Có nên sưu tầm bằng cấp?

micdac

tât cả chỉ là ngụy biện, hãy đội mũ BH
Nhiều người mới tốt nghiệp đã nhanh chóng vỡ mộng vì cuộc sống đi làm, họ thấy mình không đi đến đâu, chán ngán với công việc, buồn chán với những quy định cơ quan, và nghĩ rằng cách duy nhất để cải thiện hoàn cảnh đó là đi học.

Một số người khác đến trường chỉ đơn giản để “quên cuộc sống hiện tại trong một thời gian. Đi học thì tốt hơn là đi uống bia”. Nhưng nên nhớ đi học cần nhiều thời gian và tiền bạc, và điều đó thì không nhẹ nhàng chút nào.

Sau khi đi làm rồi quay lại học thì bạn mới biết rõ bạn cần trau dồi lĩnh vực nào, đừng thử học một cái mới. Theo thăm dò của Quarterlifecrisis.com, chỉ 46% người tốt nghiệp ĐH (trung bình ở tuổi 25) cảm thấy rằng họ đã tìm được ngành nghề đúng. Nếu bạn đi học một ngành mà bạn không chắc chính xác có thích hợp không, có thể bạn sẽ có kết thúc không hay, hoặc năng lực của bạn một lần nữa bạn lại bỏ qua.

Khi nào thì đi học?

- Khi điều duy nhất làm bạn không với tới chức vụ cao hơn mà bạn mong đợi là thiếu một bằng MBA.

- Sau khi làm ngành này nhiều năm, cuối cùng bạn thấy một chỗ thích hợp cho mình.

- Khi bạn cảm thấy thật cần thiết và khao khát kiến thức trong một lĩnh vực đặc biệt.

- Khi bạn đã hoàn thành mọi thứ theo cách có thể trong lĩnh vực của bạn với bằng cử nhân và muốn phát triển ở lĩnh vực đó.

Không đi học

- Khi bạn nản công việc hiện tại và muốn tìm một công việc mới.

- Bạn muốn tạo cho mình là người ấn tượng khi có thêm những danh xưng đứng phía trước tên bạn, như Thạc sĩ... gì gì đó.

- Đi học như là một cách để lấy lại thời gian.

- Khi bạn nghe lĩnh vực nghề đó đang hot, nhưng chưa thực sự cố gắng ở lĩnh vực của mình ngay từ đầu.


Có bằng cấp cao hơn không có nghĩa là bỏ công việc hiện tại. Bạn có thể làm bán thời gian, làm buổi tối, và bạn có thể xin sếp cho tiền học phí. Hãy nghiên cứu tất cả những cơ hội công việc tương lai và những điều kiện học tập trước khi lao vào học và hãy tính đến tình huống là khi học xong bạn phải mắc nợ mà chưa chắc sẽ có một công việc tốt hơn. Hãy chắc chắn bạn đang học vì những lý do đúng.

Lê Ngân
(Careers)
 

kamikaze

Administrator
Bài viết khá sắc sảo. Hiện nay có nhiều hình thức để có thể vừa học vừa làm nên nếu ai biết cách sắp xếp thì sẽ có thể tiếp cận được với rất nhiều lĩnh vực. Việc đi làm 1 thời gian sau đó di học là rất cần thiết.
 

langthang

New Member
Ðề: Có nên sưu tầm bằng cấp?

Đọc 2 từ sưu tầm nghe thật là lạ! Bằng cấp nôm na là mảnh giấy chứng nhận 1 người đã qua 1 giai đoạn rèn luyện nhất định trong 1 lĩnh vực nào đó. Là 1 quá trình rèn luyện, lắm khi đổ mồ hôi sôi nước mắt, mà được ví bằng 2 chữ "sưu tầm" (như một thú vui chơi) nghe thật buồn cười và có 1 chút gì mỉa mai phải không?
Theo nhận xét chủ quan của mình thì ở VN bây giờ mọi người hè nhau đi học Cao học chỉ vì muốn có 1 bằng cấp có tên gọi khác với từ Cử nhân hoặc Kỹ sư (nghe mấy bằng cấp này hoài chắc chán rồi!). Những người có cái nhìn sâu hơn thì chép miệng: "Rồi đến phổ cập Thạc sĩ mất thôi!". Bản thân mình cũng thấy rất nhiều sinh viên khi tốt nghiệp, việc làm chưa tìm ra lại loay hoay đi học tiếp. Hỏi học để làm gì? Đáp rằng "Em học cho vui, ở nhà hoài chán quá!". Hoặc là "Không có người yêu đi chơi, buồn nên đi học kiếm tấm bằng cho bằng anh bằng chị, dễ tìm người yêu + việc làm"...
Mình cũng nghĩ rằng tốt nghiệp rồi nên đi làm 1 thời gian để va chạm giữa môi trường thực tế và những kiến thức học đường có cơ hội xảy ra. Lúc đó tự bản thân mỗi người sẽ so sánh, nhận xét, cân nhắc và rút ra kết luận cho mình có cần thiết nên tiếp tục học hay thôi, stop! Và nếu học là sẽ học cái gì? Giai đoạn đi làm này như chuyển tiếp, tự định hướng cho việc học của mỗi người.
Thật là khó nói khi bệnh yêu bằng cấp của người Việt mình khá nặng, mà kiến thức thực sự thì không biết có tương xứng với bằng cấp đó hay không...
Mà eo ôi, học nhiều quá mọi người cũng bảo rằng đầu óc có vấn đề, rõ khổ!
 
