầu heo" luôn ám ảnh cô. Không lớn lên cô muốn tự tử cho xong.
Những cái chết bắt đầu từ một trang web
Một ngày cuối tháng l-2003, buổi lễ tổng kết hoạt động của câu lạc bộ kịch nói được tổ chức, Natsuko được giao một vai quan trọng trong vở kịch Genki của lớp. Cô đã đến trễ.
Câu đầu tiên Natsuko nhận được khi vội vã đến buổi biểu diễn: "Đúng là đồ đầu heo, sống chỉ thêm chật đất".
Một lần nữa, ý nghĩ tự sát lại nổi lên trong đầu Natsuko. Thế nhưng, cô phân vân, chưa biết tự sát thế nào và Natsuko sợ phải chết một mình.
Một tuần sau. Natsuko vô tình tìm thấy một trang web "Chuyên san về tự tử" trên mạng. Ở đó, cô gái đáng thương được hướng dẫn tỉ mỉ về những cách thức tự tử sao cho êm ái nhất và cả cách phòng chống khi tự tử bất thành.
Quan trọng hơn cả là mẩu tin nhắn của một kẻ “đồng bệnh tương lân”: “Cuộc sống đã mất hết ý nghĩa với tôi. Hãy chết cùng tôi cho có bạn. Tôi sống ở ngoại thành Tokyo...". Ngay lập tức, Natsuko đáp lời.
Sau đó, một nữ sinh trung học cũng tham gia vào kế hoạch tự tử của họ. Cả 3 hẹn gặp nhau và bàn luận kế hoạch "giải thoát cuộc đời”.
Tháng 2-2003, tại quận Irima, mạn Bắc thủ đô Tokyo, xác của họ được tìm thấy trong một chiếc xe hơi. Cả 3 đã tự tử bằng khí CO2.
Natsuko không phải là trường hợp đầu tiên tìm đến cái chết theo một lời rủ rê trên mạng.
Internet tại Nhật giống như một món ăn tinh thần không thể thiếu. Đời sống của nhiều thanh niên Nhật gắn liền với máy vi tính, điện thoại cầm tay. Cũng từ đó, những website tự tử ra đời.
Khi vào các website này, bạn sẽ được hướng dẫn tự tử một cách tỉ mỉ, thậm chí có nhiều trang web còn lựa chọn cho bạn cả nơi tự tử sao cho ấn tượng nhất. Ngoài ra còn có những tin nhắn rủ chết chung cho vui.
Vấn nạn làm đau đầu cả nước Nhật
Bắt đầu từ năm 2002, chính phủ và người dân Nhật bị chấn động trước những vụ tự tử tập thể trên mạng.
10-6-2003, xác của 4 thanh niên được tìm thấy tại một điểm du lịch gần đỉnh Fuji. Vụ án ấy buộc người dân trên đất Phù Tang xinh đẹp này phải đối diện với một cơn khủng hoảng.
Một nữ sinh Nhật viết trong nhật ký: “Tôi muốn làm nhiều thứ, nhưng chả làm được gì ra hồn, chỉ còn cách chết đi. Tôi muốn chết, hãy giúp tôi".
Bế tắc trong cách sống, không tìm ra hướng đi và những mặc cảm giày vò không được chia sẻ, tự cho rằng bản thân là đồ bỏ đi vì không thực hiện được ước mơ, lý tưởng, họ đã tìm đến cái chết.
Nước Nhật là nơi xem việc tự tử là văn hóa, hành động cao thượng nhất theo tinh thần Samurai sau khi thất bại. Theo Cục Cảnh sát quốc gia Nhật cho biết, chỉ riêng năm 2003 đã có đến 34.000 người tự tìm đến cái chết, tăng 7% so với năm 2002. Trong số này, đa phần là những sinh viên, học sinh. Họ thường chọn thuốc ngủ, CO2, khí gas để tự sát tập thể.
Thủ tướng Nhật Koizumi cho biết: “Cho đến nay, không có một biện pháp rõ ràng nào để đối phó với vấn nạn này, nhưng chính phủ sẽ cố gắng cải thiện".
