Phụ nữ Nhật bao giờ mới được làm “sếp”?

  • Thread starter Thread starter Yumi
  • Ngày gửi Ngày gửi

Yumi

Member
[wrap]http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=90716[/wrap]Tuần báo Time (29-8-2005) vừa thực hiện phóng sự trang bìa, gọi họ là Tương lai của nước Nhật. Họ ở đây là thế hệ phụ nữ thành đạt nhưng tiếp tục bị nhìn như những búp bê hơn là được đánh giá đúng năng lực.

Yuka Tanimoto biết rót trà và cô phát thanh viên 33 tuổi tất nhiên làm được nhiều việc khác. Tuy nhiên, ban giám đốc công ty toàn nam giới - gần như không hề quan tâm gì khác ngoài kỹ năng... rót trà của Tanimoto. Tại Công ty Yamaichi Securities, nơi Tanimoto làm việc năm 1997 với nghề phát thanh, cô thường bị khiển trách khi mạo muội bày tỏ ý kiến về nội dung bản tin hoặc bị mắng khi cả gan mặc váy ngắn.

Công ty chỉ thích sử dụng nữ nhân viên xinh như búp bê và đặc biệt không bao giờ hó hé tham vọng trèo cao - Tanimoto kể. Người ta chỉ muốn các nữ nhân viên như Tanimoto im lặng thực hiện công việc văn phòng quen thuộc và đơn giản, chẳng hạn chụp bản sao giấy tờ, hơn là tham gia ý kiến này nọ liên quan đến số phận công ty. Năm 2000, Tanimoto chuyển sang hãng điện tử Matsushita và tình hình vẫn tương tự.

Chỉ 2% phụ nữ mà Tanimoto làm việc chung là được cất nhắc trong khi phần còn lại là nhân viên văn phòng quanh năm luẩn quẩn với ấm trà, máy photocopy hoặc làm phục vụ tại các buổi chiêu đãi công ty. Sau khi lấy bằng thạc sĩ tại Mỹ năm 2004, Tanimoto không thể hình dung nổi viễn cảnh làm việc cho công ty Nhật và tháng 3-2005, cô vào làm cho hãng tin CNBC với nghề phóng viên thị trường.

Yuka Tanimoto là điển hình của tình trạng phụ nữ bị đánh giá thấp tại Nhật. Thập niên 1980, khi kinh tế bùng nổ, phụ nữ Nhật trở thành lực lượng nhân công đáng kể. Khi kinh tế khủng hoảng, phụ nữ Nhật là đối tượng đầu tiên bị sa thải. Dù có nhiều phụ nữ đi làm hơn so với cách đây một thập niên, phụ nữ Nhật hiện vẫn là thành phần thứ yếu được thuê làm việc toàn thời gian.
 

Yumi

Member
Ðề: Phụ nữ Nhật bao giờ mới được làm “sếp”?

Tháng 5-2005, khảo sát khoảng cách giới tính do Diễn đàn kinh tế thế giới thực hiện cho biết xét về cơ hội kinh tế, phụ nữ Nhật đứng hạng 52; và xét về quyền lực chính trị, họ xếp hạng 54 trong 58 quốc gia phát triển và đang phát triển mạnh. Dù có hai gương mặt nữ giới bổ nhiệm làm sếp hai công ty lớn tại Nhật từ đầu năm 2005 đến nay (dây chuyền siêu thị Daiei và hãng điện tử Sanyo), chỉ 7,7% giám đốc tại đất nước có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này thuộc thành phần mặc váy. Và trong số những người cố gắng “tồn tại” trong môi trường dương thịnh âm suy, chỉ 30% là tiếp tục lành việc sau khi sinh - theo Bộ Y tế, Lao động và phúc lợi Nhật.

Do quan niệm xã hội phổ biến rằng phụ nữ phải từ bỏ công việc và dành thời gian chăm sóc gia đình sau khi sinh nên hệ quả là các cô gái Nhật bây giờ không vội lấy chồng. 1/4 phụ nữ Nhật ở tuổi 30 hiện tiếp tục thích hưởng thụ cảm giác tự do, tăng 14% so với cách đây một thập niên.

Ngay thời điểm hiện tại, theo khảo sát Văn phòng Nội các công bố tháng 7-2005, 63% công ty Nhật không có kế hoạch tuyển thêm nữ nhân công. Và con đường thăng tiến đối với phụ nữ Nhật vẫn đầy chông gai. Tomoyo Nonaka - người được bổ nhiệm chủ tịch Sanyo vào tháng 6-2005 - cho biết bà từng nỗ lực chứng minh năng lực cá nhân thời còn là phóng viên ảnh nhưng vẫn không thể nào thăng tiến chỉ bởi mình là phụ nữ! Yukari Yamashita - Yui - người giúp phát triển mạng vệ tinh cho Cơ quan Thám hiểm không gian Nhật - cũng cho biết “số" mình may mắn, bởi 1/2 bạn thời đại học của bà đều bỏ nghề thiên văn.

