Rừng Na Uy sẽ là cuốn sách thanh xuân bất duyệt, bầu bạn với hết thế hệ này qua thế hệ khác. (Báo Đọc sách Trung Hoa) Bất chợt lắng nghe bài hát mà nàng vẫn ưa thích nhất của Beatles, Toru Watanbe hồi tưởng lại mối tình đầu của mình với Naoko, người yêu của người bạn thân nhất là Kizuki. Ký ức ngay lập tức mang anh trở về những ngày sinh viên của 20 năm trước , ở Tokyo, những ngày chơi vơi trong một thế giới của tình bạn khó khăn, của tình dục buông thả, của đam mê mầt mát, trở về cái thời mà một cô gái mạnh mẽ tên là Modori đã bước vào cuộc đời anh, khiến anh phải chọn lựa, hoặc tương lai, hoặc quá khứ... Cùng thoát thai từ nỗi buồn thương trong sáng về tồn tại, Rừng Na Uy, bài hát năm nào của Beatles, đã được lấy làm tên gọi cho cuốn tiểu thuyết tình yêu ngọt ngào và u sầu của Haruki Murakami. Bước vào cõi sống của Rừng Na Uy, qua sự sớm cô đơn như định mệnh của những người trẻ tuổi, qua mối tình tay ba vừa quấn quýt xác thân vừa u mặc sầu bi của Naoko-Toru-Midori, người ta cảm thấy ngỡ ngàng trước tình yêu như là nơi trú ngụ duy nhất của người đàn ông và người đàn bà trên thế gian này, và khám phá ra một nỗi buồn mênh mang, trống vắng rất Nhật Bản của thời hiện đại. Trong nỗi ưu tư và cô đơn như một định mệnh đã cài đặt nơi những người mới lớn, trong sự tuyệt vọng của những tâm hồn trong sáng sẵn sàng hy sinh thân mình để khỏi thoả hiệp với cuộc sống thế gian. Và tình yêu đã là nơi trú ngụ duy nhất. tình yêu và sự giải phóng của xác thân bao bọc lấy nó, làm cho người đàn ông và người đàn bà có thể yêu nhau với tất cả những gì có thể trước cuộc đời ngắn ngủi và quý giá. Với ý nghĩa đó, mối tình tay ba Naoko-Toru-Midori đã lay động hàng chục triệu độc giả trên toàn thề giới trong một tác phẩm được coi là tuyệt bút của Murakami. Xuất bản lần đầu ở Nhật Bản năm 1987, Rừng Na Uy thực sự là một hiện tượng kỳ lạ với 4 triệu bản sách được bán ra, và theo thống kê hiện tại, cứ 7 người Nhật thì có 1 người đã đọc Rừng Na Uy. Tại Trung Quốc, Rừng Na Uy đã trở thành một hiện tượng văn hoá với hơn 1 triệu bản sách được tiêu thụ và được đánh giá là 1 trong 10 cuốn sách có ảnh hưởng lớn nhất ở đại lục trong thế kỷ 20. Theo tờ Publisher Weekly, “đã hai mươi năm nay, Rừng Na Uy luôn nằm trong danh sách 10 tiểu thuyết được giới trẻ Nhật Bản và Hàn Quốc tìm đọc nhiều nhất”. (Publisher Weekly). Nắm bắt sự đam mê và gấp gấp của ái tình tuổi trẻ... Lặng lẽ lôi cuốn người đọc và cuối cùng lay động tam can. (Time Literary Supplement). Dịu dàng, quyến rũ như thơ, căng thẳng như bi kịch và gợi dục một cách mê đắm. Một cuốn tiểu thuyết kỳ diệu có âm hưởng hướng đạo và tự nguyện. Nhân vật chính yêu người yêu của người bạn thân nhất thời niên thiếu đã tự sát của mình. Nhưng một thời gian sau,a nh chàng cũng phải lòng một nữ sinh ở khoa mình... Tuyệt đối nên đọc. (- SDM). Mời bạn đón đọc.
