Chuyện buôn dưa Cớ sao “áo ấm” là “áo lạnh”?

lonelyinsnow

Moderator
Có những lối nói có vẻ mâu thuẫn nhau, đó chỉ là mâu thuẫn hình thức. Về bản chất, chúng phản ánh những quy luật nào đó của tiếng Việt. Bởi lẽ, “cái gì đã tồn tại thì đều có lý do cho sự tồn tại của nó” (I. Kant).


Mâu thuẫn từ vựng

Nhiều người đã phát hiện những hiện tượng vô lý, mâu thuẫn hay còn gọi là “phi lôgic” trong tiếng Việt. Đầu tiên là mâu thuẫn trong cấu tạo cụm từ, như: hai từ lạnh và ấm có nghĩa ngược nhau nhưng cách nói áo ấm và áo lạnh lại cùng nghĩa, và cùng nghĩa với áo rét. Với phụ nữ mang bầu, chúng ta nói dưỡng thai, đã vậy sao còn có nhà dưỡng bệnh? Một khi tổ quốc lâm nguy, thanh niên sẵn sàng lên đường cứu nước, nhưng với “bà hoả” gây hiểm hoạ cho mọi nhà, sao lại còn cứu hoả?

Cứ vậy, chúng ta còn gặp nhiều lối nói “mâu thuẫn” khác nữa. Trong số này có lối nói “cương quyết đánh thắng kẻ địch xâm lược” và lối nói “cương quyết đánh bại kẻ địch xâm lược”. Đáng sợ hơn, lại còn lối nói “Ở đây bán bột trẻ em”!

Với những cách nói “mâu thuẫn” trên đây, để giải thích bạn hãy liên hệ tới hiện tượng rút gọn từ ngữ đương nhiên đúng trong nhiều cụm từ tiếng Việt.

Để tránh dài dòng, tôi xin nêu một nhóm ví dụ: nếu bạn đồng ý rằng từ cách nói “sách viết cho thiếu nhi” hay “sách dùng cho thiếu nhi” người ta rút gọn thành “sách thiếu nhi” thì hẳn bạn cũng chấp nhận rằng từ cách nói “áo dùng cho mùa lạnh” người ta cũng rút gọn thành “áo mùa lạnh” và rồi thành “áo lạnh”. Nếu chúng ta hiểu từ cách nói “áo mặc chống mưa, chống gió” người ta rút gọn thành “áo mưa”, “áo gió” thì cũng chấp nhận được “áo rét” là kết quả rút gọn của “áo mặc chống rét”. Nếu bạn cho là những cụm từ “truyện vui” , “tủ lạnh” được rút gọn từ “truyện đọc cho vui”, “tủ làm cho lạnh” thì bạn cũng có thể dùng khuôn rút gọn đó để giải thích “áo ấm” được rút gọn từ “áo mặc cho ấm”. Vậy nên có những cái lý cho việc tạo thành ba cụm từ áo lạnh, áo rét, áo ấm có vẻ mâu thuẫn nhau.

Mâu thuẫn cú pháp

Năm 1975, trong mục Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trên báo Nhân Dân, một nhà báo lão thành đã phê phán lối nói “cấm không được hút thuốc lá” vì đã cấm sao lại còn cấm không được? Nói vậy chả hoá ra cho phép hút thuốc lá hay sao? Ông đề nghị nói “không được hút thuốc lá” hoặc “cấm hút thuốc lá”. Sự thực, cả ba lối nói trên đều đúng, đều được nhiều người dùng. Hiện tượng ngôn ngữ nào được nhiều người dùng ấy là đã được xã hội chấp nhận.

Chuẩn mực ngôn ngữ là một hiện tượng động. Cái đúng của ngày hôm nay có thể được hình thành từ cái sai của ngày hôm qua. Và cũng hàng loạt cái đúng của ngày hôm qua thì nay lại không được dùng nữa. Trở lại với cấm và cấm không được. Đây không phải là trường hợp duy nhất có thể thêm từ không vào sau động từ mà vẫn tạo ra cách nói đồng nghĩa. Hàng loạt động từ V như: quên, thôi, kiêng, tránh, miễn, ngăn, cản, từ, chối… cũng có đặc điểm giống hệt như cấm: quên mang sách = quên không mang sách; kiêng ăn đường = kiêng không ăn đường; thôi học tiếng Hoa = thôi không học tiếng Hoa; tránh gặp nhau = tránh không gặp nhau; Ba ngăn Hải làm điều bậy = Ba ngăn không cho Hải làm điều bậy; họ cản nó đi vào = họ cản không cho nó đi vào; người bố đã từ đứa con bất hiếu = người bố đã từ không nhận đứa con bất hiếu; ông ta chối đã nhận hối lộ = ông ta chối đã không nhận hối lộ; có nói mấy đi nữa cũng vô ích = có nói mấy đi chăng nữa cũng vô ích…

