[WRAP]http://img246.imageshack.us/img246/755/75696va2.jpg[/WRAP]
Là một trong những người đầu tiên đã đi đàm phán mở lại quan hệ với Nhật Bản năm 1991 và đi thăm Nhật Bản nhiều lần, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan khẳng định "chưa bao giờ mối quan tâm của Nhật với VN lại giống như bây giờ".
Đặc phái viên của Thủ tướng Chính phủ, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cho biết, lần đầu tiên trong lịch sử, Thủ tướng Việt Nam sẽ phát biểu trước Quốc hội Nhật Bản.
Ông Vũ Khoan cũng cho rằng, “chưa bao giờ, mối quan tâm của người Nhật đối với Việt Nam lại lớn như bây giờ”.
Hôm nay (18/10), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ có chuyến thăm Nhật Bản đầu tiên trên cương vị thủ tướng từ ngày 18 đến 22-10.
Thủ tướng VN sẽ phát biểu trước Quốc hội Nhật Bản
Với chuyến thăm này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ là vị khách nước ngoài đầu tiên của tân Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
“Phía Nhật Bản chủ động chính thức mời và thu xếp một chương trình đồ sộ, như Thủ tướng đến chào nhà vua. Đây là một chương trình khá đặc biệt vì thường là nguyên thủ quốc gia mới đến chào, một năm Nhật hoàng chỉ tiếp một người.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ tham dự một hội thảo với quy mô lớn với các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản tại Tokyo và Osaka. Có khoảng 60 doanh nghiệp Việt Nam tháp tùng Thủ tướng, Đặc phái viên của Thủ tướng cho biết.
Là một trong những người đầu tiên đã đi đàm phán mở lại quan hệ với Nhật Bản năm 1991 và đi thăm Nhật Bản nhiều lần, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan khẳng định” chưa bao giờ mối quan tâm của Nhật với VN lại giống như bây giờ”.
Làn sóng vốn đổ vào VN
Trước đó, ông Matsunaga Daisuke, Đại diện lâm thời Nhật Bản tại VN, khẳng định Nhật Bản muốn tăng cường quan hệ mọi mặt với Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ.
Nhật Bản sẽ tiếp tục cung cấp Viện trợ phát triển chính thức (ODA) nhằm giúp VN đạt các mục tiêu đề ra trong kế hoạch mới 5 năm và mong đợi nguồn ODA này sẽ được sử dụng hiệu quả.
Trong bối cảnh Nhật Bản liên tục cắt giảm nguồn viện trợ ODA do khó khăn về kinh tế thì số ODA cam kết cho Việt Nam liên tục tăng. Năm 2006, số vốn cam kết này khoảng 850 triệu USD.
Tuy nhiên, vụ bê bối ở PMU18 đã từng làm dấy lên lo ngại trong dư luận Nhật về việc sử dụng nguồn vốn ODA từ tiền đóng thuế của dân. Ngày 5/4, Quốc hội Nhật đã thảo luận về vụ PMU18 và yêu cầu Bộ Ngoại giao nước này phải có báo cáo sớm và đầy đủ về vụ PMU18 để có quyết sách về ODA cho VN một cách phù hợp.
Giữa tháng 9 năm 2006, những thành viên trong Đoàn kiểm tra 3 dự án của PMU18 sử dụng vốn vay của Ngân hàng Phát triển Nhật Bản (JBIC, cơ quan giải ngân các nguồn viện trợ của Nhật Bản) đã có báo cáo về chất lượng các công trình này.
Trái ngược với những nghi ngờ của các phương tiện thông tin đại chúng trong nước, những chuyên gia hàng đầu về kết cấu bê tông, mặt đường của JBIC và Hội kỹ sư công trình Nhật Bản lại tỏ ra khá hài lòng về chất lượng các công trình sử dụng vốn ODA do PMU18 làm đại diện chủ đầu tư.
Theo ông Matsunaga Daisuke, cộng đồng các nhà tài trợ vẫn đánh giá VN sử dụng vốn ODA hiệu quả so với các nước trong khu vực.
Cùng với ODA, nguồn đầu tư trực tiếp của các DN Nhật Bản đang đổ vào VN, khiến nhiều người nhắc tới “làn sóng đầu tư mới từ Nhật Bản”. Nhiều dự án đáng kể như Công ty Canon xây dựng nhà máy sản xuất máy in thứ hai tại Bắc Ninh với số vốn đầu tư là 70 triệu USD; Honda tăng thêm 60 triệu USD để xây dựng nhà máy sản xuất xe hơi; Dự án xây dựng nhà máy sản xuất thép lá 145 triệu USD của Nippon Sheet Glass Co...