++++++++++++++
Rừng Na Uy (theo Báo Tuổi trẻ)
Nhà văn Haruki Murakami được đề cử giải Frank O Connor TTO - Tác phẩm Noruwei No Mori (bản tiếng Anh: Nowegian Wood, bản tiếng Việt: Rừng Nauy), đã đưa Haruki Murakami lên hàng nhà văn nổi tiếng nhất ở Nhật. Phong cách thương cảm (cảm xúc buồn bã) và kỳ ảo đặc biệt trong những tác phẩm của ông lôi cuốn đông đảo độc giả trong và ngoài nước. Rừng Na Uy, bản tiếng Việt, Trịnh Lữ dịch ...và bản tiếng Anh Haruki Murakami sinh năm 1949 tại Hyogo, Nhật Bản, tốt nghiệp khoa sân khấu thuộc đại học Waseda. Năm 1979, ông đoạt giải thưởng văn học tại Nhật với tác phẩm đầu tay. Ông từng dịch những tác phẩm của F. scott. Fitzgerald, Paul Throux, John Irving và Raymond Chandler và cũng từng được mời giảng dạy tại trường Đại học Tufts, Princeton ở Mỹ. Tờ Guardian xem Haruki Murakami như một trong những nhà tiểu thuyết đương đại lớn nhất thế giới. Những tập truyện ngắn của ông được chuyển ngữ và kết thành tập truyện Blind Willow, Sleeping Woman phát hành tại Anh đã nhận được nhiều lời khen của giới phê bình. Tác phẩm nổi tiếng nhất của Haruki Murakami là Rừng Na Uy được xuất bản năm 1987 với lượng xuất bản hơn 7 triệu quyển và cũng là tác phẩm được yêu thích nhất. Rừng Na Uy đã đưa ông trở thành nhà văn có tác phẩm được tiêu thụ cao nhất ở Nhật và được dịch ra 30 thứ tiếng. Tại Trung Quốc, Rừng Na Uy cũng là tác phẩm được lọt vào danh sách những tác phẩm được đọc nhiều nhất, được thảo luận nhiều nhất và ảnh hưởng đến độc giả nhất. Rừng Na Uy là tác phẩm trong lành thoát tục được ông sáng tác ở gần độ tuổi 40. Mục tiêu của Haruki Murakami là “viết một tác phẩm nhẹ nhàng, đẹp và lưu lại trong lòng độc giả”, thậm chí là “một tác phẩm mà khiến nước mắt dồn nén của bao cô gái được tuôn ra”. Và quả thực, ông đã làm được điều đấy. Tập truyện Blind Willow, Sleeping Woman Giải thưởng văn học Frank O Connor mang tên nhà văn kiệt xuất của Ireland được thành lập năm 2005 nhằm tuyên dương và trao giải cho những nhà văn có tác phẩm ưu tú. Tuy mới được thành lập, nhưng giải thưởng này vẫn thu hút được sự chú ý và quan tâm của đông đảo độc giả và giới văn học các nước. 35.000 euro là số tiền dành cho nhà văn nào đoạt giải. Giải thưởng Frank O Connor sẽ được công bố vào tháng 9 tới. Năm ngoái, giải thưởng đã thuộc về Lý Dực Vân, nhà văn nữ gốc Hoa đang giảng dạy tại trường đại học Mỹ với tác phẩm Lời thỉnh cầu năm ngoái. Theo Báo Tuổi Trẻ 21/08/2006 LAN NHÃ (Theo china.com
Rừng Na Uy (theo Báo Tuổi trẻ)
Thứ Sáu, 08/09/2006 Rừng Na Uy (*) chân thật và gợi cảm TT - Nhật Chiêu - dịch giả, nhà nghiên cứu văn học Nhật Bản (ảnh): “Đây là lần thứ ba tôi đọc Rừng Na Uy của Haruki Murakami, sau bản tiếng Anh và bản dịch tiếng Việt năm 1997 của NXB Văn Học”. - Rừng Na Uy tuy không phải là kiệt tác đứng đầu trong những gì mà Murakami viết, nhưng nó lôi cuốn đông đảo bất kỳ nơi nào mà nó xuất hiện. Có nhiều lý do nhưng có thể do đây là một tác phẩm viết về giới trẻ đặc biệt chân thật và vì vậy hết sức gợi cảm. Thanh niên nói chung và đặc biệt là sinh viên mê tác phẩm vì họ thấy nó nói lên những điều sâu thẳm trong tâm tư họ. Một lý do khác đáng kể là Rừng Na Uy rất dễ đọc, không giống với những tiểu thuyết sau này của ông, Rừng Na Uy là hiện thực pha chút lãng mạn, trong khi các tiểu thuyết về sau mang dấu ấn hậu hiện đại và đầy yếu tố siêu thực. Tính dục cũng là một yếu tố làm cho người không quan tâm gì đến văn chương cũng tìm đến Rừng Na Uy . * Hầu hết các nhân vật trong Rừng Na Uy bị bủa vây bởi sự cô độc, đó có phải là hình ảnh chung cho các nhân vật của Murakami? - Nỗi buồn thường có ở nhân vật của Murakami là vì họ bao giờ cũng theo đuổi một lối sống độc lập và do đó luôn rơi vào cô đơn. Chính Murakami cho rằng trong xã hội có tính ý thức cộng đồng chặt chẽ như