Cơn “sốt” robot ở Nhật

Cơn “sốt” robot ở Nhật

Người Nhật đặc biệt mê những chiếc máy có tay, chân, đầu và biết nói câu “Xin chào!”

[WRAP]http://khoahoc.com.vn/photos/Image/2006/10/07/seisaku.jpg[/WRAP]

Robot có mặt ở khắp Nhật Bản. Chúng chào đón khách tại các công ty hay siêu thị, hướng dẫn giao thông ngoài đường phố, thậm chí biết nhảy múa. Khác với người Mỹ, người Nhật đặc biệt đam mê loại robot có hình dáng con người và không ngừng nỗ lực hoàn thiện chúng. Lem Fugitt, một chuyên gia công nghệ cao sống 24 năm ở Tokyo và đang quản lý trang blog (nhật ký trực tuyến) www.robots-dreams.com, lý giải: “Giới trẻ ở Nhật lớn lên cùng với phim hoạt hình và truyện tranh nói về những robot có hình dáng con người. Không những thế, người Nhật cũng thường nói về robot như con người.”

Các nhà nghiên cứu nước này vẫn đang miệt mài cho ra đời những robot có một vài khả năng của con người dù còn rất lâu mới đạt đến mức độ tinh vi và hoàn hảo như thế. Dưới đây là một vài nỗ lực mới nhất của họ:

Cua-rơ robot

Tại cuộc triển lãm công nghệ CEATEC đang diễn ra ở Chiba (Nhật) khách tham quan vô cùng thích thú trước màn trình diễn đi xe đạp của Seisaku-kun. Robot này – do hãng thiết bị điện tử Murata Manufacturing chế tạo - có khả năng đạp xe lên một con đường dốc 25 độ và dừng lại mà không bị mất thăng bằng. Không những thế, robot này có thể đi theo hình chữ S mà không bị ngã khỏi xe.

Robot nhảy múa

Đừng xem thường robot nhỏ nhắn này. Dù chỉ cao 35 cm, nó là một tay nhảy khá cừ. Robot này được hãng iXs Research Corp thiết kế cho một chương trình giáo dục: nó mặc trang phục truyền thống kimono và thực hiện các điệu nhảy dân tộc.

[WRAP]http://www.khoahoc.com.vn/photos/Image/2006/10/07/Saya.jpg[/WRAP]

Robot hướng dẫn


Những người mua sắm tại siêu thị Aeon ở Chiba có thể gặp phải một “nhân viên” khác thường tại cửa ra vào: một robot biết nói và cử động tay. Với cặp mắt màu xanh và một giọng nữ êm dịu, robot này về cơ bản là một bản đồ di động được thiết kế để chào đón khách tại văn phòng hay người mua sắm tại siêu thị, cho phép họ tìm kiếm vị trí của máy rút tiền tự động, điện thoại công cộng hay nhà vệ sinh... trên màn hình. Hãng Fujitsu cho biết các phiên bản sau này của robot nói trên – gọi là Enon - sẽ có khả năng vận chuyển hàng và hướng dẫn khách đi khắp nơi trong văn phòng.

Robot tiếp tân

Những người đặt chân đến Đại học Khoa học Tokyo trong thời gian qua không khỏi ngạc nhiên trước sự đón tiếp của “cô” Saya, một robot có thể giao tiếp với họ thông qua hàng trăm cụm từ đơn giản và 6 nét mặt đơn giản: ngạc nhiên, lo lắng, giận dữ, khiếp sợ, hạnh phúc và buồn bã.

Tiến sĩ Hiroshi Kobayashi, người chế tạo Saya, thừa nhận: “Việc tạo ra một robot biết nói chuyện là vô cùng khó khăn nên các nhà nghiên cứu buộc phải hạn chế lượng từ vựng dành cho robot".

Theo khoahoc , người lao động
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top