Đất nước Nhật Bản được chúng ta biết đến như một biểu tượng của "xứ sở mặt trời mọc". Nếu chúng ta nhìn lại các thời đại lịch sử của Nhật Bản ta có thể hiểu rõ hơn được phần nào về các giai đoạn phát triển của lịch sử Nhật Bản từ Nhật Bản buổi bình minh cho đến ngày nay.Thời đồ đã cũ, sống du mục săn bắt hái lượm. Thời đồ gốm Jomon, chuyển sang trồng lúa và hình thành việc định cư. Vào cuối thờ kỳ có xu hướng đi đến thống nhất...v.v .Trong phần 1 của bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu sơ qua từ Nhật Bản buổi bình minh cho đến Nhật Bản thời đụng độ với Phương Tây.
Nhật Bản buổi bình minh
Thời đồ đá cũ (15.000 năm đến 5.000 năm trước CN)
Sống du mục săn bắt và hái lượm
Thời đồ gốm Jomon (5.000 năm đến 200 năm trước CN)
Chuyển sang trồng lúa và hình thành việc định cư. Vào cuối thời kỳ, có xu hướng đi đến thống nhất.
Thời kỳ Yayoi (200 năm trước CN đến năm 200 sau CN)
Yayoi là xã hội nông nghiệp trọn ven đầu tiên ở quần đảo Nhật Bản. Lúa được trồng ở những vùng đầm lầy đất phú sa, kê, lúa mạch và lúa mì được trồng ở những vùng đất cao hơn. Cả đồ đồng, thiếc và sắt đã được mang tới từ lục địa và được sử dụng phổ biến.
Thời văn hoá "Nấm mồ" (Kofun, Cuối thế kỷ III đến cuối thế kỷ VI)
Vương quốc Yamato thiết lập sự thống trị trên quá nửa phía Tây quần đảo Nhật Bản, kể cả phía Nam của Triều Tiên. Sau này, việc kiểm soát phía nam Triều Tiên bị suy yếu, và sự tranh ngôi trong gia đình Nhật hoàng đã đe doạ quyền lực của Yamato. Đạo Phật và đạo Khổng được du nhập.
Thời Asuka (Cuối thế kỷ VI đến đầu thế kỷ VIII)
Hoàng tử Shotoku phục hồi quyền lực của vương quốc Yamato. Các cố gắng đầu tiên để tạo nên hiến pháp và một hệ thống giai cấp chính thức. Shotoku quảng bá cho đạo Phật. Một số chùa Phật giáo được xây dựng. Gia đình Soga trở nên rất có quyền lực, tuy nhiên sau này đã bị Fujiwara - no - Kamatari dưới quyền hoàng tử Naka - no - Oe lật đổ. Cải cách Taika theo những ý tưởng trước đây của hoàng tử Shotoku. Chấm dứt sự cai trị của người Nhật Bản ở Triều Tiên. Tinh thần của cải cách Taika được thể hiện trong bộ luật gọi là Ritsuryo dưới thời Temmu, sau này được cải tiến dưới thời Mommu, cháu nội của ông ta.
Thời Nara (Đầu thế kỷ VIII đến cuối thế kỷ VIII)
Nara trở thành thủ đô, bộ luật Ritsuryo được hoàn thành. Nhật hoàng có uy quyền lớn. Văn hoá thời nhà Đường của người Trung Hoa được du nhập vào. Đạo Phật hưng thịnh. Hai cuốn lịch sử dân tộc Kojiki và Nihon Shoki cũng như Man'yoshu, một tuyển tập các bài thơ Nhật Bản, được biên soạn. Nền văn hoá đạt tới mức cao nhờ việc trộn lẫn các yếu tố Trung Hoa và Nhật Bản. Đúc được các đồng tiền bằng bạc và đồng đỏ. Một số chùa gỗ trong đó có chùa Todaji và kho báu hoàng gia Shosoin được xây dựng.