Nhật Bản, một tinh thần độc lập là rất khó sống. Nhân vật của Murakami có tính hiện đại vì niềm khao khát được là chính mình, sống như một bản nguyên chứ không phải là một sự sao chép bầy đoàn. Họ là những nhân vật đi tìm chính mình và do đó thường khi rơi vào bi kịch bởi vấp phải những quán tính trơ lì của bầy đoàn. Trong tiểu thuyết mà Murakami yêu thích nhất - tác phẩm Người tình Sputnik, vệ tinh nhân tạo Sputnik của Liên Xô phóng vào quĩ đạo trái đất năm 1957 trở thành một ẩn dụ trong tiêu đề của Murakami: con người cô đơn xoay quanh một quĩ đạo vô hình, có thể đó cũng là hình ảnh tượng trưng chung cho những nhân vật của Murakami. Haruki Murakami sinh năm 1949 tại Kyoto. Thành công lớn của tiểu thuyết Rừng Na Uy (1987) đã khiến ông trở thành một thần tượng văn hóa đại chúng và là nhà văn quan trọng nhất, được đọc nhiều nhất của Nhật Bản sau Kenzaburo Oe. Sách của ông đã được dịch ra 16 thứ tiếng. Còn về khía cạnh sống - chết trong tác phẩm, như Kizuki và Naoko phải chọn cái chết để tìm lối thoát? - Trong tác phẩm có nhiều cái chết nhưng nó không tạo nên một không khí bi thương chán nản mà nó dường như làm nổi bật khát vọng yêu đương và sống còn, tựa như phải có nhiều bóng tối thì mới thắp sáng được hoa đăng. * Ông có nghĩ rằng Murakami là một tác giả xa rời nền văn học truyền thống Nhật Bản? - Rõ ràng là Murakami không đi theo con đường của các bậc tiền bối lừng danh. Ông không theo đuổi cái đẹp bi cảm như Kawabata, cái đẹp quí phái như Tanizaki hay cái đẹp bạo liệt như Mishima mà ông tạo dựng một cái đẹp mới: cái đẹp của đời sống thường ngày và tự nhiên. Tuy là nói vậy nhưng người đọc vẫn cảm thấy nhiều trang viết của Murakami cũng phảng phất một nỗi buồn bi cảm mà người ta vẫn thường bắt gặp trong truyện Genji của thế kỷ 11 hay trong tác phẩm của Kawabata. Murakami không thích ngôn ngữ quá mơ hồ của các nhà văn tiền bối. Ông thiên về một ngôn ngữ sống động, tự nhiên và khá là sáng sủa. (LINH THOẠI thực hiện).
Rừng Na Uy (theo Báo Tuổi trẻ)
(Thứ Hai, 20/11/2006)
Blog- Nhật ký của bạn
Nỗi buồn từ Rừng Na Uy
TT - Hôm qua mình đã đọc lại Rừng Na Uy lần thứ hai. Gấp sách lại vẫn là cảm giác buồn, một nỗi buồn nhè nhẹ, êm êm... không làm ta bi lụy mà chỉ thấy nhớ và tiếc một điều gì đó. Có thể là những ngày tháng thanh xuân bất diệt sẽ không trở lại bao giờ, sự đam mê và gấp gáp của ái tình tuổi trẻ, nỗi ưu tư và cô đơn như một định mệnh...
Naoko yêu thích bài hát của Beatles, còn Watanabe yêu cô nên cũng yêu luôn bài hát. Naoko là phần tối, là những ngày mưa trong tâm hồn Watanabe, còn Midori là ánh sáng rực rỡ chiếu sáng tâm hồn anh. Naoko là hiện thân của cái đẹp, của quá khứ mà anh không bao giờ nắm bắt hết, nhưng luôn nằm sâu trong một góc sâu thiêng liêng của tâm hồn mà suốt đời khó có thể quên được. Còn Midori là hiện tại, là những gì hiện hữu trong tầm tay.
Những nhân vật trong Rừng Na Uy đều là những người trẻ rất gần gũi và sinh động. Mình thích cá tính của Midori, mạnh mẽ, tràn đầy sức sống. “Với một loại người nào đó, tình yêu bắt đầu từ cái gì đó tí xíu và ngốc nghếch. Từ những cái như thế, hoặc nó không bao giờ bắt đầu được cả”.
Midori nói rất nhiều mỗi lần gặp Watanabe, mà có rất nhiều điều mình thấy nói sao mà đúng, giống mình, giống những gì bọn con gái hay nghĩ thế nhỉ! Mình thích nhất đoạn Watanabe, Reiko và Naoko quây quần trong một đêm mưa, chơi hết bản nhạc này đến bản nhạc khác và tâm sự. Ước gì tuổi trẻ và tình yêu mãi ở bên họ.
Rừng Na Uy không hề làm cho mình bi lụy dù có khá nhiều cái chết. Tuổi trẻ là quí giá, tình yêu là cứu cánh cho tâm hồn, cuộc đời là một cõi riêng tư của chính bạn mà chỉ bạn có quyền hưởng thụ nó. Và trên hết là hãy sống thực với chính con người mình, vì dòng máu nóng đang chảy trong huyết quản là của chính bạn mà thôi.