Hiện tượng mâu thuẫn vừa nêu được giải thích qua đặc điểm ngữ nghĩa của những động từ V vừa nêu. Chúng chung nét nghĩa phủ định: bổ ngữ B của chúng là một cụm động từ và động từ này đã không xảy ra, hoặc không còn được thực hiện. Quên mang A nghĩa là “không mang A”, tránh đi đường X nghĩa là “không đi đường X”, thôi cãi nhau nghĩa là “không còn cãi nhau”, từ bỏ A nghĩa là “không còn thực hiện A”… Nét nghĩa phủ định gắn chặt với B đến nỗi mỗi khi nói tới một động từ lớp này là người ta nghĩ ngay đến “không B”. Ấy thế là xuất hiện lối nói dư “V không B” đồng nghĩa với “V B”. “Cấm A” nghĩa là “cấm không được A”. Cấm xả rác nghĩa là cấm không được xả rác, nói gọn lại là không được xả rác!

Đây là hiện tượng dư do quá trình từ vựng hoá nét nghĩa phủ định bổ ngữ của động từ.

Cuối cùng, thay vì “không có ai đến” đôi khi chúng ta nói “có ma nào đến” và cũng có thể nói “không có ma nào đến”. Hiện tượng mâu thuẫn này lại được giải thích theo một luật khác.

GS.TS NGUYỄN ĐỨC DÂN
Nguồn http://sgtt.vn/Khoa-giao/154347/Co-sao-“ao-am”-la-“ao-lanh”.html
-----
P/s: Đọc bài này nhớ hôm trước bị sempai bắt bẻ "áo lạnh", "áo ấm". Chắc là chọc chơi thôi nhưng nay tự nhiên đọc được một bài giải thích dùm ít nhiều thấy cũng hay và mắc cười nữa ->-
 

