Thú Mua Sắm Của Người Nhật

sakura_hana

Đại hậu đậu
Trong những năm gần đây, số người Nhật sang Việt Nam làm việc, sinh sống và du lịch tăng lên rất nhiều (thường đứng thứ 2 sau Trung Quốc). Tính chất công việc và mục đích của mỗi người Nhật sang Việt Nam có khác nhau, song phần lớn trong số họ đều có một điểm chung, đó là thích đi mua sắm.


Dưới đây là ý kiến trả lời của một số người Nhật:

Người Nhật thích mặc cả.

Khi được đòi hỏi bạn thường chú ý cái gì nhất khi mua hàng: giá cả, hình thức, nhãn mác hay nguồn gốc xuất xứ, thì họ lập tức trả lời giá cả. Các yếu tố hình thức, nhãn mác, nguồn gốc hàng hoá đối với họ vì không hiểu được tường tận đặc tính này ở Việt Nam nên họ không quan tâm lắm. Thay vào đó, để đánh giá một hàng hoá, họ thường trực tiếp kiểm tra bằng giác quan, như nhìn kỹ từng chi tiết hàng hoá, mở hàng hoá ra kiểm tra.

Ông Tamihara, một người Nhật đang làm việc trong lĩnh vực kinh doanh du lịch tại Hà Nội nói rằng: ở Nhật hàng hoá thường được niêm phong, giá cả rõ ràng, nên khi đi mua hàng, người ta chỉ quan tâm đến sản phẩm cần mua. Sang Việt Nam, khi đi mua sắm, thấy người Việt Nam hay mặc cả, nên ông cũng mặc cả và coi đây như hành động để bảo vệ tập quán này ở Việt Nam.

Quả thật người Nhật ở Việt Nam rất hay mặc cả và họ rất vui, sắn sàng mua khi giá mặc cả giảm xuống. Thường thì đối với họ giảm được khoảng 30% so với giá ban đầu là đồng ý mua. Tuy nhiên, thời gian mặc cả của họ không lâu. Sau một vài lần trả giá, thấy không có tín hiệu gì thay đổi thì họ bỏ đi ngay.

Những người Nhật sang Việt Nam du lịch thì thường mua sắm ở các siêu thị, cửa hàng bách hoá, phố cổ. Còn những người Nhật đang sinh sống và làm việc ở Việt Nam thường mua hàng ở mọi nơi. Nhưng họ đều có nhận xét chung giá cả ở Việt Nam không đắt. Chị Noriko, giảng viên tiếng Nhật (ĐH Ngoại ngữ Hà Nội) rất lấy làm ngạc nhiên khi nhận thấy giá một bữa cơm ở Việt Nam rẻ hơn nhiều so với hàng hoá khác. Khi ăn một suất cơm bình dân, chị chỉ mất từ 3000 - 4000 đồng, vậy mà khi mua một gói kẹo bình thường, chị phải mất từ 5000.- 6000 đồng. Chị cho biết, ở Nhật thì ngược lại, giá thức ăn thì rất đắt đỏ.

Nhận xét về hàng hoá của Việt Nam, họ cho rằng bao bì và mẫu mã cũng đã được cải thiện rất nhiều. Tuy nhiên, về chất lượng hàng hoá thì còn nhiều sản phẩm chưa đạt tiêu chuẩn. Họ cho rằng ở Việt Nam có thể có nhiều hàng nhái, hàng kém chất lượng, vì họ thấy một số hàng hoá giá rất rẻ (rượu, bia, bánh kẹo ...)

Người Nhật thường mua gì ?