ĐOÀN THÚY HẰNG (TP.HCM)
Rừng Na Uy (Tiểu thuyết) (theo Đài THVN - VTV)
Câu chuyện được kể trong hồi ức của Toru Watanabe, về mối tình đầu của mình 20 năm trước, trong một khoảnh khắc bừng sáng một giai điệu có tên Rừng Na-uy của nhóm nhạc Beatles trên chuyến bay tới nước Đức. Một ký ức dạt dào tuôn chảy đến chóng mặt. Và ngay lập tức, độc giả bị cuốn vào câu chuyện tình yêu tay ba của Naoko - Toru - Midori. Một câu chuyện đẹp, buồn thương, khêu gợi và hài hước. Một vết thương nhẹ nhàng nhưng không kém phần đau đớn nơi trái tim những cô cậu trí thức trẻ Nhật Bản đương đại. Tác giả Rừng Na-uy, Haruki Murakami đã chọn một lối kể chuyện trực diện, dũng mãnh như một cánh cung, (cách nói của dịch giả Trịnh Lữ, người chuyển ngữ tác phẩm sang tiếng Việt). Nhân vật chính Toru, năm 18 tuổi, chứng kiến cái chết của người bạn thân Kizuki, đã nhận ra một điều dường như vượt quá tuổi trẻ của cậu, rằng: Cái chết là có thực. Nó không phải là đối nghịch của cuộc sống, mà là một phần của cuộc sống.... Với cái nhìn ấy, Toru nhận diện, khám phá đời sống bằng một cách riêng của mình. Cậu yêu Naoko, bạn gái của người bạn đã chết, như một cách tìm lại thời gian đã mất, lại cũng như một cách để lãng quên quá khứ u sầu. Và cái cách họ đi bộ ngày tháng bên nhau trên khắp các con đường ngoằn ngoèo của Tokyo, nhằm thẳng về phía trước, như một nghi lễ tôn giáo, một phương thuốc chữa lành đôi linh hồn tuổi trẻ đã sớm gánh chịu những tổn thương. Nhưng cô gái nhạy cảm Naoko đã không bao giờ chữa lành được những vết thương tuổi trẻ. Cô phải bỏ học và vào sống ở một khu điều dưỡng trên núi cao. Toru quăng quật với những tháng năm buồn bã nghĩ suy, những mối quan hệ luôn có xu hướng làm tha hóa con người. Trong nỗi miên man về mối tình đầy màu sắc liêu trai với Naoko, một cô gái mạnh mẽ có cái tên Midori bước thẳng vào tuổi trẻ của Toru, chủ động và tinh tế. Trong một chuỗi những cảm nhận khác nhau về hai người bạn gái với những vẻ đẹp và hương vị hoàn toàn trái ngược nhưng chân thành đến tận đáy lòng, Toru Watanabe nhìn ra vẻ đẹp hoàn hảo của cuộc sống trong những khiếm khuyết của chính nó, giữa cái đã có và cái có thể xảy ra. Rừng Na-uy không mang đến một cái kết có hậu, nhưng nó chẳng hề bi lụy và chẳng hề có nhu cầu lấy của bạn đọc một chút nước mắt. Cái mà nó mang đến cho bạn đọc, ấy là những nghĩ suy về tấm lòng trung thực, dũng mãnh của tuổi trẻ. Murakami là một nhà văn đương đại Nhật Bản được yêu mến trên toàn thế giới. Ngay từ nhỏ, Murakami đã tiếp xúc nhiều với văn hóa phương Tây và ông có xu hướng đối kháng với văn hoá truyền thống Nhật Bản. Nhân vật của ông thường ăn mỳ ống, đọc tiểu thuyết phương Tây và nghe nhạc Jazz. Ông từng cùng vợ mở một quán nhạc Jazz, rồi sống lang thang ở nhiều nước châu Âu và trở thành thành viên hiệp hội các nhà văn Princeton. Sống và viết ở nước ngoài, nhưng con mắt của Murakami luôn nhìn về Nhật Bản. Nhân vật của ông, dù cố gắng tỏ ra không bị ràng buộc bởi một nền văn hóa, thậm chí còn có vẻ hướng về văn hóa Mỹ thì theo đánh giá của nhiều nhà phê bình lớn, vẫn đầy ắp bóng dáng và vẻ đẹp Nhật Bản. Rừng Na-uy là cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất của Murakami. Nó được dịch ra rất nhiều thứ tiếng, có mặt ở khắp các châu lục. Độc giả trẻ ở bất cứ nơi nào cũng đón nhận nó với một tình yêu đặc biệt. Tại quê hương Murakami, cứ 7 người Nhật thì có 1 người đọc Rừng Na-uy. Vì sao Rừng Na-uy luôn nhận được nhiều hơn phần của nó, trong sự háo hức của bạn đọc nhiều nơi trên thế giới? Trước