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Phá sản doanh nghiệp đạt mức cao nhất trong 11 năm, ghi nhận 4.990 vụ, tình trạng thiếu hụt lao động ngày càng trầm trọng.
Nhật Bản : Phá sản doanh nghiệp đạt mức cao nhất trong 11 năm, ghi nhận 4.990 vụ, tình trạng thiếu hụt lao động ngày càng trầm trọng.
Số vụ phá sản doanh nghiệp (nợ từ 10 triệu yên trở lên) trên toàn quốc trong nửa đầu năm 2025 (tháng 1 đến tháng 6) do Tokyo Shoko Research công bố vào ngày 8 đã tăng 1,19% so với cùng kỳ năm...
Thumbnail bài viết: Thủ tướng Ishiba "rất lấy làm tiếc" về mức thuế 25% của Trump đối với Nhật Bản.
Thủ tướng Ishiba "rất lấy làm tiếc" về mức thuế 25% của Trump đối với Nhật Bản.
Thủ tướng Ishiba "rất lấy làm tiếc" về mức thuế 25% của Trump đối với Nhật Bản. Mặt khác, ông bày tỏ quan điểm rằng "trên thực tế, đây là lệnh đóng băng thuế quan và gia hạn thời hạn", đồng thời...
Thumbnail bài viết: Chất lượng giấc ngủ giảm sút vào mùa hè ? Cách để có được một giấc ngủ ngon ngay cả trong những đêm nhiệt đới.
Chất lượng giấc ngủ giảm sút vào mùa hè ? Cách để có được một giấc ngủ ngon ngay cả trong những đêm nhiệt đới.
Số lượng "ngày cực nóng" với nhiệt độ vượt quá 35°C đang dần tăng trên toàn quốc. Có vẻ như nhiệt độ sẽ không giảm ngay cả vào ban đêm trong nhiều ngày. Brain Sleep, một công ty nghiên cứu khoa...
Thumbnail bài viết: Bảng xếp hạng 10 Chỉ số Hòa bình Toàn cầu Hàng đầu [Phiên bản 2025]
Bảng xếp hạng 10 Chỉ số Hòa bình Toàn cầu Hàng đầu [Phiên bản 2025]
Với căng thẳng gia tăng trên toàn thế giới và tại Mỹ , ngày càng nhiều người Mỹ cân nhắc chuyển ra nước ngoài. Tình hình căng thẳng hiện tại cũng có thể ảnh hưởng đến kế hoạch du lịch nước ngoài...
Thumbnail bài viết: Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi khảo sát quốc gia về điều kiện sống , 64% hộ gia đình có trẻ em đang "vật lộn để kiếm sống".
Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi khảo sát quốc gia về điều kiện sống , 64% hộ gia đình có trẻ em đang "vật lộn để kiếm sống".
Theo Khảo sát quốc gia về điều kiện sống do Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi biên soạn năm ngoái, 58,9% hộ gia đình trả lời rằng điều kiện sống của họ đang "vật lộn". Khi giới hạn ở các hộ gia đình...
Thumbnail bài viết: Bảng xếp hạng đại học thế giới QS 2026: Đại học Thanh Hoa của Trung Quốc vươn lên vị trí thứ 17, Đại học Tokyo tụt xuống vị trí thứ 36.
Bảng xếp hạng đại học thế giới QS 2026: Đại học Thanh Hoa của Trung Quốc vươn lên vị trí thứ 17, Đại học Tokyo tụt xuống vị trí thứ 36.
Cơ quan đánh giá đại học Quacquarelli Symons (QS) của Anh gần đây đã công bố "Bảng xếp hạng đại học thế giới QS 2026". Lần này, hơn 1.500 trường đại học từ 106 quốc gia và khu vực trên toàn thế...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Tiền lương thực tế trong tháng 5 giảm 2,9%, lần đầu tiên giảm trong 20 tháng.
Nhật Bản : Tiền lương thực tế trong tháng 5 giảm 2,9%, lần đầu tiên giảm trong 20 tháng.
Tiền lương thực tế, phản ánh biến động giá, đã giảm mạnh trong tháng 5 lần đầu tiên trong 20 tháng. Khi giá cả tiếp tục tăng, sự chậm lại trong tăng trưởng tiền lương danh nghĩa đã có tác động. Vì...
Thumbnail bài viết: Sức mua tương đương của Nhật Bản giảm mạnh, chất lượng cuộc sống của Tokyo xếp thứ 26 trên thế giới.
Sức mua tương đương của Nhật Bản giảm mạnh, chất lượng cuộc sống của Tokyo xếp thứ 26 trên thế giới.
Luxembourg được chọn là thành phố đáng sống nhất thế giới trong báo cáo năm 2025 của Deutsche Bank, xếp hạng các thành phố trên toàn thế giới dựa trên giá cả và chất lượng cuộc sống. Phiên bản...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Giá cả tăng khiến cứ 3 người thì có 1 người ăn ngoài ít hơn vào buổi tối.
Nhật Bản : Giá cả tăng khiến cứ 3 người thì có 1 người ăn ngoài ít hơn vào buổi tối.
Trong một cuộc khảo sát toàn quốc về những người trong độ tuổi từ 20 đến 40 về việc ăn ngoài, cứ ba người thì có một người cho biết họ ăn ngoài ít hơn vào buổi tối. Khi giá cả tăng, gần 80% số...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Cần hỗ trợ sau khi kết thúc sử dụng , các chuyên gia đề xuất sửa đổi hệ thống giám hộ người lớn.
Nhật Bản : Cần hỗ trợ sau khi kết thúc sử dụng , các chuyên gia đề xuất sửa đổi hệ thống giám hộ người lớn.
Các cuộc thảo luận đang diễn ra tại Hội đồng Lập pháp để sửa đổi hệ thống giám hộ người lớn nhằm hỗ trợ những người mắc chứng mất trí. Ý kiến của người dân đã được thu thập vào ngày 25 tháng 6 cho...
Top