Võ thuật Nhật Bản

Võ thuật Nhật Bản

"Sumo" (tuong bạc: đấu sức với nhau) là môn đô vật truyền thống của Nhật Bản duợc mọi giới ua thích, các võ si thuộc vào một lò võ nhất định. Phải có đủ sức khoẻ, trọng luợng và chiều cao mới duợc nhận vào, rồi phải khổ công tập luyện mới thành võ si có hạng và đuợc lên võ dài. Khi đã gia nhập thì coi như dấn thân và chỉ biết có "Sumo" thôi. Võ si nào lấy vợ thì vợ chỉ lo biệc giúp chồng tiến thân trên đuờng võ nghiệp. Ðể to béo và có trọng luợng, họ phải khổ công tập luyện, thức dậy từ 4 giờ sáng và các món ăn chính là rau, thịt, cá và đậu phụ.

Các lực si "Sumo" phải qua kỳ tuyển chọn gắt gao về trong luợng , chiều cao, và sức lực. Có anh đi dự tuyển, phải ráng sấy tóc cho cao thêm một chút, uống 3-4 lít nuớc cho nặng thêm một chút. Sau đó duợc các lò võ huấn luyện trong 2 năm, ai tốt nghiệp mới chính thức thành võ sĩ "Sumo", có lãnh lương. Trong thời gian huấn luyện cũng như sau khi đã thành võ sĩ chính thức, họ sống theo một lịch trình rất chặt chẽ, thức dậy từ 4 giờ sáng, học cách thi đấu, và nhất là ăn uống theo một thực đơn đặc biệt, nhiều rau, thịt và cá... để gia tăng trọng lượng.

Mỗi năm các võ sĩ tranh tài 6 lần, riêng Ðông Kinh 3 lần đều ở Shin-kokugikan. Mỗi lần kéo dài trong 15 ngày, mỗi ngày một võ sĩ chỉ ra đấu một trận. Trận đấu có võ sĩ nổi tiếng, thuờng có tiền thuởng do khán giả hâm mộ tặng. Truớc khi nhận tiền thuởng, tay võ sĩ vẽ hình chữ "tâm". Ai thắng nhiều trận nhất sẽ là vô dịch, đuợc thuởng tiền của ban tổ chức khoảng 3.000.000 Yen (23.000 MK) và rất nhiều giải thuởng, có cúp "Sumo" nặng cả 20-30kg. Giá vé vào cửa hạng nhất là 45.000 Yen (300 MK). Nguời xem có khi còn tặng tiền cho trận dấu trong đó có võ si mình ái mộ. Nếu thắng trận dó thì đương nhiên võ sĩ đuợc ái mộ đó nhận tiền, nếu thua thì tiền ấy về tay địch thủ. Các võ sĩ tay viết chữ "tâm" trên không truớc khi nhận tiền.

Võ đài, là một nền đất vuông cao, với vòng rơm bện rộng 4,55 mét chôn một nửa duới dất. Võ si thì tóc vấn ngược kiểu cổ, chỉ đóng khố, trong các buổi lễ thì mặc thêm một khăn lớn phía truớc gọi là "kesho-mawashi" bằng tơ thật dầy với hoa văn riêng của từng võ sĩ với đai bện bằng vải và giấy được cắt theo Thần Ðạo. Truớc khi đấu thì các võ si đều bốc một nắm muối tung lên dể trừ tà, và chồm mình tại hai vạch rơm cách nhau khoảng 80 cm, nghinh nhau 3 lần mới thực sự đấu. Khởi đầu trận dấu, hai bền phải cùng động thủ thì mới hợp lệ, nếu chỉ có một bên động thủ thì phải đấu lại từ đầu.

