Thái Lan, trông người mà nghĩ đến ta.

Thái Lan, trông người mà nghĩ đến ta.

Đây là loạt bài "Thư Băng cốc" của ký giả Nguyễn Hùng, BBC. Tác giả kể về ấn tượng cũng như những câu chuyện về đời sống người dân Thái Lan.
link: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2006/08/060812_bangkok_blog_3.shtml

Trong bài có liên hệ đến chuyện của VN, xin trích lại dưới đây:


Tản mạn chuyện Việt từ chuyện nhỏ...

Tuần vừa rồi tôi cũng may mắn được gặp cô giáo Nam Di mà một số độc giả bbcvietnamese.com đã biết qua bài viết 'Ba năm ở Nhật' hiện đang có mặt trên trang 'Diễn đàn'.

Nghe cô kể về tâm huyết của các nhà giáo tại tỉnh lẻ Phitsanulok những người làm hết sức mình để học sinh có được môi trường đào tạo tốt nhất có thể tôi thấy thật vui.


Nhưng nghe chị kể về cách tiếp thị Việt Nam của Đại sứ quán Việt Nam ở Nhật Bản lại thấy buồn.

Chị nói hàng năm Nhật Bản thường tổ chức hội chợ để các nước giới thiệu văn hóa của mình cho công chúng Nhật.

Trong khi Thái Lan giới thiệu những món ăn đặc sắc (trong đó có cả món giò của Việt Nam) cho người Nhật nổi tiếng háo và sành ăn, thì Việt Nam giới thiệu món phở mà chị Nam Di nói không khác gì phở ăn liền.

Phở thì chán, mà giá lại cao, rất hợp với chính sách tăng và tận thu của một số đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài.

Chị Nam Di cũng để ý thấy Đại sứ quán Việt Nam đã mời cả một đoàn múa sang để trình diễn, có lẽ tốn kém rất nhiều nhưng người Nhật lại không mặn mà lắm với màn múa mà chị nói rằng họ cho là rất công nghiệp của Việt Nam.

Thế là các 'thực khách' Nhật nhiều người mua tour đi Thái Lan ngay tại quầy giới thiệu của Thái còn đối với gian hàng của Việt Nam một số người nói rằng năm sau có lẽ họ sẽ không quay trở lại.

Mới hôm vừa rồi, tôi gọi điện về Hà Nội cũng nghe kể chuyện về dịch vụ 'mất khách' tương tự.

Một công ty du lịch hứa đưa khách đi Tuần Châu, nhưng cuối cùng họ chỉ là công ty môi giới và 'gửi' khách cho một công ty khác.

Cuối cùng một gia đình với hai trẻ nhỏ bị thả xuống cách Tuần Châu năm ki-lô-mét và buộc phải đi taxi vào.

Lúc về, công ty này cũng hứa sẽ đưa khách về nhưng khi khách ra tới nơi thì lái xe nhất định không cho lên vì không có tên trong danh sách.

Khi xe chạy rồi gọi lại cho công ty du lịch nọ thì họ xin lỗi vì 'quên mất không báo cho lái xe'.

Các vị khách được hứa hẹn sẽ có xe tới đón trong vòng một tiếng. Hai tiếng sau các khách chịu không nổi đành bắt taxi ra ngoài đường đón xe về Hà Nội giữa lúc trời đổ mưa.

Chưa hết, xe khách chạy gần đến Hà Nội thì hành khách xuống gần hết và thế là lái xe quyết định một vài người còn lại cũng phải xuống nốt vì bác ấy đã 'bán' họ cho một xe khác có nhiều hành khách hơn để cho nó 'kinh tế'.

Tôi còn nhớ mới đây báo chí đưa tin khách du lịch quay lại Việt Nam rất ít. Nếu tôi gặp những kinh nghiệm như thế này chắc cũng, nói như người Hà Nội, 'tởn đến già'.

...tới chuyện lớn

Đầu tuần qua, tôi lược lại một bài báo của The Economist về kinh tế Việt Nam để giới thiệu với thính giả BBC và cảm thấy tự hào về những gì Việt Nam đã đạt được.

Dù sao Việt Nam cũng được khen là hơn cả Trung Quốc, Thái Lan, Philippines về một số mặt.

Đọc xong tôi cũng đồng ý với nhận định của người phụ trách báo Thanh Niên rằng có lẽ Việt Nam không cần phải mất gần hai thế kỷ nữa mới bằng Singapore hôm nay.

Nhưng một tuần trôi qua, tôi cảm thấy sự lạc quan đầu tuần đã vơi đi ít nhiều.

Thứ sáu vừa qua, nhật báo có uy tín của Hoa Kỳ The Wall Street Journal nói rằng vụ các nhân viên của ngân hàng Hà Lan ABN AMRO bị bắt giam mà không có luật sư đại diện đang được chú ý tới nhiều ở Hoa Kỳ và thậm chí nó có thể ảnh hưởng tới việc xem xét thông qua Quy chế Quan hệ Thương mại Bình thường Vĩnh viễn cho Việt Nam.

Họ nói một số chuyên gia nghi ngờ rằng vụ Ngân hàng Công thương Việt Nam đòi ABN AMRO bồi thường hơn năm triệu đô mà một nhân viên buôn bán ngoại tệ của họ đánh mất trong các phi vụ với ABN AMRO không được xử theo đúng pháp luật mà nó bị ảnh hưởng bởi tiếng nói của một nhân vật quyền thế có quan hệ thân thiết với Ngân hàng Công thương.

Tờ báo nói trong bối cảnh Việt Nam đang chuẩn bị gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới và trước những thành quả kinh tế đạt được nhờ đầu tư nước ngoài, những vụ việc như thế này là điều khó hiểu.

Và trong ngày thứ năm BBC cũng nhận được tin về việc công an hành hung một nhân vật trong nhóm 8406.

Là người từng bị giật cánh khuỷu dẫn về đồn công an và suýt bị giam qua đêm chỉ vì tội vào một khách sạn của Hội nghị Francophone mà không có giấy tờ hợp lệ, tôi không ngạc nhiên nếu điều này xảy ra.

Chỉ có điều nó sẽ làm cho thời gian Việt Nam cần để bắt kịp và bỏ xa những nước có lẽ cũng chưa phải là 'mẫu mực' trong khu vực càng dài thêm.

Trong phim 'Miami Vice' mà tôi mới xem ở Băng Cốc có câu 'Time is luck' - 'Thời giờ là vận may'.

Hy vọng điều này đúng với Việt Nam và trong thời gian tới đây tôi sẽ được nghe, được tường thuật về nhiều chuyện vui hơn là chuyện buồn ở Việt Nam.

Trong vài tuần tới, có lẽ tôi sẽ không có điều kiện tiếp tục nhật ký này khi tôi về Việt Nam thu thập tài liệu cho loạt bài đặc biệt về hai mươi năm Đổi mới.

Nhưng tôi hy vọng qúy vị tiếp tục cập nhật nhật ký với những đóng góp rất hấp dẫn mà chúng tôi đã trích đăng dưới đây.

Và nếu qúy vị có ý kiến đóng góp gì cho bài viết này hay cho loạt bài hai mươi năm Đổi mới, xin gửi email cho tôi theo địa chỉ [email protected].



Lời bình:
Trông người mà nghĩ đến ta, thấy cái ngày mà VN đuổi kịp được Thái Lan vẫn còn xa lắc xa lơ. Chắc chẳng bao giờ có.
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top