Điểm tin

Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Tâm lý người tiêu dùng cải thiện trong tháng thứ hai liên tiếp vào tháng 6, giá gạo và xăng tăng chậm lại.
Nhật Bản : Tâm lý người tiêu dùng cải thiện trong tháng thứ hai liên tiếp vào tháng 6, giá gạo và xăng tăng chậm lại.
Theo Khảo sát xu hướng người tiêu dùng tháng 6 do Văn phòng Nội các công bố vào ngày 1, Chỉ số tâm lý người tiêu dùng (hộ gia đình có hai người trở lên, điều chỉnh theo mùa), cho biết tâm lý người...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Giá đất mặt tiền tại Tokyo tăng 8,1%, đứng đầu cả nước , giá trung bình cũng tăng trong năm thứ tư liên tiếp.
Nhật Bản : Giá đất mặt tiền tại Tokyo tăng 8,1%, đứng đầu cả nước , giá trung bình cũng tăng trong năm thứ tư liên tiếp.
Vào ngày 1, Cơ quan Thuế quốc gia đã công bố giá đất mặt tiền năm 2025, là cơ sở tính thuế thừa kế và thuế tặng cho. Giá trung bình toàn quốc tăng 2,7% theo năm, mức tăng lớn nhất kể từ năm 2010...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Giá gạo trung bình toàn quốc giảm tuần thứ 5 liên tiếp , giảm 119 yên so với tuần trước, còn 3.801 yên cho 5 kg.
Nhật Bản : Giá gạo trung bình toàn quốc giảm tuần thứ 5 liên tiếp , giảm 119 yên so với tuần trước, còn 3.801 yên cho 5 kg.
Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản đã công bố giá trung bình của 5 kg gạo được bán tại các siêu thị trên toàn quốc từ ngày 16 đến ngày 22 tháng 6 . Giá là 3.801 yên bao gồm thuế, giảm 119 yên...
Thumbnail bài viết: Tiêu thụ hàng nhập khẩu giảm đột ngột , lợi nhuận hoạt động của Takashimaya giảm 27% trong tháng 3-5 .
Tiêu thụ hàng nhập khẩu giảm đột ngột , lợi nhuận hoạt động của Takashimaya giảm 27% trong tháng 3-5 .
Hiệu suất hoạt động của các cửa hàng bách hóa lớn đang giảm sút do lượng tiêu thụ hàng nhập khẩu ( từ khách tham quan) đối với các mặt hàng có giá trị cao chậm lại. Takashimaya và J. Front...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : 20.000 yên là không đủ ! Gánh nặng thuế tiêu dùng hàng năm đối với chi phí thực phẩm.
Nhật Bản : 20.000 yên là không đủ ! Gánh nặng thuế tiêu dùng hàng năm đối với chi phí thực phẩm.
Trong bài phát biểu tại thành phố Gojo, tỉnh Nara vào ngày 29, Tổng thư ký Moriyama Hiroshi của Đảng Dân chủ Tự do đã bày tỏ sự phản đối đối với việc cắt giảm thuế tiêu dùng mà các đảng đối lập...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : 10% dịch vụ chăm sóc y tế tại các phòng khám có "giá trị thấp" , 100 tỷ yên lãng phí vào các đơn thuốc không hiệu quả.
Nhật Bản : 10% dịch vụ chăm sóc y tế tại các phòng khám có "giá trị thấp" , 100 tỷ yên lãng phí vào các đơn thuốc không hiệu quả.
Có bao nhiêu "dịch vụ chăm sóc y tế giá trị thấp" hoặc không có lợi cho sức khỏe của bệnh nhân được cung cấp tại Nhật Bản? Một nhóm từ Đại học Tsukuba và những nhóm khác đã tiến hành làm rõ vấn đề...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : 84% doanh nghiệp vừa và nhỏ có kế hoạch trả "tiền thưởng mùa hè". 36% có kế hoạch tăng, phần lớn nói "không thay đổi".
Nhật Bản : 84% doanh nghiệp vừa và nhỏ có kế hoạch trả "tiền thưởng mùa hè". 36% có kế hoạch tăng, phần lớn nói "không thay đổi".
Vào ngày 25 tháng 6, trang web tìm kiếm việc làm En Japan đã công bố kết quả khảo sát về tình hình thực tế của các kế hoạch tiền thưởng mùa hè dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ vào năm 2025. Theo...
Thumbnail bài viết: Một thảm họa lớn ở Nhật Bản vào tháng 7 ? Bối cảnh của sự lan truyền của tin đồn sai sự thật.
Một thảm họa lớn ở Nhật Bản vào tháng 7 ? Bối cảnh của sự lan truyền của tin đồn sai sự thật.
Một "lời tiên tri" rằng một thảm họa lớn sẽ xảy ra ở Nhật Bản vào tháng 7 năm 2025 đã lan truyền ở Hồng Kông và những nơi khác, và ngày càng có nhiều người hủy chuyến đi đến Nhật Bản. Cơ quan Khí...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Xếp hạng các tỉnh có tỷ lệ kết hôn quốc tế cao! Những thay đổi đáng ngạc nhiên trong năm 2019 và 2023.
Nhật Bản : Xếp hạng các tỉnh có tỷ lệ kết hôn quốc tế cao! Những thay đổi đáng ngạc nhiên trong năm 2019 và 2023.
Kể từ năm 2017, giải thích trong các báo cáo của viện nghiên cứu và các nguồn khác bằng chứng rằng nguyên nhân chính khiến tỷ lệ sinh giảm về mặt thống kê của Nhật Bản là "những người chưa kết...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Nhiệt độ trung bình từ tháng 7 đến tháng 9 cao hơn mức trung bình trên toàn quốc,cẩn thận với mức nhiệt cực đoan 40 độ.
Nhật Bản : Nhiệt độ trung bình từ tháng 7 đến tháng 9 cao hơn mức trung bình trên toàn quốc,cẩn thận với mức nhiệt cực đoan 40 độ.
Theo Weathernews công bố, nhiệt độ từ tháng 7 đến tháng 9 năm 2025 dự kiến sẽ cao hơn mức trung bình trên toàn quốc, một số khu vực dự kiến sẽ trải qua "mức nhiệt cực đoan" khoảng 40 độ và tuyên...
Top