Nhật Bản thời Trung Cổ
Thời Heian
Đầu Heian (Cuối thế kỷ VIII đến cuối thế kỷ IX)
Nhà nước chuyển tới thủ đô mới Heian - Kyo (Kyoto). Thành lập các giáo phái Phật giáo mới đã Nhật Bản hoá (là Tendai và Shingon - chủ yếu hội nhập những yếu tố tiến bộ). Hệ thống các điều luật Ritsuryo được sửa đổi. Lối viết thơ văn theo kiểu Trung Hoa rất hưng thịnh ở triều đình. Dòng họ Fujiwara nắm quyền hành đằng sau ngai vàng.
Nhật Bản buổi bình minh
Thời đồ đá cũ (15.000 năm đến 5.000 năm trước CN)
Sống du mục săn bắt và hái lượm
Thời đồ gốm Jomon (5.000 năm đến 200 năm trước CN)
Chuyển sang trồng lúa và hình thành việc định cư. Vào cuối thời kỳ, có xu hướng đi đến thống nhất.
Thời kỳ Yayoi (200 năm trước CN đến năm 200 sau CN)
Yayoi là xã hội nông nghiệp trọn ven đầu tiên ở quần đảo Nhật Bản. Lúa được trồng ở những vùng đầm lầy đất phú sa, kê, lúa mạch và lúa mì được trồng ở những vùng đất cao hơn. Cả đồ đồng, thiếc và sắt đã được mang tới từ lục địa và được sử dụng phổ biến.
Thời văn hoá "Nấm mồ" (Kofun, Cuối thế kỷ III đến cuối thế kỷ VI)
Vương quốc Yamato thiết lập sự thống trị trên quá nửa phía Tây quần đảo Nhật Bản, kể cả phía Nam của Triều Tiên. Sau này, việc kiểm soát phía nam Triều Tiên bị suy yếu, và sự tranh ngôi trong gia đình Nhật hoàng đã đe doạ quyền lực của Yamato. Đạo Phật và đạo Khổng được du nhập.
Thời Asuka (Cuối thế kỷ VI đến đầu thế kỷ VIII)
Hoàng tử Shotoku phục hồi quyền lực của vương quốc Yamato. Các cố gắng đầu tiên để tạo nên hiến pháp và một hệ thống giai cấp chính thức. Shotoku quảng bá cho đạo Phật. Một số chùa Phật giáo được xây dựng. Gia đình Soga trở nên rất có quyền lực, tuy nhiên sau này đã bị Fujiwara - no - Kamatari dưới quyền hoàng tử Naka - no - Oe lật đổ. Cải cách Taika theo những ý tưởng trước đây của hoàng tử Shotoku. Chấm dứt sự cai trị của người Nhật Bản ở Triều Tiên. Tinh thần của cải cách Taika được thể hiện trong bộ luật gọi là Ritsuryo dưới thời Temmu, sau này được cải tiến dưới thời Mommu, cháu nội của ông ta.
Thời Nara (Đầu thế kỷ VIII đến cuối thế kỷ VIII)
Nara trở thành thủ đô, bộ luật Ritsuryo được hoàn thành. Nhật hoàng có uy quyền lớn. Văn hoá thời nhà Đường của người Trung Hoa được du nhập vào. Đạo Phật hưng thịnh. Hai cuốn lịch sử dân tộc Kojiki và Nihon Shoki cũng như Man'yoshu, một tuyển tập các bài thơ Nhật Bản, được biên soạn. Nền văn hoá đạt tới mức cao nhờ việc trộn lẫn các yếu tố Trung Hoa và Nhật Bản. Đúc được các đồng tiền bằng bạc và đồng đỏ. Một số chùa gỗ trong đó có chùa Todaji và kho báu hoàng gia Shosoin được xây dựng.
Nhật Bản thời Trung Cổ
Thời Heian
Đầu Heian (Cuối thế kỷ VIII đến cuối thế kỷ IX)
Nhà nước chuyển tới thủ đô mới Heian - Kyo (Kyoto). Thành lập các giáo phái Phật giáo mới đã Nhật Bản hoá (là Tendai và Shingon - chủ yếu hội nhập những yếu tố tiến bộ). Hệ thống các điều luật Ritsuryo được sửa đổi. Lối viết thơ văn theo kiểu Trung Hoa rất hưng thịnh ở triều đình. Dòng họ Fujiwara nắm quyền hành đằng sau ngai vàng.
Có thể bạn sẽ thích