“Các robot tương tác sẽ là phương tiện truyền thông trong tương lai. Chúng tốt hơn hẳn máy tính và điện thoại di động”, giáo sư Hiroshi Ishiguro, một trong các chuyên gia hàng đầu thế giới về robot tương tác đang công tác tại Trường ĐH Osaka (Nhật Bản) nhận xét.
Ishiguro đưa ra nhận xét trên sau khi có nhiều robot tương tác ra đời và tỏ ra rất hữu ích đối với lĩnh vực mà chúng hoạt động. Chẳng hạn các robot dạy trẻ.
Robot Rubi và Qrio hàng ngày đang dạy cho các trẻ chưa đến tuổi đi học và nhận được nhiều sự hoan nghênh cũng như được đánh giá cao tại Trung tâm giáo dục sớm trẻ thơ thuộc Trường ĐH California, nơi đã tạo ra các robot này. Thực hiện nhiệm vụ dạy trẻ chưa đến tuổi đi học từ tháng 4-2005, các robot này là các robot giống người đầu tiên được sử dụng thường xuyên trong các lớp học trong thời gian dài.
“Rubi là một công cụ cho các giáo viên, giống như các quyển sách và các cây bút chì dùng cho giáo viên", người đứng đầu dự án, Javier Movellan cho biết. Trong chương trình này, Rubi giúp các nhà nghiên cứu và các giáo viên hình thành các phương pháp giảng dạy mới và giúp học sinh nhìn thấy những điều kỳ diệu của cuộc sống hàng ngày trong môi trường lớp học. Hiện nay, Rubi và Qrio đang phục vụ như các trợ lý giáo viên.
Được miêu tả là “dịu dàng, nồng hậu và thẳng thắn, dễ thương”, Rubi được trang bị phần mềm nhận dạng khuôn mặt, phát hiện ánh mắt, cái chớp mắt và nhận dạng các biểu cảm. Nó dạy cho những trẻ chưa đến tuổi đi học các bài hát và có cả màn hình trên bụng nó thể hiện các trò chơi tương tác về màu sắc, hình dáng và các chủ đề khác. Rubi cũng biết cười khúc khích gây thích thú cho học sinh.
Các nhà nghiên cứu đã cộng tác với tập đoàn Sony gắn cho Rubi 2 camera ở mắt và cái thứ ba là một camera quay theo mọi hướng có khả năng nhìn ở ngoại biên.
Còn Qrio là một robot có thể đi lại, sắp xếp cho bọn trẻ các hoạt động vui chơi và tập thể dục. Các công nghệ tự động cho phép nó có khả năng nhảy múa và phản ứng với con người. Sau một ngày nhảy múa, Qrio nằm xuống sàn và bắt đầu “ngủ”, hoặc “tắt máy”. Bọn trẻ và thầy cô thường đắp cho nó một cái chăn và chúc nó ngủ ngon.
“Cho đến giờ, bọn trẻ rất tin tưởng vào các robot. Chúng nhảy nhót như các chú khỉ con khi nhìn thấy Rubi hoặc Qrio”, Movellan nói.
Trong khi đó tại Nhật Bản, Hiroshi Ishiguro cho biết ông cùng cộng sự đang trong giai đoạn thử nghiệm một robot tương tác có tên Robovie, đang phục vụ tại một trường tiểu học của Nhật và một bảo tàng khoa học tại Osaka. Ông cho rằng các robot này không chỉ dành cho trẻ em. “Chúng sẽ là phương tiện truyền thông trong tương lai. Các robot tương tác này tốt hơn hẳn các máy tính và điện thoại di động do chúng có đặc điểm chung của máy móc và con người”.
(Theo Discovery)
Ishiguro đưa ra nhận xét trên sau khi có nhiều robot tương tác ra đời và tỏ ra rất hữu ích đối với lĩnh vực mà chúng hoạt động. Chẳng hạn các robot dạy trẻ.
Robot Rubi và Qrio hàng ngày đang dạy cho các trẻ chưa đến tuổi đi học và nhận được nhiều sự hoan nghênh cũng như được đánh giá cao tại Trung tâm giáo dục sớm trẻ thơ thuộc Trường ĐH California, nơi đã tạo ra các robot này. Thực hiện nhiệm vụ dạy trẻ chưa đến tuổi đi học từ tháng 4-2005, các robot này là các robot giống người đầu tiên được sử dụng thường xuyên trong các lớp học trong thời gian dài.
“Rubi là một công cụ cho các giáo viên, giống như các quyển sách và các cây bút chì dùng cho giáo viên", người đứng đầu dự án, Javier Movellan cho biết. Trong chương trình này, Rubi giúp các nhà nghiên cứu và các giáo viên hình thành các phương pháp giảng dạy mới và giúp học sinh nhìn thấy những điều kỳ diệu của cuộc sống hàng ngày trong môi trường lớp học. Hiện nay, Rubi và Qrio đang phục vụ như các trợ lý giáo viên.
Được miêu tả là “dịu dàng, nồng hậu và thẳng thắn, dễ thương”, Rubi được trang bị phần mềm nhận dạng khuôn mặt, phát hiện ánh mắt, cái chớp mắt và nhận dạng các biểu cảm. Nó dạy cho những trẻ chưa đến tuổi đi học các bài hát và có cả màn hình trên bụng nó thể hiện các trò chơi tương tác về màu sắc, hình dáng và các chủ đề khác. Rubi cũng biết cười khúc khích gây thích thú cho học sinh.
Các nhà nghiên cứu đã cộng tác với tập đoàn Sony gắn cho Rubi 2 camera ở mắt và cái thứ ba là một camera quay theo mọi hướng có khả năng nhìn ở ngoại biên.
Còn Qrio là một robot có thể đi lại, sắp xếp cho bọn trẻ các hoạt động vui chơi và tập thể dục. Các công nghệ tự động cho phép nó có khả năng nhảy múa và phản ứng với con người. Sau một ngày nhảy múa, Qrio nằm xuống sàn và bắt đầu “ngủ”, hoặc “tắt máy”. Bọn trẻ và thầy cô thường đắp cho nó một cái chăn và chúc nó ngủ ngon.
“Cho đến giờ, bọn trẻ rất tin tưởng vào các robot. Chúng nhảy nhót như các chú khỉ con khi nhìn thấy Rubi hoặc Qrio”, Movellan nói.
Trong khi đó tại Nhật Bản, Hiroshi Ishiguro cho biết ông cùng cộng sự đang trong giai đoạn thử nghiệm một robot tương tác có tên Robovie, đang phục vụ tại một trường tiểu học của Nhật và một bảo tàng khoa học tại Osaka. Ông cho rằng các robot này không chỉ dành cho trẻ em. “Chúng sẽ là phương tiện truyền thông trong tương lai. Các robot tương tác này tốt hơn hẳn các máy tính và điện thoại di động do chúng có đặc điểm chung của máy móc và con người”.
(Theo Discovery)
Có thể bạn sẽ thích