Washington hôm nay nói rằng việc tàu khu trục của họ bắt đầu tuần tra trên biển Nhật Bản là bước đầu tiên nhằm tạo lá chắn bảo vệ Mỹ và nước đồng minh khỏi các vụ tấn công bằng tên lửa.
Giới chức hải quân Mỹ xác nhận USS Curtis Wilbur, một trong ba con tàu thuộc hạm đội 7, đã rời căn cứ ở phía nam Tokyo từ đầu tuần.
Họ từ chối tiết lộ nhiệm vụ chi tiết của con tàu khu trục này nhưng quan chức hải quân cấp cao của Mỹ Gordon England từng tiết lộ hồi tháng 3 rằng hoạt động tuần tra của tàu khu trục bắt đầu từ ngày 1/10.
Cũng hôm nay, Bình Nhưỡng chỉ trích kế hoạch đồn trú của Mỹ và cáo buộc Washington muốn tấn công phủ đầu Bắc Triều Tiên.
"Kế hoạch triển khai tàu khu trục tới vùng biển ngoài khơi bán đảo Triều Tiên không chỉ khiến người Triều Tiên mà cả cộng đồng thế giới nghi ngờ rằng hoạt động đó là nhằm tăng khả năng tấn công của quân đội Mỹ ở bất cứ khu vực nào trên thế giới, trong đó có bán đảo Triều Tiên", hãng thông tấn chính thức của Bắc Triều Tiên bình luận.
Động thái trên là bước đi đầu tiên của ông Bush nhằm thực hiện lời hứa hai năm trước về việc xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo để bảo vệ Mỹ và các quốc gia đồng minh khỏi các cuộc tấn công từ nước ngoài.
Để mở đường cho kế hoạch này, Bush đã rút khỏi hiệp ước chống tên lửa đạn đạo mà Mỹ ký kết năm 1972, theo đó cấm trang bị tên lửa trên tàu chiến.
Ông gọi kế hoạch phòng thủ tên lửa là một trong những ưu tiên hàng đầu của Nhà Trắng. Tuy nhiên, những người chỉ trích cho rằng hệ thống đó quá phức tạp và trị giá 51 tỷ USD trong vòng 5 năm tới.
Hoạt động tuần tra của tàu Mỹ trên Thái Bình Dương càng làm rõ mối lo ngại ngày càng tăng của Washington về vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên.
Trước đó, Mỹ và Nhật đã phát hiện những dấu hiệu cho thấy Bình Nhưỡng chuẩn bị bắn Rodong, loại tên lửa có thể vươn tới hầu hết các vùng của Nhật, sau khi phân tích ảnh vệ tinh và nghe lén qua radio.
Hiện tên lửa Bắc Triều Tiên có thể bắn tới hầu hết các khu vực trên lãnh thổ Nhật và Alaska, thậm chí những bang ở miền tây nước Mỹ. Hơn 50 nghìn lính Mỹ đang đóng quân tại Nhật, trong đó có 20 nghìn binh sĩ thuộc hạm đội 7.
Bình Nhưỡng đã làm Tokyo sốc năm 1998 khi tên lửa đạn đạo "Taepodong" của họ được bắn qua lãnh thổ Nhật và rơi xuống Thái Bình Dương. Một năm sau, Mỹ và Bắc Triều Tiên tổ chức hội đàm cấp cao ở Berlin, tại đó, Bình Nhưỡng chấp nhận đóng băng các vụ thử tên lửa để đổi lấy việc Washington xoá bỏ trừng phạt kinh tế.
Theo vnexpress.net
Giới chức hải quân Mỹ xác nhận USS Curtis Wilbur, một trong ba con tàu thuộc hạm đội 7, đã rời căn cứ ở phía nam Tokyo từ đầu tuần.
Họ từ chối tiết lộ nhiệm vụ chi tiết của con tàu khu trục này nhưng quan chức hải quân cấp cao của Mỹ Gordon England từng tiết lộ hồi tháng 3 rằng hoạt động tuần tra của tàu khu trục bắt đầu từ ngày 1/10.
Cũng hôm nay, Bình Nhưỡng chỉ trích kế hoạch đồn trú của Mỹ và cáo buộc Washington muốn tấn công phủ đầu Bắc Triều Tiên.
"Kế hoạch triển khai tàu khu trục tới vùng biển ngoài khơi bán đảo Triều Tiên không chỉ khiến người Triều Tiên mà cả cộng đồng thế giới nghi ngờ rằng hoạt động đó là nhằm tăng khả năng tấn công của quân đội Mỹ ở bất cứ khu vực nào trên thế giới, trong đó có bán đảo Triều Tiên", hãng thông tấn chính thức của Bắc Triều Tiên bình luận.
Động thái trên là bước đi đầu tiên của ông Bush nhằm thực hiện lời hứa hai năm trước về việc xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo để bảo vệ Mỹ và các quốc gia đồng minh khỏi các cuộc tấn công từ nước ngoài.
Để mở đường cho kế hoạch này, Bush đã rút khỏi hiệp ước chống tên lửa đạn đạo mà Mỹ ký kết năm 1972, theo đó cấm trang bị tên lửa trên tàu chiến.
Ông gọi kế hoạch phòng thủ tên lửa là một trong những ưu tiên hàng đầu của Nhà Trắng. Tuy nhiên, những người chỉ trích cho rằng hệ thống đó quá phức tạp và trị giá 51 tỷ USD trong vòng 5 năm tới.
Hoạt động tuần tra của tàu Mỹ trên Thái Bình Dương càng làm rõ mối lo ngại ngày càng tăng của Washington về vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên.
Trước đó, Mỹ và Nhật đã phát hiện những dấu hiệu cho thấy Bình Nhưỡng chuẩn bị bắn Rodong, loại tên lửa có thể vươn tới hầu hết các vùng của Nhật, sau khi phân tích ảnh vệ tinh và nghe lén qua radio.
Hiện tên lửa Bắc Triều Tiên có thể bắn tới hầu hết các khu vực trên lãnh thổ Nhật và Alaska, thậm chí những bang ở miền tây nước Mỹ. Hơn 50 nghìn lính Mỹ đang đóng quân tại Nhật, trong đó có 20 nghìn binh sĩ thuộc hạm đội 7.
Bình Nhưỡng đã làm Tokyo sốc năm 1998 khi tên lửa đạn đạo "Taepodong" của họ được bắn qua lãnh thổ Nhật và rơi xuống Thái Bình Dương. Một năm sau, Mỹ và Bắc Triều Tiên tổ chức hội đàm cấp cao ở Berlin, tại đó, Bình Nhưỡng chấp nhận đóng băng các vụ thử tên lửa để đổi lấy việc Washington xoá bỏ trừng phạt kinh tế.
Theo vnexpress.net
Có thể bạn sẽ thích