Trọng tài chính trên võ đài, thuờng là một nguời chỉ khoảng 45-55 kg, mặc như một thầy cúng thần dạo, miệng thì hò hét "nhào vô", tay cầm thẻ lệnh trông giống cái "quạt" gọi là "gunbai" để ra lệnh. Bốn góc có 4 trọng tài phụ, đều là các tay võ sĩ nổi tiếng đã về hưu. "Sumo" không giới hạn thời gian đấu, vì thuờng chỉ kéo dài vài giây hay nhiều lắm là 2-3 phút. Ai bị đẩy ra ngoài vòng hoặc té chống tay hay đầu gối truớc là thua.Năm 93, các võ sĩ hạng này dều đã dần dần giải nghệ (thường khoảng 35 tuổi) , chỉ còn có 1 võ sĩ hạng này là Akebono, nguời da den gốc Hawaii , Hoa Kỳ (thứ 64, năm 1993). Sau mới có thêm hai anh em ruột là Kitanohana (em, thứ 65, nam 1984) và Wakanohana (anh, thứ 66, năm 1998) là nguời Nhật. Cả lịch sử chính thức "Sumo" trên 200 năm chỉ có 66 nguời hạng "Yokozuna", mà hai anh em ruột chiếm duợc 2 cung là chuyện lạ lùng lần dầu tiên xẩy ra trong lịch sử "Sumo". Hai anh em này thuộc dòng họ "Sumo", cha và chú đều là các tay "Sumo" có hạng. Trong làng "Sumo" ở Nhật có khá nhiều nguời ngoại quốc thuộc khoảng 20 nước khác nhau, nhưng đông và nổi bật nhất là nguời da đen từ Hawaii, Hoa Kỳ.

Vì là môn vật có nhiều thế đấu, nhung chủ yếu là xô đẩy và nắm đai địch thủ quăng ra khỏi vòng, do đó cần phải mập và có bụng lớn để khiêng hay nhấc bổng dịch thủ. Ngoài ra họ còn học về tư cách và đạo dức, võ sĩ "Sumo" tuy to lớn nhu vậy nhưng nói rất ít, và chỉ thì thào nho nhỏ, chứ không có vênh vang lớn tiếng khoe khoang như một số môn võ đô vật khác. Tùy theo tài năng, họ đuợc phân làm 10 cấp, cấp cao nhất là "Yokozuna" (hoành cương), muốn đạt cấp này, phải có thành tích 2 lần liên tiếp vô dịch...

Ngoài "Sumo", "Judo" (nhu dạo, thuờng giữ chức vô dịch thế giới) và "Karate" (Không Thủ Ðạo) cũng là các môn võ truyền thống. Còn về thể thao thì đa số là các môn du nhập, đứng đầu là "yakyu" (đá cầu, hay còn gọi là côn cầu) , mỗi năm thu hút khoảng 19 triệu khán giả tới cầu truờng. Kế tiếp là môn túc cầu (bóng đá) đang phát triển mấy năm nay, cũng được huởng ứng tương đương với đá cầu. Nhật Bản có hạng về thể dục thẩm mỹ, bóng chuyền, bóng bàn, bơi lội, chạy việt dã (Marathon)...và mới đây là quần vợt. Nhật Bản cũng khá nổi bật với những môn thể thao mùa dông và thể thao cho nguời khuyết tật.
(sưu tầm)
 
Bình luận (2)

Iruka

New Member
Ðề: Võ thuật Nhật Bản

Sự ra đời của Thiền Tông đánh dấu cho sự khai sáng sức mạnh tinh thần của phương Đông. Chỉ khi Tổ Sư Đạt Ma xuất hiện, hệ thống võ dân gian rời rạc (Trung Hoa) mới được hệ thống trên một nền tảng vững chắc. Chỉ với Thiền Tông, võ thuật mới được nâng lên thành võ đạo.

