chiếc lexus và cây ô-liu , sách best-seller

chiếc lexus và cây ô-liu , sách best-seller

Chiếc Lexus Và Cây Ô Liu (theo Đài THVN - VTV)
(VTV1 ngày 18/09/2006)
Việt Nam đang chuẩn bị bước vào không gian WTO đánh dấu một cột mốc hội nhập sâu rộng vào thế giới Toàn cầu hoá. Làm sao mỗi cá nhân nắm bắt được sự vận động của thế giới và để vượt qua những thách thức và tận dụng những thời cơ mà nó tạo ra và để có những tư duy là sức mạnh tổng hợp nhằm phát huy sức mạnh của mỗi quốc gia là điều mà ai trong chúng ta cũng mong mỏi. Thế giới Phẳng của nhà báo nổi tiếng Fridman một cuốn sách bán chạy nhất năm 2005, sẽ là một trong những lời tư vấn hữu ích và hay nhất trong chủ đề này.

Thế giới không bao giờ là phẳng tuyệt đối nhưng Thế giới đang trong quá trình làm phẳng. Có rất nhiều rào cản về ngôn ngữ, về văn hoá, rào cản về sự phân biệt giàu nghèo nhưng tất cả đang tiến đến gần nhau hơn bởi công nghệ và những định chế pháp lý Toàn cầu hoá hay WTO, đó là cách nhìn trong tác phẩm của nhà báo Thomas L. Friedman, một nhà báo nổi tiếng rất quen thuộc với độc giả Việt Nam qua tác phẩm Chiếc Lexus Và Cây Ô Liu.

Trong tác phẩm Chiếc Lexus Và Cây Ô Liu Friedman phát hoạ một bức tranh toàn cầu hoá trong thời k ỳ hậu chiến tranh lạnh rất hay và sống động và giằng co giữa cái mới hiện đại hiện thân của chiếc Lexus và cái cũ truyền thống hiện thân của cây Ô Liu nhưng ở đó vẫn có những con đường rất thông minh để một quốc gia có thể hội nhập với những xu thế hiện đại để làm giàu đất nước nhưng không để mất đi những bản sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp của mình và đến Thế Giới Phẳng thì Friedman phát hiện ra rằng cá nhân đóng vai trò chủ đạo một thế giới đang được làm phẳng.

Friedman nhìn nhận quá trình phát triển của toàn cầu hoá qua ba giai đoạn. Nếu như trong Toàn cầu hoá 1.0 các vấn đề cơ bản đựơc đặt ra là vị trí của một nước trong quá trình cạnh tranh và tận dụng cơ hội toàn cầu như thế nào thì trong Toàn cầu hoá 2.0 tác giả cho rằng tác nhân then chốt của sự thay đổi động lực hội nhập toàn cầu chính là các công ty Đa quốc gia nhưng đến toàn cầu hoá 3.0 thì thế giới đã được co lại, làm phẳng và trao quyền cho các cá nhân. Các cá nhân từ mọi ngõ ngách của Thế giới phẳng đều được trao quyền và tạo điều kiện cho rất nhiều người tham gia, cạnh tranh và tất nhiên con người của mọi màu gia điều có thể tham gia. Friedman cho rằng thế giới đang được làm phẳng bởi sự phát triển của Internet các dịch vụ thông tin liên lạc rất rẻ cùng với công nghệ số hoá đã thay đổi cơ bản các mô hình kinh doanh và thách thức trao đổi truyền thống thành những phương thức giao dịch trên mạng chính vì thế dù bạn đang ở quốc gia nào điều có thể tiếp cận những kho thông tin kiến thức khổng lồ của nhân loại để trao đổi thông tinvà làm ăn với nhau. Và đó không đơn thuần là sự thay đổi và tương tác giữa các Chính phủ, các doanh nghiệp và người dân mà là sự xuất hiện của các mô hình xã hội, chính trị và kinh doanh hoàn toàn mới, điều này đang tác động đến các khía cạnh sâ sắc nhất của xã hội như bản chất của ký ức xã hội.