Cần nói thêm, chỉ 11,6% nhà nghiên cứu Nhật là nữ giới (so với 1/3 tại Mỹ). Giới hoạch định chính sách tất nhiên không thể không có trách nhiệm. Năm 2004, một tiểu ban thuộc Đảng Dân chủ tự do (LDP) đề nghị hiệu chỉnh Điều 24 trong Hiến pháp (nội dung về bình quyền) bởi nó ủng hộ "chủ nghĩa vị kỷ tại Nhật thời hậu chiến, đưa đến sự sụp đổ giá trị gia đình và cộng đồng".
 

Yumi

Member
Ðề: Phụ nữ Nhật bao giờ mới được làm “sếp”?

Cựu Thủ tướng Yoshiro Mori thậm chí nói rằng phụ nữ không con không nên được hưởng chế độ lương hưu. Trước thềm cuộc bầu cử Hạ viện vào tháng 9-2005, báo chí Nhật bắt đầu xì xào việc Thủ tướng Junichiro Koizumi đề xuất bổ sung hình ảnh quý bà trong hàng ngũ LDP. Tính đến hạ tuần tháng 8-2005, LDP vẫn có số ứng cử viên nữ thấp nhất, chỉ 17 - so với 23 của Đảng Dân chủ Nhật Bản và 68 của Đảng Cộng sản.

Nhật liên tục kêu gọi bình quyền. Năm 2004, Junko Sakai (38 tuổi độc thân) đã ấn hành tuyển tập mang tựa Tiếng tru của bầy chó bại (bán được hơn 340.000 bản) với nội dung chửi xa mắng gần các ông xem thường phụ nữ. Ngoài ra, còn có nhiều tạp chí phụ nữ cổ súy phong trào nữ giới độc lập. Trong thực tế, hiện có 65.000 công ty Nhật được sở hữu bởi phụ nữ trong đó có một số công ty lớn, chẳng hạn Peach John của Mika Noguchi (chuyên trang phục lót).

Và nhiều phụ nữ Nhật tiếp tục thành công khi làm việc cho công ty nước ngoài. Izumi Kobayashi - từng mất bốn năm pha trà cho quý ông đồng nghiệp tại Mitsubishi - bây giờ là chủ tịch Merrill Lynch Japan Securities. Fumiko Hayashi cũng khẳng định năng lực cá nhân (trước thời điểm được chọn làm sếp dây chuyền Daiei như hiện nay), khi từng được Volkswagen bổ nhiệm giám đốc phân nhánh hãng xe này tại thị trường Nhật. Trước đó, Hayashi từng gõ cửa nhiều công ty trong nước (trong đó có Honda) nhưng chẳng ai tin bà.

Cuối cùng, một trong những hệ quả nữa của hiện trạng này là phụ nữ Nhật bắt đầu khoái lấy chồng nước ngoài để trốn cảnh “chồng chúa vợ tôi” theo văn hóa truyền thống Nhật. Theo Christian Science Monitor, thông qua các trang web môi giới hôn nhân, nhiều cô gái Nhật hiện có xu hướng tìm chồng. Theo Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật năm 2003, phụ nữ Nhật lập gia đình với 5.318 người Hàn Quốc, 1.529 người Mỹ, 890 người Trung Quốc, 334 người Anh...

