Nhân kỷ niệm lần thứ 50 “Hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật” (1960-2010), Tư lệnh Hạm đội 7 thuộc Bộ Tư lệnh Tây Thái Bình Dương Mỹ nhấn mạnh tới mối quan hệ Washington - Tokyo đóng vai trò là “hòn đá tảng” trong vấn đề hoà bình và ổn định tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.Các giới chức Nhà Trằng đã mô tả liên minh Mỹ-Nhật là "trụ cột chủ chốt" trong chính sách đối ngoại của Mỹ và không thể thiếu trong quá trình bảo đảm an ninh và sự thịnh vượng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Khi đề cập tới vấn đề hợp tác quân sự, Phó Đô đốc John Bird, Tư lệnh Hạm đội 7 nhấn mạnh “Tôi coi liên minh quân sự Mỹ-Nhật là hết sức quan trọng đối với vấn đề an ninh và ổn định trong khu vực, các thuỷ thủ của tôi đã làm tốt điều này. Trong 50 năm qua, từ khi Hiệp ước An ninh Mỹ-Nhật được ký kết, đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng và đóng góp một phần to lớn vào việc thúc đẩy tự do và dân chủ, tạo động lực mạnh mẽ cho sự tăng trưởng kinh tế các nước khác trong khu vực nói chung và Nhật Bản nói riêng”.
Hiệp ước An ninh và Hợp tác chung Mỹ - Nhật được ký kết ngày 19/01/1960 là một mốc son quan trọng, tạo cơ hội thúc đẩy cho sự liên minh và hợp tác chung giữa lực lượng hải quân hai nước.
Cũng chính từ sự liên minh này, lực lượng hải quân Nhật Bản và Hạm đội 7 đã đạt được nhiều những thành tựu to lớn trong vấn đề hợp tác an ninh chung. Hai bên đã cùng chia sẻ những thông tin, phối hợp tác chiến, tổ chức huấn luyện chung và cùng bàn bạc xây dựng kế hoạch quân sự sẵn sàng đối phó với các tình huống bất ngờ có thể xảy ra.
Về vấn đề phối hợp diễn tập và huấn luyện chung hàng năm, lực lượng hải quân hai nước đã cùng nhau tổ chức thành công 20 lượt diễn tập song phương. Điển hình nhất là cuộc diễn tập song phương thường niên (ANNUALEX) được tổ chức hồi tháng 11 vừa qua tại biển Nhật Bản, với sự tham gia của khoảng 30 tàu chiến các loại, trong đó hai bên đã tập chung vào một số khoa mục chính như chỉ huy - kiểm soát – không quân, tác chiến tàu ngầm và tác chiến tàu nổi.
Để kỷ niệm lần thứ 50 Hiệp ước An ninh Mỹ-Nhật vào ngày 19/01 tới đây, hải quân Mỹ sẽ đưa lực lượng của mình tới tham dự lễ mít tinh này. Trong Đó tàu khu trục USS Lassen (Mỹ) và JS Oonami (Nhật) sẽ song hành tham gia vào nghi lễ diễu hành tại biển Yokosuka.
Trong sự hợp tác chung giữa lãnh đạo hai nước, dường như có phần không được nồng ấm kể từ khi ông Hatoyama lãnh đạo Đảng Dân chủ DPJ lên nắm quyền, ông Hatoyama luôn tuyên bố sẽ xây dựng quan hệ đồng minh "gần gũi và bình đẳng" giữa Nhật Bản và Mỹ. Cụm từ "gần gũi và bình đẳng" đã khiến nhiều nhà phân tích chính trị phải quan tâm, đặc biệt là bất đồng về việc di chuyển căn cứ quân sự Futenma trên đảo Okinawa có vẻ đang kéo mối quan hệ hai nước dần đi xuống.
Trong phát biểu đầu tiên về chính sách đối ngoại của chính phủ mới ngày 31/8/2009, ông Hatoyama đã hoan nghênh Tổng thống Mỹ Barack Obama vì chính sách hướng cường quốc số một thế giới tới sự "đối thoại và hòa hợp".
(vitinf)
Khi đề cập tới vấn đề hợp tác quân sự, Phó Đô đốc John Bird, Tư lệnh Hạm đội 7 nhấn mạnh “Tôi coi liên minh quân sự Mỹ-Nhật là hết sức quan trọng đối với vấn đề an ninh và ổn định trong khu vực, các thuỷ thủ của tôi đã làm tốt điều này. Trong 50 năm qua, từ khi Hiệp ước An ninh Mỹ-Nhật được ký kết, đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng và đóng góp một phần to lớn vào việc thúc đẩy tự do và dân chủ, tạo động lực mạnh mẽ cho sự tăng trưởng kinh tế các nước khác trong khu vực nói chung và Nhật Bản nói riêng”.
Hiệp ước An ninh và Hợp tác chung Mỹ - Nhật được ký kết ngày 19/01/1960 là một mốc son quan trọng, tạo cơ hội thúc đẩy cho sự liên minh và hợp tác chung giữa lực lượng hải quân hai nước.
Cũng chính từ sự liên minh này, lực lượng hải quân Nhật Bản và Hạm đội 7 đã đạt được nhiều những thành tựu to lớn trong vấn đề hợp tác an ninh chung. Hai bên đã cùng chia sẻ những thông tin, phối hợp tác chiến, tổ chức huấn luyện chung và cùng bàn bạc xây dựng kế hoạch quân sự sẵn sàng đối phó với các tình huống bất ngờ có thể xảy ra.
Về vấn đề phối hợp diễn tập và huấn luyện chung hàng năm, lực lượng hải quân hai nước đã cùng nhau tổ chức thành công 20 lượt diễn tập song phương. Điển hình nhất là cuộc diễn tập song phương thường niên (ANNUALEX) được tổ chức hồi tháng 11 vừa qua tại biển Nhật Bản, với sự tham gia của khoảng 30 tàu chiến các loại, trong đó hai bên đã tập chung vào một số khoa mục chính như chỉ huy - kiểm soát – không quân, tác chiến tàu ngầm và tác chiến tàu nổi.
Để kỷ niệm lần thứ 50 Hiệp ước An ninh Mỹ-Nhật vào ngày 19/01 tới đây, hải quân Mỹ sẽ đưa lực lượng của mình tới tham dự lễ mít tinh này. Trong Đó tàu khu trục USS Lassen (Mỹ) và JS Oonami (Nhật) sẽ song hành tham gia vào nghi lễ diễu hành tại biển Yokosuka.
Trong sự hợp tác chung giữa lãnh đạo hai nước, dường như có phần không được nồng ấm kể từ khi ông Hatoyama lãnh đạo Đảng Dân chủ DPJ lên nắm quyền, ông Hatoyama luôn tuyên bố sẽ xây dựng quan hệ đồng minh "gần gũi và bình đẳng" giữa Nhật Bản và Mỹ. Cụm từ "gần gũi và bình đẳng" đã khiến nhiều nhà phân tích chính trị phải quan tâm, đặc biệt là bất đồng về việc di chuyển căn cứ quân sự Futenma trên đảo Okinawa có vẻ đang kéo mối quan hệ hai nước dần đi xuống.
Trong phát biểu đầu tiên về chính sách đối ngoại của chính phủ mới ngày 31/8/2009, ông Hatoyama đã hoan nghênh Tổng thống Mỹ Barack Obama vì chính sách hướng cường quốc số một thế giới tới sự "đối thoại và hòa hợp".
(vitinf)
Có thể bạn sẽ thích