Bước vào võ đạo Nhật Bản, người ta bước vào con đường tự rèn luyện làm chủ chính bản thân - một hành trình hoàn toàn không hề dễ dàng. Bản thân Iruka vì vậy đối với Sumo - loại hình ra đời để phục vụ vua chúa - thì thật sự không thích cho lắm. :cool:
 

Iruka

New Member
Ðề: Võ thuật Nhật Bản

Võ nghệ (bugei) hay võ thuật (jutsu)của Nhật Bản không thể hiểu lẩn lộn với võ đạo (budo). Trên thực tế, võ thuật và võ đạo hoàn tòan khác nhau về mục đích tính chất và kỹ thuật.

VÕ ĐẠO VÀ VÕ THUẬT

MasakatsuAgatsu_000.jpg

(Victory Over Oneself - Masakatsu agatsu - 正勝吾勝)


Võ đạo

Theo tiếng Nhật, yếu tố jutsu có nghĩa "thuật", chẳng hạn kyujutsu (cung thuật), jujutsu (nhu thuật), tessen-jutsu (thiết phiến thuật) ... Trong khi đó, những môn võ chuyên về đạo thì có yếu tố do : kendo (kiếm đạo), judo (nhu đạo), aikido (hiệp khí đạo).

Võ thuật phát triển từ thế kỷ X trở đi, những võ đạo chỉ được nhìn nhận từ giữa thế kỷ XVIII và phổ biến rộng rãi trong thế kỷ XX. Xét về tính chất và mục đích thì võ thuật là những môn võ công thuần về chiến đấu. Môn đồ của một phái võ bắt buộc phỉa tập luyện võ công tinh xảo để bảo vệ hoặc nêu danh cho môn phái. Trái lại, võ đạo có khuynh hướng đề cao kỷ luật tinh thần, khiến cho người học võ luôn luôn biết làm tăng giá trị tinh thần cũng như thể chất, để tiến tới tâm hướng tự kỷ, tự giác và tự hành. Võ thuật đòi hỏi phải tập luyện thường xuyên và khổ ải các kỹ thuật chiến đấu để đạt tới mức thượng thừa. Võ đạo thì khác hẳn, coi nhẹ phần chiến đấu cũng như công phu tập luyện về kỹ thuật, nhưng lại đặt nặng vấn đề nguyên tắc đến nổi lắm khi võ đạo bị coi như vô hiệu trong những cuộc chiến đấu thật sự.

Vì mục đích là phải hoàn toàn hữu hiệu trong khi giao đấu hay lâm trận nên người luyện tậo võ thuật ngoài việc phải biết sử dụng tay chân, còn phải học hỏi thêm cách thức sử dụng một số vũ khí khác. Và trong những trận chiến đấu đông người, còn phải học một số kỹ thuật chiến đấu không trực tiếp cầm vũ khí như bajutsu (thuật kỵ mã), chikujo-jutsu (thuật xây thành đắp lũy), senjo-jutsu (thuật bày binh bố trận) ... Võ đạo không bao gồm những kỹ thuật vừa kể nên không thể giúp cho việc chiến đấu.

Trong thế giới ngày nay, võ đạo và võ thuật đi đôi với nhau. Nhưng một số võ công đã bị chìm vào vì không còn hiệu nghiệm, trong khi có một số hình thức võ thuật dần dần biến thành võ đạo, hoặc với khuynh hướng tự vệ, hoặc với ý niệm tự vệ, hoặc với ý niệm tự luyện để thành người thích ứng trong xã hội.

Võ thuật cổ truyền vẫn còn tồn tại tới ngày nay là kiếm thuật tấn công (kenjutsu), kiếm thuật phòng vệ (iai-jutsu), cung thuật (kyujutsu), thương thuật (sojutsu), côn thuật (bojutsu) và nhu thuật (jujutsu). Các môn võ thuật này còn mang sắc thái cổ truyền, nhưng được thêm một số hình thức mới cùng nguồn gốc như karate-jutsu, taiho-jutsu (cảnh sát thuật), toshu-kakuto-kyohan-taikei (cận chiến thuật).

