Theo tờ Yomiuri (25-11), Quốc hội Nhật Bản có thể sẽ thông qua dự luật nâng cấp Cục phòng vệ thành Bộ Quốc phòng vào đầu tháng 12 tới do Đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ)- đảng đối lập lớn nhất nước này - có xu hướng ủng hộ dự luật trên với những điều kiện nhất định.
Tàu chiến và trực thăng Nhật Bản tập trận trên biển (ảnh)
Tại cuộc họp ủy ban các vấn đề ngoại giao và quốc phòng, DPJ quyết định sẽ thông qua dự luật trên nếu chính phủ đáp ứng các điều kiện như thực hiện các biện pháp toàn diện nhằm ngăn chặn tái diễn tình trạng sắp đặt các vụ đấu thầu có liên quan tới các quan chức chính phủ, ngăn chặn các vụ bê bối liên quan tới các nhân viên Lực lượng phòng vệ (SDF), các hoạt động ở Iraq không được coi là nhiệm vụ chính quy của SDF mà chỉ là nhiệm vụ phụ...
Ngoài ra, nhiều ý kiến muốn có sự thảo luận kỹ hơn tại Quốc hội về đề nghị của một số quan chức chính phủ, trong đó có Ngoại trưởng Taro Aso, về khả năng Nhật Bản sở hữu vũ khí hạt nhân.
Trong số các đảng đối lập, Đảng Mới của Nhân dân cũng có khả năng ủng hộ dự luật trên, chỉ có Đảng Cộng sản Nhật Bản và Đảng Dân chủ Xã hội phản đối.
Nếu dự luật được thông qua, Cục phòng vệ Nhật Bản sẽ trở thành Bộ Quốc phòng từ tháng 1-2007. Đây sẽ là lần đầu tiên tên của Cục phòng vệ được thay đổi kể từ khi cơ quan này được thành lập năm 1954.
Trong một diễn biến khác, Thủ tướng Abe đã tiến hành cuộc họp đầu tiên với Ủy ban các chuyên gia thảo luận kế hoạch thành lập Hội đồng An ninh Quốc gia Nhật Bản (NSC) theo mô hình Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ.
Các thành viên của Ủy ban chuyên gia cho biết họ sẽ hoàn tất việc soạn thảo báo cáo vào cuối tháng 2-2007.
Việc thành lập NSC là nhằm điều phối và kết hợp giữa chính sách ngoại giao và an ninh của Nhật Bản, đồng thời nâng cao khả năng tình báo quốc gia theo phương thức chiến lược.
Tuy nhiên, Ủy ban chuyên gia sẽ không đề cập đến cuộc tranh luận hiện nay xung quanh quy định cấm Nhật Bản tham gia phòng thủ tập thể để bảo đảm an ninh cho một quốc gia đồng minh.
Cựu Phó Chánh Văn phòng Nội các Nobuo Ishihara cho biết vấn đề phòng thủ tập thể sẽ được thảo luận trong khuôn khổ NSC sau khi nó được thành lập.
Theo tuoitre.com.vn
http://www.nhatban.net/modules/news/article.php?storyid=460
Tàu chiến và trực thăng Nhật Bản tập trận trên biển (ảnh)
Tại cuộc họp ủy ban các vấn đề ngoại giao và quốc phòng, DPJ quyết định sẽ thông qua dự luật trên nếu chính phủ đáp ứng các điều kiện như thực hiện các biện pháp toàn diện nhằm ngăn chặn tái diễn tình trạng sắp đặt các vụ đấu thầu có liên quan tới các quan chức chính phủ, ngăn chặn các vụ bê bối liên quan tới các nhân viên Lực lượng phòng vệ (SDF), các hoạt động ở Iraq không được coi là nhiệm vụ chính quy của SDF mà chỉ là nhiệm vụ phụ...
Ngoài ra, nhiều ý kiến muốn có sự thảo luận kỹ hơn tại Quốc hội về đề nghị của một số quan chức chính phủ, trong đó có Ngoại trưởng Taro Aso, về khả năng Nhật Bản sở hữu vũ khí hạt nhân.
Trong số các đảng đối lập, Đảng Mới của Nhân dân cũng có khả năng ủng hộ dự luật trên, chỉ có Đảng Cộng sản Nhật Bản và Đảng Dân chủ Xã hội phản đối.
Nếu dự luật được thông qua, Cục phòng vệ Nhật Bản sẽ trở thành Bộ Quốc phòng từ tháng 1-2007. Đây sẽ là lần đầu tiên tên của Cục phòng vệ được thay đổi kể từ khi cơ quan này được thành lập năm 1954.
Trong một diễn biến khác, Thủ tướng Abe đã tiến hành cuộc họp đầu tiên với Ủy ban các chuyên gia thảo luận kế hoạch thành lập Hội đồng An ninh Quốc gia Nhật Bản (NSC) theo mô hình Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ.
Các thành viên của Ủy ban chuyên gia cho biết họ sẽ hoàn tất việc soạn thảo báo cáo vào cuối tháng 2-2007.
Việc thành lập NSC là nhằm điều phối và kết hợp giữa chính sách ngoại giao và an ninh của Nhật Bản, đồng thời nâng cao khả năng tình báo quốc gia theo phương thức chiến lược.
Tuy nhiên, Ủy ban chuyên gia sẽ không đề cập đến cuộc tranh luận hiện nay xung quanh quy định cấm Nhật Bản tham gia phòng thủ tập thể để bảo đảm an ninh cho một quốc gia đồng minh.
Cựu Phó Chánh Văn phòng Nội các Nobuo Ishihara cho biết vấn đề phòng thủ tập thể sẽ được thảo luận trong khuôn khổ NSC sau khi nó được thành lập.
Theo tuoitre.com.vn
http://www.nhatban.net/modules/news/article.php?storyid=460
Có thể bạn sẽ thích