hết, nó là bài hát buồn về tâm trạng của những người trẻ tuổi trong một xã hội no đủ vật chất nhưng thiếu vắng các giá trị tinh thần đủ sức mạnh để hàn gắn các tổn thương. Con người mỗi ngày trở nên cô đơn hơn trong cái thế giới mà họ tưởng tượng ra, tạo ra. Họ luôn phải đối mặt với cảm giác lạc đường, bơ vơ, trống rỗng. Họ loay hoay giải quyết những vấn đề được sinh ra bởi chính thời đại họ đang sống. Và tuyệt vọng là cảm giác thường trực, mà nhờ có nó, họ trải nghiệm cuộc sống. Để được yêu mến, Rừng Na-uy còn là một thái độ nhìn về tình yêu, tình bạn và nhiều mối quan hệ khác của cuộc sống hết sức trung thực. Các nhân vật được tự do tuyệt đối để bộc lộ suy nghĩ, hành động, mà không cần tới sự can thiệp của nhà văn. Và cái chết cũng không hề là sự kết thúc, nó luôn cho người đọc nhìn ra sự bắt đầu. Thẳng thừng một cách nhã nhặn, vừa bi quan vừa hài hước, đầy nhục cảm nhưng vô cùng trong sáng, đó là những chất gây nghiện mà văn phong của Murakami mang tới cho bạn đọc. Đó cũng là lý do vì sao Murakami trở thành thần tượng của văn hóa đại chúng. Các nhà phê bình văn học cũng không ngại ngần nhận định rằng, nếu giải Nobel văn học quay về châu Á thì Haruki Murakami là ứng cử viên sáng giá nhất Đài Truyền Hình VN VTV12/08/2006 Bình Nguyên Trang
++++++++++++++
Rừng Na Uy (theo Báo Tuổi trẻ)
Nhà văn Haruki Murakami được đề cử giải Frank O Connor TTO - Tác phẩm Noruwei No Mori (bản tiếng Anh: Nowegian Wood, bản tiếng Việt: Rừng Nauy), đã đưa Haruki Murakami lên hàng nhà văn nổi tiếng nhất ở Nhật. Phong cách thương cảm (cảm xúc buồn bã) và kỳ ảo đặc biệt trong những tác phẩm của ông lôi cuốn đông đảo độc giả trong và ngoài nước. Rừng Na Uy, bản tiếng Việt, Trịnh Lữ dịch ...và bản tiếng Anh Haruki Murakami sinh năm 1949 tại Hyogo, Nhật Bản, tốt nghiệp khoa sân khấu thuộc đại học Waseda. Năm 1979, ông đoạt giải thưởng văn học tại Nhật với tác phẩm đầu tay. Ông từng dịch những tác phẩm của F. scott. Fitzgerald, Paul Throux, John Irving và Raymond Chandler và cũng từng được mời giảng dạy tại trường Đại học Tufts, Princeton ở Mỹ. Tờ Guardian xem Haruki Murakami như một trong những nhà tiểu thuyết đương đại lớn nhất thế giới. Những tập truyện ngắn của ông được chuyển ngữ và kết thành tập truyện Blind Willow, Sleeping Woman phát hành tại Anh đã nhận được nhiều lời khen của giới phê bình. Tác phẩm nổi tiếng nhất của Haruki Murakami là Rừng Na Uy được xuất bản năm 1987 với lượng xuất bản hơn 7 triệu quyển và cũng là tác phẩm được yêu thích nhất. Rừng Na Uy đã đưa ông trở thành nhà văn có tác phẩm được tiêu thụ cao nhất ở Nhật và được dịch ra 30 thứ tiếng. Tại Trung Quốc, Rừng Na Uy cũng là tác phẩm được lọt vào danh sách những tác phẩm được đọc nhiều nhất, được thảo luận nhiều nhất và ảnh hưởng đến độc giả nhất. Rừng Na Uy là tác phẩm trong lành thoát tục được ông sáng tác ở gần độ tuổi 40. Mục tiêu của Haruki Murakami là “viết một tác phẩm nhẹ nhàng, đẹp và lưu lại trong lòng độc giả”, thậm chí là “một tác phẩm mà khiến nước mắt dồn nén của bao cô gái được tuôn ra”. Và quả thực, ông đã làm được điều đấy. Tập truyện Blind Willow, Sleeping Woman Giải thưởng văn học Frank O Connor mang tên nhà văn kiệt xuất của Ireland được thành lập năm 2005 nhằm tuyên dương và trao giải cho những nhà văn có tác phẩm ưu tú. Tuy mới được thành lập, nhưng giải thưởng này vẫn thu hút được sự chú ý và quan tâm của đông đảo độc giả và giới văn học các nước. 35.000 euro là số tiền dành cho nhà văn nào đoạt giải. Giải thưởng Frank O Connor sẽ được công bố vào tháng 9 tới. Năm ngoái, giải thưởng đã thuộc về Lý Dực Vân, nhà văn nữ gốc Hoa đang giảng dạy tại trường đại học Mỹ với tác phẩm Lời thỉnh cầu năm ngoái. Theo Báo Tuổi Trẻ 21/08/2006 LAN NHÃ (Theo china.com