Các hình thức võ đạo còn phát triển mạnh ngày nay là kiếm đạo tấn công (kendo), kiếm đạo phòng vệ (iai-do), cung đạo (kyudo), kích giáo đạo (naginatado), nhu đạo (judo),hiệp khí đạo (aikido) không thủ đạo (karatedo). Tuy vẫn mang sắc thái cổ truyền của đạo, nhưng một vài môn võ đạo tiên tiến đã tách rời quá xa với ý niệm cổ truyền. Thật vậy, không có môn võ đạo nào đựoc xếp hạng như một môn thể thao, cũng như không có một môn thể thao nào có thể trở thành võ đạo nếu không biến cải iít nhiều. Một trong các mục tiêu thể thao là tạo kỷ lục mới, hoặc đọat giải quán quân, và đó gần như là mục tiêu tối hậu. Trái lại hình thức của đạo không hề nhấn mạnh đến chuyện tranh tài, phá kỷ lục hay đọat chức vô địch, mà chỉ hướng dẫn con người tới mục đích tối hậu là tự hoàn thiện cá nhân.

Kiếm đạo, nhu đạo .. đã tự nó làm giảm ý nghĩa khi đặt nặng các yếu tố thể thao, nghĩa là nhắm vào các cuộc so tài để phân định sự hơn thua giữa người này với người kia, hoặc nhóm này với nhóm kia để tạo kỷ lục hoặc ngôi thứ nhất. Bởi vậy dựa vào chiều hướng nghiêm chỉnh của võ đạo cổ truyền, người ta khó có thể chấp nhận các môn võ chỉ lấy sự được thua làm đầu như là hình thức võ đạo, mà rõ nhất là Không thủ đạo (karatedo).

Điều này làm nổi bật một vấn đề: một môn võ đạo càng lánh xa khuynh hương thể thao bao nhiêu thi lại càng hữu hiệu trong khuynh hướng chiến đấu bấy nhiêu. Võ thuật không mang tính chất thể thao, do đó ngành võ đạo nào muốn duy trì hiệu năng chiến đấu phải gạt bỏ ra ngoài những khát vọng thể thao. Một nghệ thuật chiến đấu thực sự không thể thực hiện được nếu thiếu yếu tố tự phát sinh điều nguy hiểm, không đổ máu.

Như thế biểu tuợng của nghệ thuật chiến đấu được thật sự nhìn thấy qua phương pháp huấn luyện. Một môn võ thuật hay võ đạo nào đó đựoc coi là đầy đủ hiệu năng chiến đấu chỉ khi nào được luyện tập theo phương pháp kata (huấn luyện với những động tác mà cả hai người đồng luyện đều biết trước và có sẵn chiêu thức để phản ứng).

Võ thuật cổ truyền còn khác biệt với võ đạo về đẳng cấp trong môn phái. Người của võ thuật luôn hãnh diện về nghi biểu cô truyền, cũng như trung thành tuyệt đối với môn phái. Tất cả các môn võ thuật cổ truyền đều đựoc sáng lập trước khi hệ thống đẳng cấp (kyudan) ra đời. Sau khi trải qua thời kỳ giới thiệu và được chấp nhận khá lâu, người nhập môn sẽ triệt để tôn trọng quy luật của môn phái và mệnh lệnh của chưởng môn. Rồi đên khi có đủ tư cách thành tài, họ sẽ được cấp một võ bằng theo lệnh của chưởng môn.

Hệ thống đẳng cấp của võ đạo không như thế. Các đẳng cấp thỉnh thoảng gắn cho một môn sinh dựa vào căn bản học hơn là tài năng kỹ thuật, do đó vô tình tạo ra sự tranh đua của những người quá say mê danh vọng chức vị. Võ đạo phân định trình độ qua đẳng cấp do đó có thể thấy rằng mục đích sau cùng của sự thụ giáo không có gì khác hơn là phải cố đạt cho kì được một đẳng cấp nào mà mình mong ước.

Ngọc Linh
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top