Theo KTNN
Trích đăng từ tuoitre.com.vn
 

Điểm tin

Thumbnail bài viết: Trợ cấp bằng tiền mặt cho tất cả người dân...Trong khi một số người vui mừng, những người khác lại nói rằng "không hiệu quả".
Trợ cấp bằng tiền mặt cho tất cả người dân...Trong khi một số người vui mừng, những người khác lại nói rằng "không hiệu quả".
Dư luận đang chia rẽ về kế hoạch trợ cấp bằng tiền mặt cho tất cả người dân của chính phủ. Một số người có thể nghĩ rằng việc cắt giảm thuế sẽ hiệu quả hơn, xét đến những vấn đề phát sinh từ các...
Thumbnail bài viết: 5,84 triệu bệnh nhân mất trí nhớ , tại sao Nhật Bản có tỷ lệ mất trí nhớ cao nhất trong số các nước phát triển?
5,84 triệu bệnh nhân mất trí nhớ , tại sao Nhật Bản có tỷ lệ mất trí nhớ cao nhất trong số các nước phát triển?
Số lượng người cao tuổi mắc chứng mất trí nhớ tiếp tục tăng theo từng năm và dự kiến sẽ vượt quá 5,84 triệu vào năm 2040. Nhật Bản có tỷ lệ mất trí nhớ cao Mất trí nhớ là một trong những vấn...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Cán cân thanh toán quốc tế đạt thặng dư kỷ lục 30 nghìn tỷ yên , cập nhật năm thứ hai liên tiếp, tác động của đồng yên yếu.
Nhật Bản : Cán cân thanh toán quốc tế đạt thặng dư kỷ lục 30 nghìn tỷ yên , cập nhật năm thứ hai liên tiếp, tác động của đồng yên yếu.
Bộ Tài chính công bố vào ngày 12 rằng thặng dư tài khoản vãng lai, thể hiện tình hình giao dịch hàng hóa, dịch vụ và đầu tư với các quốc gia ở nước ngoài, đã tăng 16,1% so với năm trước lên...
Thumbnail bài viết: Lý do khiến cước điện thoại di động liên tiếp tăng, KDDI theo chân Docomo. Softbank và Rakuten sẽ ra sao ?
Lý do khiến cước điện thoại di động liên tiếp tăng, KDDI theo chân Docomo. Softbank và Rakuten sẽ ra sao ?
NTT Docomo và KDDI lần lượt công bố các gói giá mới vào tháng 5 năm 2025. Nhìn vào nội dung, có vẻ như giá đã tăng so với các gói giá tương tự hiện có. Không còn nghi ngờ gì nữa, tình hình lạm...
Thumbnail bài viết: Thuế và chi phí an sinh xã hội là gánh nặng . Tỷ lệ gánh nặng quốc gia của Nhật Bản có cao hơn các quốc gia khác không?
Thuế và chi phí an sinh xã hội là gánh nặng . Tỷ lệ gánh nặng quốc gia của Nhật Bản có cao hơn các quốc gia khác không?
Theo ngân sách năm tài chính 2025 do Liên đoàn các Hiệp hội Bảo hiểm Y tế Quốc gia công bố vào ngày 23 tháng 4, tỷ lệ phí bảo hiểm trung bình cho năm tài chính này là 9,34%, tăng 0,03 điểm so với...
Thumbnail bài viết: Nippon Telegraph and Telephone (NTT) đổi tên công ty thành "NTT" từ ngày 1 tháng 7 , logo công ty cũng thay đổi.
Nippon Telegraph and Telephone (NTT) đổi tên công ty thành "NTT" từ ngày 1 tháng 7 , logo công ty cũng thay đổi.
Nippon Telegraph and Telephone (NTT) đã thông báo vào ngày 9 tháng 5 rằng công ty sẽ đổi tên thành "NTT Corporation" từ ngày 1 tháng 7. Ngoài ra, công ty sẽ cải tiến nhận diện công ty (CI) và logo...
Thumbnail bài viết: Điều tra tình hình thực tế về chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản (ấn bản năm 2025).
Điều tra tình hình thực tế về chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản (ấn bản năm 2025).
Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), được biết đến là một cơ quan quốc tế do độ tin cậy của dữ liệu mà viện này cung cấp, thường xuyên công bố nhiều báo cáo khác nhau về xu hướng...
Thumbnail bài viết: Số lượng du khách nước ngoài đến Nhật Bản vượt quá 10 triệu lần đầu tiên trong một quý ! Du lịch trong nước có thực sự có tác động kinh tế không ?
Số lượng du khách nước ngoài đến Nhật Bản vượt quá 10 triệu lần đầu tiên trong một quý ! Du lịch trong nước có thực sự có tác động kinh tế không ?
Tôi cảm thấy rằng số lượng khách du lịch nước ngoài đã tăng lên gần đây, nhưng liệu đó có thực sự là điều tích cực cho nền kinh tế không? Bạn đã bao giờ có một câu hỏi đơn giản như vậy chưa? Theo...
Thumbnail bài viết: Bí quyết để đạt được "lợi nhuận từ khách du lịch nước ngoài và giá cả hợp lý cho người Nhật" , điều cần thiết cho sự phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản
Bí quyết để đạt được "lợi nhuận từ khách du lịch nước ngoài và giá cả hợp lý cho người Nhật" , điều cần thiết cho sự phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản
■ Động lực vượt 40 triệu du khách nước ngoài đến Nhật Bản Các điểm đến du lịch đông đúc người nước ngoài ngay cả trong kỳ nghỉ dài. Tại các điểm đến du lịch nổi tiếng như Kyoto, một xu hướng...
Thumbnail bài viết: Con số gần đây nhất của Nhật Bản là 1,37%. Xem xét xu hướng chi tiêu quân sự và GDP ở các quốc gia khác.
Con số gần đây nhất của Nhật Bản là 1,37%. Xem xét xu hướng chi tiêu quân sự và GDP ở các quốc gia khác.
Biện pháp được sử dụng phổ biến nhất để so sánh sức mạnh quân sự và trang thiết bị quân sự của mỗi quốc gia là giá trị thực tế của chi tiêu quân sự. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố như sức mạnh kinh tế...
Top