Theo tintucvietnam.com
Những cái chết bắt đầu từ một trang web
Một ngày cuối tháng l-2003, buổi lễ tổng kết hoạt động của câu lạc bộ kịch nói được tổ chức, Natsuko được giao một vai quan trọng trong vở kịch Genki của lớp. Cô đã đến trễ.
Câu đầu tiên Natsuko nhận được khi vội vã đến buổi biểu diễn: "Đúng là đồ đầu heo, sống chỉ thêm chật đất".
Một lần nữa, ý nghĩ tự sát lại nổi lên trong đầu Natsuko. Thế nhưng, cô phân vân, chưa biết tự sát thế nào và Natsuko sợ phải chết một mình.
Một tuần sau. Natsuko vô tình tìm thấy một trang web "Chuyên san về tự tử" trên mạng. Ở đó, cô gái đáng thương được hướng dẫn tỉ mỉ về những cách thức tự tử sao cho êm ái nhất và cả cách phòng chống khi tự tử bất thành.
Quan trọng hơn cả là mẩu tin nhắn của một kẻ “đồng bệnh tương lân”: “Cuộc sống đã mất hết ý nghĩa với tôi. Hãy chết cùng tôi cho có bạn. Tôi sống ở ngoại thành Tokyo...". Ngay lập tức, Natsuko đáp lời.
Sau đó, một nữ sinh trung học cũng tham gia vào kế hoạch tự tử của họ. Cả 3 hẹn gặp nhau và bàn luận kế hoạch "giải thoát cuộc đời”.
Tháng 2-2003, tại quận Irima, mạn Bắc thủ đô Tokyo, xác của họ được tìm thấy trong một chiếc xe hơi. Cả 3 đã tự tử bằng khí CO2.
Natsuko không phải là trường hợp đầu tiên tìm đến cái chết theo một lời rủ rê trên mạng.
Internet tại Nhật giống như một món ăn tinh thần không thể thiếu. Đời sống của nhiều thanh niên Nhật gắn liền với máy vi tính, điện thoại cầm tay. Cũng từ đó, những website tự tử ra đời.
Khi vào các website này, bạn sẽ được hướng dẫn tự tử một cách tỉ mỉ, thậm chí có nhiều trang web còn lựa chọn cho bạn cả nơi tự tử sao cho ấn tượng nhất. Ngoài ra còn có những tin nhắn rủ chết chung cho vui.
Vấn nạn làm đau đầu cả nước Nhật
Bắt đầu từ năm 2002, chính phủ và người dân Nhật bị chấn động trước những vụ tự tử tập thể trên mạng.
10-6-2003, xác của 4 thanh niên được tìm thấy tại một điểm du lịch gần đỉnh Fuji. Vụ án ấy buộc người dân trên đất Phù Tang xinh đẹp này phải đối diện với một cơn khủng hoảng.
Một nữ sinh Nhật viết trong nhật ký: “Tôi muốn làm nhiều thứ, nhưng chả làm được gì ra hồn, chỉ còn cách chết đi. Tôi muốn chết, hãy giúp tôi".
Bế tắc trong cách sống, không tìm ra hướng đi và những mặc cảm giày vò không được chia sẻ, tự cho rằng bản thân là đồ bỏ đi vì không thực hiện được ước mơ, lý tưởng, họ đã tìm đến cái chết.
Nước Nhật là nơi xem việc tự tử là văn hóa, hành động cao thượng nhất theo tinh thần Samurai sau khi thất bại. Theo Cục Cảnh sát quốc gia Nhật cho biết, chỉ riêng năm 2003 đã có đến 34.000 người tự tìm đến cái chết, tăng 7% so với năm 2002. Trong số này, đa phần là những sinh viên, học sinh. Họ thường chọn thuốc ngủ, CO2, khí gas để tự sát tập thể.
Thủ tướng Nhật Koizumi cho biết: “Cho đến nay, không có một biện pháp rõ ràng nào để đối phó với vấn nạn này, nhưng chính phủ sẽ cố gắng cải thiện".
Theo tintucvietnam.com
Có thể bạn sẽ thích