Rừng Na Uy (theo Báo Tuổi trẻ)
Thứ Sáu, 08/09/2006 Rừng Na Uy (*) chân thật và gợi cảm TT - Nhật Chiêu - dịch giả, nhà nghiên cứu văn học Nhật Bản (ảnh): “Đây là lần thứ ba tôi đọc Rừng Na Uy của Haruki Murakami, sau bản tiếng Anh và bản dịch tiếng Việt năm 1997 của NXB Văn Học”. - Rừng Na Uy tuy không phải là kiệt tác đứng đầu trong những gì mà Murakami viết, nhưng nó lôi cuốn đông đảo bất kỳ nơi nào mà nó xuất hiện. Có nhiều lý do nhưng có thể do đây là một tác phẩm viết về giới trẻ đặc biệt chân thật và vì vậy hết sức gợi cảm. Thanh niên nói chung và đặc biệt là sinh viên mê tác phẩm vì họ thấy nó nói lên những điều sâu thẳm trong tâm tư họ. Một lý do khác đáng kể là Rừng Na Uy rất dễ đọc, không giống với những tiểu thuyết sau này của ông, Rừng Na Uy là hiện thực pha chút lãng mạn, trong khi các tiểu thuyết về sau mang dấu ấn hậu hiện đại và đầy yếu tố siêu thực. Tính dục cũng là một yếu tố làm cho người không quan tâm gì đến văn chương cũng tìm đến Rừng Na Uy . * Hầu hết các nhân vật trong Rừng Na Uy bị bủa vây bởi sự cô độc, đó có phải là hình ảnh chung cho các nhân vật của Murakami? - Nỗi buồn thường có ở nhân vật của Murakami là vì họ bao giờ cũng theo đuổi một lối sống độc lập và do đó luôn rơi vào cô đơn. Chính Murakami cho rằng trong xã hội có tính ý thức cộng đồng chặt chẽ như Nhật Bản, một tinh thần độc lập là rất khó sống. Nhân vật của Murakami có tính hiện đại vì niềm khao khát được là chính mình, sống như một bản nguyên chứ không phải là một sự sao chép bầy đoàn. Họ là những nhân vật đi tìm chính mình và do đó thường khi rơi vào bi kịch bởi vấp phải những quán tính trơ lì của bầy đoàn. Trong tiểu thuyết mà Murakami yêu thích nhất - tác phẩm Người tình Sputnik, vệ tinh nhân tạo Sputnik của Liên Xô phóng vào quĩ đạo trái đất năm 1957 trở thành một ẩn dụ trong tiêu đề của Murakami: con người cô đơn xoay quanh một quĩ đạo vô hình, có thể đó cũng là hình ảnh tượng trưng chung cho những nhân vật của Murakami. Haruki Murakami sinh năm 1949 tại Kyoto. Thành công lớn của tiểu thuyết Rừng Na Uy (1987) đã khiến ông trở thành một thần tượng văn hóa đại chúng và là nhà văn quan trọng nhất, được đọc nhiều nhất của Nhật Bản sau Kenzaburo Oe. Sách của ông đã được dịch ra 16 thứ tiếng. Còn về khía cạnh sống - chết trong tác phẩm, như Kizuki và Naoko phải chọn cái chết để tìm lối thoát? - Trong tác phẩm có nhiều cái chết nhưng nó không tạo nên một không khí bi thương chán nản mà nó dường như làm nổi bật khát vọng yêu đương và sống còn, tựa như phải có nhiều bóng tối thì mới thắp sáng được hoa đăng. * Ông có nghĩ rằng Murakami là một tác giả xa rời nền văn học truyền thống Nhật Bản? - Rõ ràng là Murakami không đi theo con đường của các bậc tiền bối lừng danh. Ông không theo đuổi cái đẹp bi cảm như Kawabata, cái đẹp quí phái như Tanizaki hay cái đẹp bạo liệt như Mishima mà ông tạo dựng một cái đẹp mới: cái đẹp của đời sống thường ngày và tự nhiên. Tuy là nói vậy nhưng người đọc vẫn cảm thấy nhiều trang viết của Murakami cũng phảng phất một nỗi buồn bi cảm mà người ta vẫn thường bắt gặp trong truyện Genji của thế kỷ 11 hay trong tác phẩm của Kawabata. Murakami không thích ngôn ngữ quá mơ hồ của các nhà văn tiền bối. Ông thiên về một ngôn ngữ sống động, tự nhiên và khá là sáng sủa. (LINH THOẠI thực hiện).