Theo Hà Yên
VietnamNet
Là một trong những người đầu tiên đã đi đàm phán mở lại quan hệ với Nhật Bản năm 1991 và đi thăm Nhật Bản nhiều lần, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan khẳng định "chưa bao giờ mối quan tâm của Nhật với VN lại giống như bây giờ".
Đặc phái viên của Thủ tướng Chính phủ, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cho biết, lần đầu tiên trong lịch sử, Thủ tướng Việt Nam sẽ phát biểu trước Quốc hội Nhật Bản.
Ông Vũ Khoan cũng cho rằng, “chưa bao giờ, mối quan tâm của người Nhật đối với Việt Nam lại lớn như bây giờ”.
Hôm nay (18/10), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ có chuyến thăm Nhật Bản đầu tiên trên cương vị thủ tướng từ ngày 18 đến 22-10.
Thủ tướng VN sẽ phát biểu trước Quốc hội Nhật Bản
Với chuyến thăm này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ là vị khách nước ngoài đầu tiên của tân Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
“Phía Nhật Bản chủ động chính thức mời và thu xếp một chương trình đồ sộ, như Thủ tướng đến chào nhà vua. Đây là một chương trình khá đặc biệt vì thường là nguyên thủ quốc gia mới đến chào, một năm Nhật hoàng chỉ tiếp một người.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ tham dự một hội thảo với quy mô lớn với các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản tại Tokyo và Osaka. Có khoảng 60 doanh nghiệp Việt Nam tháp tùng Thủ tướng, Đặc phái viên của Thủ tướng cho biết.
Là một trong những người đầu tiên đã đi đàm phán mở lại quan hệ với Nhật Bản năm 1991 và đi thăm Nhật Bản nhiều lần, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan khẳng định” chưa bao giờ mối quan tâm của Nhật với VN lại giống như bây giờ”.
Làn sóng vốn đổ vào VN
Trước đó, ông Matsunaga Daisuke, Đại diện lâm thời Nhật Bản tại VN, khẳng định Nhật Bản muốn tăng cường quan hệ mọi mặt với Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ.
Nhật Bản sẽ tiếp tục cung cấp Viện trợ phát triển chính thức (ODA) nhằm giúp VN đạt các mục tiêu đề ra trong kế hoạch mới 5 năm và mong đợi nguồn ODA này sẽ được sử dụng hiệu quả.
Trong bối cảnh Nhật Bản liên tục cắt giảm nguồn viện trợ ODA do khó khăn về kinh tế thì số ODA cam kết cho Việt Nam liên tục tăng. Năm 2006, số vốn cam kết này khoảng 850 triệu USD.
Tuy nhiên, vụ bê bối ở PMU18 đã từng làm dấy lên lo ngại trong dư luận Nhật về việc sử dụng nguồn vốn ODA từ tiền đóng thuế của dân. Ngày 5/4, Quốc hội Nhật đã thảo luận về vụ PMU18 và yêu cầu Bộ Ngoại giao nước này phải có báo cáo sớm và đầy đủ về vụ PMU18 để có quyết sách về ODA cho VN một cách phù hợp.
Giữa tháng 9 năm 2006, những thành viên trong Đoàn kiểm tra 3 dự án của PMU18 sử dụng vốn vay của Ngân hàng Phát triển Nhật Bản (JBIC, cơ quan giải ngân các nguồn viện trợ của Nhật Bản) đã có báo cáo về chất lượng các công trình này.
Trái ngược với những nghi ngờ của các phương tiện thông tin đại chúng trong nước, những chuyên gia hàng đầu về kết cấu bê tông, mặt đường của JBIC và Hội kỹ sư công trình Nhật Bản lại tỏ ra khá hài lòng về chất lượng các công trình sử dụng vốn ODA do PMU18 làm đại diện chủ đầu tư.
Theo ông Matsunaga Daisuke, cộng đồng các nhà tài trợ vẫn đánh giá VN sử dụng vốn ODA hiệu quả so với các nước trong khu vực.
Cùng với ODA, nguồn đầu tư trực tiếp của các DN Nhật Bản đang đổ vào VN, khiến nhiều người nhắc tới “làn sóng đầu tư mới từ Nhật Bản”. Nhiều dự án đáng kể như Công ty Canon xây dựng nhà máy sản xuất máy in thứ hai tại Bắc Ninh với số vốn đầu tư là 70 triệu USD; Honda tăng thêm 60 triệu USD để xây dựng nhà máy sản xuất xe hơi; Dự án xây dựng nhà máy sản xuất thép lá 145 triệu USD của Nippon Sheet Glass Co...
Theo Hà Yên
VietnamNet
Có thể bạn sẽ thích