Hàng hoá mang tính truyền thống ở Việt Nam có sức hấp dẫn lớn đối với người Nhật. Những hàng hoá đầu tiên phải kể đến là: lụa tơ tằm, đồ gốm, mây tre đan, áo dài, tranh Đông Hồ, sơn mài, hàng thổ cẩm - và đem về Nhật làm quà. Họ hay mua những sản phẩm này ở phố cổ, song nhiều người Nhật thích đến tận gốc (nơi sản xuất) để mua. Chẳng hạn, mua hàng lụa tơ tằm thì họ về Hà Đông, mau đồ gốm sứ thì họ đến Bát Tràng, mua tranh Đông Hồ đến Bắc Ninh.... Tuy nhiên, người Nhật rất sành trong mua hàng. Họ chỉ mua những hàng thuần phong cách Việt Nam, còn những hàng hoá có vẻ nhái của nước khác, ví dụ như gốm sứ gần giống với hàng Trung Quốc thì họ không mua, đặc biệt là giới trẻ. Chị Asako, một khách du lịch đã sang Việt Nam nhiều lần, mỗi lần sang chị đều đến cửa hàng áo dài, hiện đã có 5 bộ áo dài, nói rằng: áo dài Việt Nam rất đẹp, và ấn tượng. Thế nhưng ở Nhật, chị rất ít có cơ hội để mặc nó (chỉ hiếm hoi trong lễ cưới của bạn thân). Song vì yêu thích Việt Nam và tà áo dài nên chị vẫn quyết định mua thêm.

Những người Nhật đang sinh sống và làm việc ở Việt Nam thì thường hay mua dự trữ những hàng hoá mà họ cho là tốt và tiện lợi, đặc biệt phải kể đến là đồ ăn và đồ uống. Với những đồ có thể bảo quản lâu, họ thường mau một lúc rất nhiều. Chẳng hạn, họ thường mua hàng két bia lon Hà Nội, mì gà, nước ngọt, sữa, kẹo... ở những địa chỉ tin cậy. Ngoài ra, họ còn hay mua những hàng hoá có hình dáng ngộ nghĩnh như những cái móc chìa khoá có gắn hình động vật,. những cái chén hình trái cây... và cuối cùng, đương nhiên họ cũng phải mua những thứ cần thiết trong cuộc sống của họ như: quần áo, xe, nến...

Như vậy, cách mua hàng của người Nhật rất phong phú. Tùy từng người mà người ta thích mua sắm những hàng hoá khác nhau. Nhưng tập trung lại, những hàng hoá mang tính truyền thống Việt Nam có chất lượng tốt, mẫu mã thay đổi đang được khách Nhật ưa chuộng.

(VNCĐBA )
 