Rừng Na Uy (theo Báo Tuổi trẻ)
(Thứ Hai, 20/11/2006)
Blog- Nhật ký của bạn
Nỗi buồn từ Rừng Na Uy
TT - Hôm qua mình đã đọc lại Rừng Na Uy lần thứ hai. Gấp sách lại vẫn là cảm giác buồn, một nỗi buồn nhè nhẹ, êm êm... không làm ta bi lụy mà chỉ thấy nhớ và tiếc một điều gì đó. Có thể là những ngày tháng thanh xuân bất diệt sẽ không trở lại bao giờ, sự đam mê và gấp gáp của ái tình tuổi trẻ, nỗi ưu tư và cô đơn như một định mệnh...
Naoko yêu thích bài hát của Beatles, còn Watanabe yêu cô nên cũng yêu luôn bài hát. Naoko là phần tối, là những ngày mưa trong tâm hồn Watanabe, còn Midori là ánh sáng rực rỡ chiếu sáng tâm hồn anh. Naoko là hiện thân của cái đẹp, của quá khứ mà anh không bao giờ nắm bắt hết, nhưng luôn nằm sâu trong một góc sâu thiêng liêng của tâm hồn mà suốt đời khó có thể quên được. Còn Midori là hiện tại, là những gì hiện hữu trong tầm tay.
Những nhân vật trong Rừng Na Uy đều là những người trẻ rất gần gũi và sinh động. Mình thích cá tính của Midori, mạnh mẽ, tràn đầy sức sống. “Với một loại người nào đó, tình yêu bắt đầu từ cái gì đó tí xíu và ngốc nghếch. Từ những cái như thế, hoặc nó không bao giờ bắt đầu được cả”.
Midori nói rất nhiều mỗi lần gặp Watanabe, mà có rất nhiều điều mình thấy nói sao mà đúng, giống mình, giống những gì bọn con gái hay nghĩ thế nhỉ! Mình thích nhất đoạn Watanabe, Reiko và Naoko quây quần trong một đêm mưa, chơi hết bản nhạc này đến bản nhạc khác và tâm sự. Ước gì tuổi trẻ và tình yêu mãi ở bên họ.
Rừng Na Uy không hề làm cho mình bi lụy dù có khá nhiều cái chết. Tuổi trẻ là quí giá, tình yêu là cứu cánh cho tâm hồn, cuộc đời là một cõi riêng tư của chính bạn mà chỉ bạn có quyền hưởng thụ nó. Và trên hết là hãy sống thực với chính con người mình, vì dòng máu nóng đang chảy trong huyết quản là của chính bạn mà thôi.
ĐOÀN THÚY HẰNG (TP.HCM)
Rừng Na Uy (Tiểu thuyết) (theo Đài THVN - VTV)
Câu chuyện được kể trong hồi ức của Toru Watanabe, về mối tình đầu của mình 20 năm trước, trong một khoảnh khắc bừng sáng một giai điệu có tên Rừng Na-uy của nhóm nhạc Beatles trên chuyến bay tới nước Đức. Một ký ức dạt dào tuôn chảy đến chóng mặt. Và ngay lập tức, độc giả bị cuốn vào câu chuyện tình yêu tay ba của Naoko - Toru - Midori. Một câu chuyện đẹp, buồn thương, khêu gợi và hài hước. Một vết thương nhẹ nhàng nhưng không kém phần đau đớn nơi trái tim những cô cậu trí thức trẻ Nhật Bản đương đại. Tác giả Rừng Na-uy, Haruki Murakami đã chọn một lối kể chuyện trực diện, dũng mãnh như một cánh cung, (cách nói của dịch giả Trịnh Lữ, người chuyển ngữ tác phẩm sang tiếng Việt). Nhân vật chính Toru, năm 18 tuổi, chứng kiến cái chết của người bạn thân Kizuki, đã nhận ra một điều dường như vượt quá tuổi trẻ của cậu, rằng: Cái chết là có thực. Nó không phải là đối nghịch của cuộc sống, mà là một phần của cuộc sống.... Với cái nhìn ấy, Toru nhận diện, khám phá đời sống bằng một cách riêng của mình. Cậu yêu Naoko, bạn gái của người bạn đã chết, như một cách tìm lại thời gian đã mất, lại cũng như một cách để lãng quên quá khứ u sầu. Và cái cách họ đi bộ ngày tháng bên nhau trên khắp các con đường ngoằn ngoèo của Tokyo, nhằm thẳng về phía trước, như một nghi lễ tôn giáo, một phương thuốc chữa lành đôi linh hồn tuổi trẻ đã sớm gánh chịu những tổn thương. Nhưng cô gái nhạy cảm Naoko đã không bao