“Tôi đi Nhật nhiều chuyến nhưng có thể nói là chưa chuyến đi nào thành công như thế này”, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc trao đổi với báo chí sau khi kết thúc chuyến thăm Nhật Bản cùng Thủ tướng, chiều 22/10."
Nhật Bản là một trong những nhà tài trợ vốn hỗ trợ phát triển chính thức lớn nhất của Việt Nam. Theo bộ trưởng, những lý do nào khiến Nhật Bản cam kết tiếp tục tăng cường ODA cho Việt Nam?
Những kết quả về phát triển kinh tế của Việt Nam với sự trợ giúp của nguồn vốn ODA trong thời gian qua có thể là một trong những nguyên nhân để Nhật Bản xem xét việc tăng ODA cho Việt Nam.
Ngoài ra, cũng không thể không kể đến thái độ của Việt Nam đối với việc chống tiêu cực trong sử dụng vốn ODA, chất lượng các công trình mà Việt Nam xây dựng bằng nguồn vốn ODA của Nhật Bản đã được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thể hiện rõ khi phát biểu trước Quốc hội Nhật Bản.
Bên cạnh đó, điều quan trọng là hai bên đã xác định rõ hướng sử dụng nguồn vốn ODA trong thời gian tới là nhắm vào đầu tư xây dựng các công trình có tính chất chiến lược tại Việt Nam như đường cao tốc Bắc - Nam, đường sắt cao tốc Bắc - Nam và cơ sở hạ tầng của Khu công nghệ cao Hòa Lạc...
Nội dung quan trọng của tuyên bố chung là Việt Nam và Nhật Bản sẽ đàm phán, ký kết hiệp định đối tác kinh tế. Thưa ông, đã có đường hướng nào xác lập cho hiệp định này?
Các ý tưởng về hiệp định đối tác kinh tế hiện nay mới đặt ra lần đầu và trong thời gian tới mới bắt đầu xác lập nội dung cụ thể. Hiện nay chúng ta và Nhật Bản đã có hiệp định về tự do hóa và bảo hộ đầu tư được ký kết làm cơ sở cho thu hút, tạo môi trường thông thoáng cho đầu tư rồi. Chính vì vậy, hiệp định đối tác kinh tế tới đây sẽ chú trọng nhiều hơn về lĩnh vực thương mại: thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Nhưng nếu trong lĩnh vực mà các nhà đầu tư có thêm đề xuất khác thì chúng ta có thể bổ sung để hoàn chỉnh.
Hiện nay, hai bên đang phấn đấu để có thể từ tháng 1/2007 bắt đầu khởi động đàm phán. Những hiệp định như thế này đàm phán thường mất khoảng một năm, năm rưỡi, nên tôi hy vọng đến khoảng năm 2009 là Việt Nam và Nhật Bản có thể ký kết được hiệp định này. Khi hiệp định được ký kết, nó sẽ mở ra khả năng lớn để tạo ra môi trường thuận lợi, tạo cho doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản đẩy mạnh buôn bán song phương.
Trong chuyến đi lần này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng chủ tịch Tập đoàn Sumitomo đã ký thỏa thuận hợp tác xúc tiến đầu tư. Xin bộ trưởng cho biết cụ thể hơn về nội dung thỏa thuận này?
Theo thỏa thuận được ký, Bộ và Sumitomo sẽ trao đổi thường xuyên thông tin liên quan đến chính sách, luật pháp về môi trường đầu tư tại Việt Nam. Trên cơ sở đó Sumitomo sẽ cung cấp thông tin này cho các nhà đầu tư Nhật đang và chuẩn bị đầu tư vào Việt Nam. Đồng thời Sumitomo cũng là đơn vị tập hợp tất cả ý kiến, kiến nghị của nhà đầu tư Nhật liên quan đến môi trường đầu tư của Việt Nam để chuyển đến Bộ. Ngoài ra, hai bên cũng hợp tác để tổ chức các chương trình xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản cũng như tại Việt Nam nhằm thu hút thêm nhà đầu tư mới đến Việt Nam.
Sumitomo cũng đã đề xuất đầu tư vào Việt Nam thông qua khá nhiều dự án với số vốn lên đến vài tỷ USD. Trong đó có những dự án lớn như: xây dựng cảng Vân Phong (Khánh Hòa), xây dựng nhà máy điện tại Bình Thuận và các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng trong khu công nghiệp tại một số tỉnh ở phía Bắc.
Ngoài Sumitomo, những tập đoàn khác cũng đề xuất nhiều dự án như: dự án thép ở Hà Tĩnh, hoặc Tập đoàn Mitsubishi rất quan tâm đầu tư vào khu công nghệ cao Hòa Lạc. Nếu Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản đầu tư hoàn tất về mặt cơ sở hạ tầng họ sẽ kêu gọi các nhà đầu tư cùng đầu tư vào khu công nghệ cao Hòa Lạc.
Tôi cho rằng đây chính là tín hiệu rất đáng mừng đối với khu công nghệ cao Hòa Lạc. Bởi đến nay đã 12 năm kể từ khi thành lập chúng ta chưa làm được gì và qua chuyến đi tôi có thể khẳng định trong năm năm tới đây khu vực này chắc chắn sẽ có nhiều biến chuyển.
