Phong cách Nhật

Phong cách Nhật

Phong cách Nhật Bản

Ani jake

1. Người Nhật có phong cách mua bán không giống một số dân tộc trong khu vực châu Á. Từ Tokyo đến Yokohama, Kyoto, Hiroshima... đâu đâu cũng thấy các cửa hàng trưng bày hàng hoá rất bắt mắt, nhiều màu sắc sặc sỡ. Đặc biệt, tất cả hàng hoá đều niêm yết giá cả. không chỉ những chiếc xe hơi sang trọng đắt tiền mà cả bó rau nhỏ xíu cũng có giá kèm theo; không chỉ là hàng hoá bán trong các cửa hàng, siêu thị sang trọng ở các thành phố lớn mà ngay cả tại phiên chợ ngoài trời rất hiếm còn được lưu giữ ở tỉnh Kochi – cách Tokyo 75 phút máy bay – cũng treo giá cho từng bó cải, con cá. Giá cả đã rõ, nếu khách hàng hài lòng với chất lượng món hàng thì "mại dô", đơn giản, tiện lợi và tiết kiệm được nhiều thời gian...

Tại chợ điện tử lớn nhất Nhật Bản Akihabara ở thủ đô Tokyo, cảnh tượng mua bán rất ồn ào tấp nập. Những nam thanh, nữ tú đứng hẳn ra các con đường nhỏ trong khu chợ, giơ cao các tấm biển bán rao hàng. Trên tấm biển naỳ luôn ghi rõ đặc tính, chất lượng cuả món hàng và không bao giờ thiếuthông tin giá cả. Trên các quầy, kệ dã chiến đặt bên lề đường bày biện đủ thứ thiết bị điện tử như máy vi tính xách tay, máy vi tính để bàn, máy ảnh, máy quay phim... cũng đều có ghi giá để khách hàng tự cân nhắc mà không phaỉ hỏi han nhiều. Ở một số sạp nhỏ hơn bán máy ghi âm, máy chụp hình kỹ thuật số, tuy không để giá nhưng khi người bán cho biết giá thì cứ “chắc như đinh đóng cột”, rất ít khi tăng lên hay hạ xuống nên không mất công kỳ kèo “bớt một thêm hai” phiền phức. Tìm được một chiếc máy chụp hình kỹ thuật số second hand vừa ý, giá rẻ, khách hàng đề nghị thử trước nhưng các chủ bán lại lắc đầu. Người ta giải thích rằng, “luật” ở đây là không được thử, nếu đồng ý thì lấy hàng và chấp nhận nếu máy hỏng hóc. Anh nói: “Tôi mua ở đây nhiều lần rồi nhưng chưa lần nào bị lừa. Nhìn chung người Nhật có truyền thống mua bán trung thực. Anh bạn nhấn mạnh: “Đó là phong cách làm ăn lớn của người Nhật”

2. Người Nhật rất tất bật và đúng giờ. Trong những ngày sống đầu tiên tại tokyo, du khách không khỏi ngạc nhiên vì cuộc sống tất bật của con người xứ Phù Tang. Các buổi sáng chiều, hầu như nhà ga tàu điện ngầm, xe lửa, monorail nào cũng đầy ắp người . Từ đây, họ đổ ra khắp mọi nẻo đường và lặng lẽ đi bộ đến sở làm hoặc đi mua sắm, về nhà. Già, trẻ, trai, gái đều giống nhau ở chỗ đi rất nhanh và lặng lẽ. Trong lúc đi, nhiều người còn tranh thủ nghe nhạc, nghe radio hoặc trả lời điện thoại. Tất cả các nhà ga đều trang bị hệ thống băng chuyền để hành khách di chuyển từ dướI lòng đất lên hoặc từ trên cao xuống, thậm chí trên những hành lang phẳng cũng có những băng chuyền dài hàng chục mét để hành khách đỡ tốn sức. Khi sử dụng băng chuyền, người Nhật chỉ đứng thành một hàng, nhường phần trống còn lại cho những người bận rộn dù băng chuyền hoạt động với tốc độ không nhỏ.

Trong các chuyến đi thực tế hoạt động, những người hướng dẫn cũng làm du khách không khỏi ngạc nhiên về sự chính xác, đúng giờ của họ. Ngay cả những nông dân, ngư dân bình thường cũng xem trọng điều đó. Một chuyên gia kinh tế có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu kinh tế-xã hội Nhật rất am hiểu về đất nước và con người Nhật Bản nhận xét: đó là một trong những sức mạnh làm nên Nhật Bản ngày nay…

“đúng giờ” được người Nhật xem là một trong những nguyên tắc quan trọng. Lịch trình làm việc, giao lưu trong cả tháng được những nhà tổ chức vạch ra chi tiết và chính xác một cách đáng kể. Ngay cả những cảnh baó nho nhỏ như: “Trong những ngày cuối tháng có mưa phùn, vì thế bạn nên mang theo dù hàng ngày” cũng rất đúng qua thực tế…
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top