Ðề: tỷ phú Bill Gate
đọc qua các link về người Việt xấu xí, thật tình mà nói thì tui không thích các trang web của hải ngoại cho lắm, họ hay nói quá vấn đề về Việt nam, nhất là về chính trị, nhưng tui cũng không thích các trang web như cái link báo công an mà tui gửi cho các bạn đọc, họ lại cực đoan theo hướng ngược lại với báo hải ngoại. nói chung là đọc cho vui, nhưng không tin ai cả, mà hãy tự ra nhận xét cho riêng mình, theo cách mình nhìn nhận thì hay hơn.
về ngừơi Việt xấu xí, quả thật là như vậy, đa số người Việt nam là rất kém văn minh, tui nói là đa số chứ không phải là tất cả, nhưng con số đa số lại phản ảnh cho một Việt nam kém văn minh trong mắt người nước ngoài và cả người Việt nam nữa.
- Người Việt chỉ biết cái nhà của mình là sạch. còn ngoài đừơng cứ vô tư vứt rác bừa bãi, tất tần tật đều vứt ra đường. Ngoài đừơng thì có bô rác, nhưng chuyện ngừng xe lại để bò rác vào bô là chuyện bị cho là dở hơi, và các bô rác ngoài đừơng thường xuyên là đối tượng của dân ăn cắp để bán nhôm nhựa, sắt phế liệu, vì bị mất cắp thường xuyên nên các bô rác ngoài đường cũng hiếm dần, thế là rác tràn ngập phố phường. Gần đây, chỗ nào ta cũng gặp cái gọi là "Khu phố văn hoá" , nhà tui ở có 1 mình tui (tui chưa có vợ mà) thế mà mấy năm liền nhận giấy chứng nhận "gia đình văn hoá" đó. Có điều là tại sao chỗ nào cũng là khu phố văn hoá nhưng rác vẫn cứ xả đầy đường? chắc họ chỉ có văn hoá ở khu vực mình ở, còn qua khu khác thì cứ vô tư xả. Hiện nay dân tứ xứ đổ vô TP HCM , Hà nội... kiếm kế sinh nhai, thành phần đi lượm ve chai, nhôm nhựa rất nhiều, cứ tưởng đội ngũ này nhiều thì rác sẽ ít đi vì người ta nhặt hết rồi, nhưng không, đây mới chính là đối tượng xả rác nhiều nhất. Tui đã từng quan sát tại nhà của mình, cứ hễ tui đặt bịch rác được bỏ vào túi nilông gọn gàng cho xe rác tới lấy, nhưng chỉ 5 phút sau quay ra xem là bịch rác banh chành ngay, vì các bà lượm ve chai tháo tung bịch rách tui ra xem thử có gì thu gom được không, rồi để vậy mà đi, báo hại rác cứ "cuốn theo chiều gió" mà bay tứ tung. Tui làm theo kiểu Nhật, phân loại rác làm 2 bịch, rác tái chế và không tái chế, mục đích là cho mấy bà lượm ve chai không phải bới bịch rác mình ra, thế nhưng bịch rác tái chế thì dĩ nhiên là được lấy, còn bịch không tái chế thì vẫn bị banh nát bươm. Do vậy chuyện phố phường sạch đẹp không rác là chuyện tương lai xa vời khi ý thức còn kém.
- Dân Việt nam được xem là hiếu khách, thân thiện, đó là chuyện có thật và mình cũng thấy vui vì điều đó. Nhưng sống ở TP HCM được xem là nơi văn minh nhưng có rất nhiều người chẳng văn minh tý nào, đối xử giữa con người với con người chẳng ra sao cả. Phố xá xe cộ đông đúc, dĩ nhiên chuyện va quẹt nhau khi đi xe máy là chuyện bình thường, ấy thế mà lỡ quẹt vào ai đó thì chắc sẽ bị nhìn với đôi mắt mang hình viên đạn, nếu xe ngừơi đó mà đắt tiền như @, dylan, xe hơi thì chắc chắn bạn sẽ bị ăn đòn ngay. rất hiếm thấy 1 nụ cười thông cảm. Hai người tông xe vào nhau, việc đầu tiên họ làm là xem cái xe đắt tiền của họ có bị trầy xướt gì không để bắt đền, chứ không phải là ai có bị gì không.