Thumbnail bài viết: "Thẻ My Number" sắp hết hạn , liệu có mất phí gia hạn hay không ?
"Thẻ My Number" sắp hết hạn , liệu có mất phí gia hạn hay không ?
Thẻ My Number hiện đang được sử dụng phổ biến, nhưng năm 2025 cũng là năm mà nhiều người dự kiến thẻ của họ sẽ hết hạn. Một số người sắp hết hạn có thể không biết liệu có phải trả phí gia hạn hay...
Thumbnail bài viết: Thu nhập trung bình hàng năm của Nhật Bản "gần như không đổi" ? Liệu tương tự như 30 năm trước ?
Thu nhập trung bình hàng năm của Nhật Bản "gần như không đổi" ? Liệu tương tự như 30 năm trước ?
Với việc tăng lương thu hút sự chú ý, nhiều người tò mò về thu nhập trung bình hàng năm của Nhật Bản. Thu nhập trung bình hàng năm của Nhật Bản "gần như không đổi" trong khoảng 30 năm, mặc dù giá...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Thêm 1.098 bưu điện sẽ có "giờ nghỉ trưa", nâng tổng số lên 2.435 bưu điện. Bắt đầu từ ngày 26 tháng 5.
Nhật Bản : Thêm 1.098 bưu điện sẽ có "giờ nghỉ trưa", nâng tổng số lên 2.435 bưu điện. Bắt đầu từ ngày 26 tháng 5.
Japan Post đã thông báo vào ngày 24 rằng họ sẽ áp dụng "giờ nghỉ trưa" cho thêm 1.098 bưu điện nữa, nâng tổng số lên 2.435 trên toàn quốc. Mục đích là để dễ dàng quản lý các quầy giao dịch với ít...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Sửa đổi mức phạt khi sử dụng điện thoại thông minh khi đi xe đạp , bắt đầu từ tháng 4 năm 2026.
Nhật Bản : Sửa đổi mức phạt khi sử dụng điện thoại thông minh khi đi xe đạp , bắt đầu từ tháng 4 năm 2026.
Trong Luật Giao thông Đường bộ sửa đổi, dự kiến có hiệu lực vào ngày 1 tháng 4 năm 2026, Cơ quan Cảnh sát Quốc gia sẽ áp dụng mức phạt đối với nhiều hành vi vi phạm, bao gồm cả việc sử dụng điện...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Tia hy vọng cho bát mì ramen 2000 yên , phong trào lật đổ các quan niệm thông thường đang gia tăng.
Nhật Bản : Tia hy vọng cho bát mì ramen 2000 yên , phong trào lật đổ các quan niệm thông thường đang gia tăng.
"Rào cản mì ramen 1000 yên" đã là một vấn đề tồn tại từ lâu, nhưng gần đây nó đã phá vỡ rào cản 1500 yên và đang tiến tới rào cản 2000 yên. Không có gì lạ khi mì ramen có giá hơn 3000 yên ở nước...
Thumbnail bài viết: Nợ công toàn cầu sẽ đạt 99,6% GDP vào năm 2030 , vượt qua cuộc khủng hoảng Corona.
Nợ công toàn cầu sẽ đạt 99,6% GDP vào năm 2030 , vượt qua cuộc khủng hoảng Corona.
Trong Báo cáo giám sát tài chính được công bố vào ngày 23, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán rằng thuế quan của chính phủ Mỹ sẽ làm chậm nền kinh tế và đình trệ thương mại, gây áp lực lên ngân...
Thumbnail bài viết: Xếp hạng các điểm đến du lịch nước ngoài phổ biến trong Tuần lễ Vàng: Hawaii ở vị trí thứ ba, Hàn Quốc ở vị trí thứ hai, nhưng đâu là vị trí hàng đầu?
Xếp hạng các điểm đến du lịch nước ngoài phổ biến trong Tuần lễ Vàng: Hawaii ở vị trí thứ ba, Hàn Quốc ở vị trí thứ hai, nhưng đâu là vị trí hàng đầu?
Tuần lễ Vàng sắp đến. Nhiều người sẽ tận dụng kỳ nghỉ dài này, với tối đa 11 ngày nghỉ liên tiếp, để đến thăm các điểm du lịch trong nước và quốc tế, nhưng đâu là điểm đến du lịch phổ biến nhất...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : AU đứng đầu về chất lượng đường truyền trong nước , theo khảo sát của Opensignal [Tháng 4 năm 2025] .
Nhật Bản : AU đứng đầu về chất lượng đường truyền trong nước , theo khảo sát của Opensignal [Tháng 4 năm 2025] .
Vào ngày 23 tháng 4, công ty nghiên cứu Opensignal đã công bố báo cáo trải nghiệm người dùng mạng di động tại Nhật Bản (tháng 4 năm 2025). Báo cáo cho thấy AU nhận được xếp hạng cao nhất trong...
Thumbnail bài viết: Hệ thống sàng lọc nhập cảnh trực tuyến "ESTA phiên bản tiếng Nhật " sẽ được triển khai vào năm tài chính 2028 , ngăn chặn mục đích bất hợp pháp.
Hệ thống sàng lọc nhập cảnh trực tuyến "ESTA phiên bản tiếng Nhật " sẽ được triển khai vào năm tài chính 2028 , ngăn chặn mục đích bất hợp pháp.
Chính phủ Nhật Bản đã quyết định triển khai hệ thống sàng lọc người nước ngoài trực tuyến trước khi đi du lịch để xác định xem liệu các du khách có thể nhập cảnh vào Nhật Bản hay không. "ESTA...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : UNIQLO và GU ra mắt dịch vụ giao hàng tại khách sạn và sân bay ở Ginza.
Nhật Bản : UNIQLO và GU ra mắt dịch vụ giao hàng tại khách sạn và sân bay ở Ginza.
Fast Retailing, hợp tác với Airporter, một công ty cung cấp dịch vụ giao hàng trong ngày giữa các cơ sở lưu trú, đã giới thiệu đầy đủ dịch vụ giao hàng tại khách sạn cho khách du lịch tại các cửa...
Top