giờ chữa lành được những vết thương tuổi trẻ. Cô phải bỏ học và vào sống ở một khu điều dưỡng trên núi cao. Toru quăng quật với những tháng năm buồn bã nghĩ suy, những mối quan hệ luôn có xu hướng làm tha hóa con người. Trong nỗi miên man về mối tình đầy màu sắc liêu trai với Naoko, một cô gái mạnh mẽ có cái tên Midori bước thẳng vào tuổi trẻ của Toru, chủ động và tinh tế. Trong một chuỗi những cảm nhận khác nhau về hai người bạn gái với những vẻ đẹp và hương vị hoàn toàn trái ngược nhưng chân thành đến tận đáy lòng, Toru Watanabe nhìn ra vẻ đẹp hoàn hảo của cuộc sống trong những khiếm khuyết của chính nó, giữa cái đã có và cái có thể xảy ra. Rừng Na-uy không mang đến một cái kết có hậu, nhưng nó chẳng hề bi lụy và chẳng hề có nhu cầu lấy của bạn đọc một chút nước mắt. Cái mà nó mang đến cho bạn đọc, ấy là những nghĩ suy về tấm lòng trung thực, dũng mãnh của tuổi trẻ. Murakami là một nhà văn đương đại Nhật Bản được yêu mến trên toàn thế giới. Ngay từ nhỏ, Murakami đã tiếp xúc nhiều với văn hóa phương Tây và ông có xu hướng đối kháng với văn hoá truyền thống Nhật Bản. Nhân vật của ông thường ăn mỳ ống, đọc tiểu thuyết phương Tây và nghe nhạc Jazz. Ông từng cùng vợ mở một quán nhạc Jazz, rồi sống lang thang ở nhiều nước châu Âu và trở thành thành viên hiệp hội các nhà văn Princeton. Sống và viết ở nước ngoài, nhưng con mắt của Murakami luôn nhìn về Nhật Bản. Nhân vật của ông, dù cố gắng tỏ ra không bị ràng buộc bởi một nền văn hóa, thậm chí còn có vẻ hướng về văn hóa Mỹ thì theo đánh giá của nhiều nhà phê bình lớn, vẫn đầy ắp bóng dáng và vẻ đẹp Nhật Bản. Rừng Na-uy là cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất của Murakami. Nó được dịch ra rất nhiều thứ tiếng, có mặt ở khắp các châu lục. Độc giả trẻ ở bất cứ nơi nào cũng đón nhận nó với một tình yêu đặc biệt. Tại quê hương Murakami, cứ 7 người Nhật thì có 1 người đọc Rừng Na-uy. Vì sao Rừng Na-uy luôn nhận được nhiều hơn phần của nó, trong sự háo hức của bạn đọc nhiều nơi trên thế giới? Trước hết, nó là bài hát buồn về tâm trạng của những người trẻ tuổi trong một xã hội no đủ vật chất nhưng thiếu vắng các giá trị tinh thần đủ sức mạnh để hàn gắn các tổn thương. Con người mỗi ngày trở nên cô đơn hơn trong cái thế giới mà họ tưởng tượng ra, tạo ra. Họ luôn phải đối mặt với cảm giác lạc đường, bơ vơ, trống rỗng. Họ loay hoay giải quyết những vấn đề được sinh ra bởi chính thời đại họ đang sống. Và tuyệt vọng là cảm giác thường trực, mà nhờ có nó, họ trải nghiệm cuộc sống. Để được yêu mến, Rừng Na-uy còn là một thái độ nhìn về tình yêu, tình bạn và nhiều mối quan hệ khác của cuộc sống hết sức trung thực. Các nhân vật được tự do tuyệt đối để bộc lộ suy nghĩ, hành động, mà không cần tới sự can thiệp của nhà văn. Và cái chết cũng không hề là sự kết thúc, nó luôn cho người đọc nhìn ra sự bắt đầu. Thẳng thừng một cách nhã nhặn, vừa bi quan vừa hài hước, đầy nhục cảm nhưng vô cùng trong sáng, đó là những chất gây nghiện mà văn phong của Murakami mang tới cho bạn đọc. Đó cũng là lý do vì sao Murakami trở thành thần tượng của văn hóa đại chúng. Các nhà phê bình văn học cũng không ngại ngần nhận định rằng, nếu giải Nobel văn học quay về châu Á thì Haruki Murakami là ứng cử viên sáng giá nhất Đài Truyền Hình VN VTV12/08/2006 Bình Nguyên Trang
Có thể bạn sẽ thích