- câu "lá lành đùm lá rách" rất được sử dụng khi nói về tình yêu thương đùm bọc lẫn nhau của người Việt nam. Có những chương trình rất xúc động như các đêm nhạc " vì người nghèo", "vượt lên chính mình", "ngôi nhà mơ ước" " những ước mơ xanh" của HTV7, VTV1 xem mà rơi nước mắt. Thế nhưng xem ra " lá lành đùm lá rách" chỉ khi nào người ta phát động phong trào thì mới làm chứ ít người tình nguyện, nhất là trong các cơ quan. Khi có lũ lụt, thì cúôi tháng lãnh lương thế nào cũng bị trừ 1 khoảng gọi là ủng hộ nạn nhân bị lũ..., hoặc giả có tổ chức quyên tiền thì ai nấy cũng phải tốn thêm tiền mua 1 cái phong bì để bỏ tiền vào cho ngừơi ta khỏi thấy mình góp bao nhiêu. Cho bao nhiêu cũng là rất quý, hà cớ gì phải sỹ diện như vậy? nói điều này ra để thấy có nhiều người làm từ thiện vì sỹ diện chứ trong lòng chẳng múôn chút nào, nhưng dù gì thì có chia xẻ cho những người kém may mắn cũng đã quý rồi phải không?
- Cuộc sống ngày càng khó khăn, giá cả ngày càng đắt đỏ. Có rất nhiều người vì miếng ăn, hay vì ham làm giàu mà bất chấp đạo đức, buôn gian bán lận nhất là trong lĩnh vực ăn uống, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người thế mà nhiều ngừơi sẵn sàng bỏ hoá chất vào thực phẩm, thức ăn, phở thì phooc-mon đầy nhóc, thịt cá thì toàn ướp hàn the, làm cà phê thì toàn đậu nành và hoá chất mùi cà phê....rất rất nhiều đồ ăn tưởng vức đi nhưng qua bàn tay chế biến cộng với hoá chất thì trở thành món ăn hấp dẫn cho những thực khách kém hiểu biết. Viêt nam quản lý rất lỏng lẻo, người có trách nhiệm đến kiểm tra thì dúi cho vài trăm ngàn là đâu lại vào đấy. Những người bán hàng và cán bộ quản lý bất lương như vậy rất nhiều ở Việt nam, sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi. Ấy vậy mà tháng nào họ cũng đi chùa lễ Phật cúng cho mua mau bán đắt, và quả thật đa số họ cũng ăn nên làm ra, rất ít ngừơi bị bắt hay bị phạt.... chẳng hiểu trời phật nghĩ thế nào mà "giúp đỡ" họ như vậy???? hèn gì tui thấy thầy chùa bây giờ sống cũng sung sướng, ở máy lạnh, đi xe máy, thậm chí cả xe hơi, thầy chùa Trụ trì chẳng khác nào giám đốc "công ty Chùa". có lần tui gặp 1 ông thầy chùa cùng quê vào TPHCM tu hành, tui hỏi " sao thầy không tu ở ngoài đó mà lại vào đây", thầy trả lời tỉnh bơ " tu trong này sướng hơn nhiều" ????? nực cười thay.
- Có lần trong chương trình "gala cười năm 2005" của VTV3 có tác phẩm dự thi lấy ngừơi khuyết tật ra làm trò đùa chọc cười thiên hạ, cụ thể là nói ngọng
( một trong những chiêu chọc cười sơ đẳng và kém nhất là giả người khuýêt tật như đi cà thọt, nói cà lăm, nói ngọng...) tui cứ tưởng nó sẽ bị mọi người phản đối, ấy vậy mà khi bình chọn trong 1 loạt tác phẩm hay khác, nó lại được giải nhất vì được nhiều ngừơi bình chọn qua mạng nhất, chẳng hiểu ngừơi ta nghĩ gì khi lấy nỗi đau của ngừơi khác làm trò cười cho mình nữa. Ngừơi Nhật, ngừơi Mỹ qua tận Việt nam để chữa từng cái hàm ếch cho ngừơi mắc bệnh không nói ngọng nữa, để nụ cười được tươi hơn, thế mà "người trong một nước" lại cười ngã cười nghiêng khi gặp ngừơi như vậy. Thật không hiểu nổi....