Đất nước ta đang hội nhập vào một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phải chăng kinh tế thị trường chính là hiện thân của chiếc Lexus là chấp nhận những khó khăn kinh tế khách quan đang diễn ra trên toàn cầu. còn Xã hội chủ nghĩa chính là hiện thân của cây ÔLiu là bản sắc văn hoá mang tính nhân văn mà ở đó con người vừa là động lực vừa là mục tiêu của sự phát triển. Ở đó người dân giao quyền cho nhà nước để nhà nước có thể tạo điều kiện tối đa cho từng cá nhân phát huy hết khả năng sáng tạo của mình để làm giàu cho chính mình, kể từ đó mỗi cá nhân trở thành những nhân tố đủ sức mạnh để không nững giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mà còn phát triển nên những thành tựu văn háo mới đủ sức lan toả trong môi trường toàn cầu.
Làm sao để xây dựng một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam trong thời đại toàn cầu hoá? Làm sao để người dân có được những dịch vụ viễn thông và Internet tốt nhầt ? tiếp cập tri thức, lưu chuyển thông tin một cách nhanh nhất, dày nhất để có thể tham gia vào sân chơi toàn cầu hoá một cách chủ động để làm sao để các thành phần doanh nghiệp được quyền tiếp cận những thông tin nguồn tín dụng giấy phép và cơ hội kinh doanh một cách công bằng tạo động lực kích thích các doanh nghiệp phát triển đó là những câu hỏi khiến chúng ta phải suy nghĩ. Thế giới phẳng còn cho rằng vị thế của một quốc gia trong thời đại Toàn cầu hoá ngày nay tuỳ thuộc vào năng lực của từng cá nhân được tạo sức mạnh cộng hưởng của những ước mơ tiến đến những điều tốt đẹp mà những ước mơ ấy chính là sản phẩm của trí tưởng tượng vồn dược hình thành từ nền giáo dục và môi trường phát triển của mỗi quốc gia. Hãy nghe tác giả lập luận: “Các nhà phân tích luôn có xu hướng đánh giá xã hội bằng những thống kê cổ điển về kinh tề xã hội thể lệ thâm hụt ngân sách tổng sản phẩm quốc nội hay thể lệ thất nghiệp hoặc thể lệ biết chữ của phụ nữ trưởng thành. Những con số thống kê đó là quan trọng và nói lên nhiều điều nhưng còn một con số khác khó thống kê hơn nhiều và tôi nghĩ con số này quan trọng và nói lên nhiều điều hơn, đó là xã hội của bạn có nhiều ký ức hơn ứơc mơ hay nhiều ước mơ hơn một ký ức.

Cuốn sách cũng đề cập đến không ít những mặc trái của Toàn cầu hóa nhưng có lẽ tác động xấu của chúng chủ yếu đến từ chính cách thức tiếp nhận thụ động và tiêu cực của mỗi quốc gia. Thay vì chủ động và tiến đến tác động vào quá trình phát triển của nó. Tác giả viết “lo ngại về toàn cầu hoá là chính đáng và cần thiết nhưng nếu bỏ qua khả năng phát huy vai trò cá nhân và làm giàu văn hoá của nó ta sẽ không thấu được những tác động tích cực của qúa trình này đối với tự do cá nhân và tính đa dạng của con người.
Đọc Thế giới phẳng còn gợi mở cho chúng ta nhiều thông tin hữu ích, không chỉ cá nhân các doanh nghiệp còn tìm thấy ở Thế giới phẳng cách thức hoạt động và những nguyên tắc vận hành kinh doanh trong thời đại Toàn cầu hoá. Các quốc gia còn tìm thấy ở đó cách ứng xử của các quốc gia khác về những nền văn minh khác nhau trong một thế giới được làm phẳng như thế này.

Hãy đọc Thế giới phằng để chúng ta có niềm tin rằng dù còn nghèo nhưng chủ động gia nhập để nắm bắt những kiến thức chưa bao giờ có thì Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành mộ đất nước thịnh vượng chiếm một vị thế quan trọng trong thời đại Toàn cầu hoá .

“Người tí hon có thể hành động như người khổng lồ, cách để các công ty nhỏ có thể thịnh vượng trong Thế giới phẳng chính là học cách làm chuyện lớn, bí quyết để người tí hon làm được chuyện lớn là nhanh chóng chiếm lĩnh lợi thế của các công cụ mới để hợp tác với xa hơn, nhanh hơn và sâu rộng hơn.
 

Đính kèm

  • LexusOliu.rar
    329.8 KB · Lượt xem: 427

Bài viết liên quan

Văn hóa xã hội 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top