(Theo Nhật Linh, Xuân Toàn-dantri-tuoitre)
Nhật Bản là một trong những nhà tài trợ vốn hỗ trợ phát triển chính thức lớn nhất của Việt Nam. Theo bộ trưởng, những lý do nào khiến Nhật Bản cam kết tiếp tục tăng cường ODA cho Việt Nam?
Những kết quả về phát triển kinh tế của Việt Nam với sự trợ giúp của nguồn vốn ODA trong thời gian qua có thể là một trong những nguyên nhân để Nhật Bản xem xét việc tăng ODA cho Việt Nam.
Ngoài ra, cũng không thể không kể đến thái độ của Việt Nam đối với việc chống tiêu cực trong sử dụng vốn ODA, chất lượng các công trình mà Việt Nam xây dựng bằng nguồn vốn ODA của Nhật Bản đã được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thể hiện rõ khi phát biểu trước Quốc hội Nhật Bản.
Bên cạnh đó, điều quan trọng là hai bên đã xác định rõ hướng sử dụng nguồn vốn ODA trong thời gian tới là nhắm vào đầu tư xây dựng các công trình có tính chất chiến lược tại Việt Nam như đường cao tốc Bắc - Nam, đường sắt cao tốc Bắc - Nam và cơ sở hạ tầng của Khu công nghệ cao Hòa Lạc...
Nội dung quan trọng của tuyên bố chung là Việt Nam và Nhật Bản sẽ đàm phán, ký kết hiệp định đối tác kinh tế. Thưa ông, đã có đường hướng nào xác lập cho hiệp định này?
Các ý tưởng về hiệp định đối tác kinh tế hiện nay mới đặt ra lần đầu và trong thời gian tới mới bắt đầu xác lập nội dung cụ thể. Hiện nay chúng ta và Nhật Bản đã có hiệp định về tự do hóa và bảo hộ đầu tư được ký kết làm cơ sở cho thu hút, tạo môi trường thông thoáng cho đầu tư rồi. Chính vì vậy, hiệp định đối tác kinh tế tới đây sẽ chú trọng nhiều hơn về lĩnh vực thương mại: thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Nhưng nếu trong lĩnh vực mà các nhà đầu tư có thêm đề xuất khác thì chúng ta có thể bổ sung để hoàn chỉnh.
Hiện nay, hai bên đang phấn đấu để có thể từ tháng 1/2007 bắt đầu khởi động đàm phán. Những hiệp định như thế này đàm phán thường mất khoảng một năm, năm rưỡi, nên tôi hy vọng đến khoảng năm 2009 là Việt Nam và Nhật Bản có thể ký kết được hiệp định này. Khi hiệp định được ký kết, nó sẽ mở ra khả năng lớn để tạo ra môi trường thuận lợi, tạo cho doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản đẩy mạnh buôn bán song phương.
Trong chuyến đi lần này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng chủ tịch Tập đoàn Sumitomo đã ký thỏa thuận hợp tác xúc tiến đầu tư. Xin bộ trưởng cho biết cụ thể hơn về nội dung thỏa thuận này?
Theo thỏa thuận được ký, Bộ và Sumitomo sẽ trao đổi thường xuyên thông tin liên quan đến chính sách, luật pháp về môi trường đầu tư tại Việt Nam. Trên cơ sở đó Sumitomo sẽ cung cấp thông tin này cho các nhà đầu tư Nhật đang và chuẩn bị đầu tư vào Việt Nam. Đồng thời Sumitomo cũng là đơn vị tập hợp tất cả ý kiến, kiến nghị của nhà đầu tư Nhật liên quan đến môi trường đầu tư của Việt Nam để chuyển đến Bộ. Ngoài ra, hai bên cũng hợp tác để tổ chức các chương trình xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản cũng như tại Việt Nam nhằm thu hút thêm nhà đầu tư mới đến Việt Nam.
Sumitomo cũng đã đề xuất đầu tư vào Việt Nam thông qua khá nhiều dự án với số vốn lên đến vài tỷ USD. Trong đó có những dự án lớn như: xây dựng cảng Vân Phong (Khánh Hòa), xây dựng nhà máy điện tại Bình Thuận và các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng trong khu công nghiệp tại một số tỉnh ở phía Bắc.
Ngoài Sumitomo, những tập đoàn khác cũng đề xuất nhiều dự án như: dự án thép ở Hà Tĩnh, hoặc Tập đoàn Mitsubishi rất quan tâm đầu tư vào khu công nghệ cao Hòa Lạc. Nếu Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản đầu tư hoàn tất về mặt cơ sở hạ tầng họ sẽ kêu gọi các nhà đầu tư cùng đầu tư vào khu công nghệ cao Hòa Lạc.
Tôi cho rằng đây chính là tín hiệu rất đáng mừng đối với khu công nghệ cao Hòa Lạc. Bởi đến nay đã 12 năm kể từ khi thành lập chúng ta chưa làm được gì và qua chuyến đi tôi có thể khẳng định trong năm năm tới đây khu vực này chắc chắn sẽ có nhiều biến chuyển.
(Theo Nhật Linh, Xuân Toàn-dantri-tuoitre)
Có thể bạn sẽ thích