Cuối tháng 4/2004, Bộ Ngoại giao Nga muốn đàm phán để yêu cầu Nhật trả lại số vàng trị giá 80 tỉ USD đang nằm trong ngân hàng Tokyo Mitsubishi. Số vàng này được chở đến Nhật thời kỳ nội chiến ở Nga sau cách mạng 1917.
500 tấn vàng của Nga đang ở đâu?
Tháng 8/1918, quân bạch vệ cướp vàng chở đến Samara rồi Ufa. Hồng quân lên đường truy đuổi nhưng khi đến Ufa, vàng đã được chuyển đến tận Omsk và rơi vào tay đô đốc Aleksandr Vasilyevich Kolchak của quân Bạch vệ.
Tháng 11, Kolchak lật đổ chính quyền Bolshevik tại Omsk và trở thành lãnh chúa Siberia lẫn Viễn Đông. Kolchak cũng dùng số vàng trên để mua vũ khí từ các nước phương Đông như Nhật, Trung Quốc và Mỹ.
Giao vàng cho Nhật tạm giữ
Trong số 4 chiếc xe lửa chở vàng khởi hành từ Vladivostok, chỉ có 3 chiếc đến được nơi định trước. Một chiếc bị thủ lãnh quân Cossack, cánh Nga hoàng, là Grigory Semenov, bắt được tại Chita. Toàn bộ số tiền vàng Kolchak bao gồm 68,2 triệu ruble vàng được chở đến Pháp, Anh và Nhật để trực tiếp mua vũ khí; 126,7 triệu ruble được đặt ở các ngân hàng tư tại Tokyo, Yokohama, Hong Kong, Thượng Hải và Cáp Nhĩ Tân, như là tài sản thế chấp cho các vụ mua bán vũ khí sau này. Ngoài ra, Semenov cũng kiếm được 42,2 triệu ruble.
Dù vậy, trọng lượng tịnh số vàng mà Kolchak từng sở hữu là bao nhiêu thì các nhà sử học vẫn chưa biết chính xác. Tháng 11/1918, Kolchak nhận được tại Omsk 8.470 thùng vàng, mỗi thùng nặng 60 kg. Số vàng này được Kolchak giao cho Nhật “tạm giữ”.
Từ đó đến nay, nhiều lần Nga đòi Nhật trả lại số vàng trên nhưng không đạt được kết quả gì. Trong khoảng từ năm 1923 đến1941, các tướng của Kolchak từng có ý định đưa vụ này ra tòa nhưng tất cả mọi tòa án Nhật đều từ chối tiến hành thủ tục kiện tụng, cho rằng họ không đủ thẩm quyền và cũng không hợp pháp khi đứng về phía Nga đòi lại tài sản của Nga.
Tháng 4/2004, Bộ Ngoại giao Nga nỗ lực dùng con đường ngoại giao để thu hồi số vàng nói trên. Tuy nhiên có rất nhiều trở ngại vì vụ vàng Nga hoàng này lại liên quan đến vụ tranh chấp quần đảo Kuril vốn là nguyên do khiến mối quan hệ ngoại giao Nga - Nhật luôn căng thẳng.
Không chỉ Nga mất vàng từ tay bạch vệ như trường hợp trên mà những người Bolshevik cũng có trách nhiệm một phần trong vụ thất thoát vàng Nga hoàng. Vào giai đoạn nội chiến Nga, do sợ không đủ vũ khí để chống lại quân bạch vệ, những người Bolshevik đã thương thảo với Đức để trao đổi những vụ mua bán thanh toán bằng ruble vàng. Tổng cộng số vàng, theo dự tính, sẽ đến Đức là 250 tấn, theo thời gian biểu như sau:
- 10/9/1918: chuyến xe lửa đầu tiên, mang đến Đức 55,3 triệu ruble vàng.
- 30/9/1918: chuyến tàu thứ hai, với 65,5 triệu.
- 20/10/1918: chuyến thứ ba (số liệu chưa thu thập được).
- 10/11/1918: chuyến cuối cùng (số liệu chưa thu thập được).
Tuy nhiên, những người Bolshevik chỉ thành công khi cho lên đường hai chuyến tàu hỏa với 93,5 tấn vàng. Hai chuyến sau không đi được vì tình hình quân sự Nga thời điểm đó rất hỗn loạn.
Sau đó, người ta hủy hai chuyến tàu trên vì Đức thất bại trong thế chiến thứ nhất. Thật oái oăm, hai chiếc xe lửa với 93,5 tấn vàng cuối cùng lại rơi vào tay Pháp, theo cam kết từ điều 259 của Hòa ước Versailles năm 1919. Năm 1963 (thời Khrushchev), Pháp tuyên bố chính thức sở hữu phân nửa trong số 93,5 tấn vàng bởi nó được xem như là khoản trả nợ thời Nga hoàng.
Bao giờ mới lấy lại được?
Đầu thập niên 1990, các cuộc truy tìm và cố gắng đòi lại vàng của Nga bắt đầu bùng nổ. Sergei Petrov - chuyên gia thuộc Hội đồng Quốc tế về bất động sản và vàng của Nga ở hải ngoại, người có bằng cao học sử, con trai của tướng Pavel Petrov (trưởng ban hậu cần của Đô đốc Kolchak) - đã dò ra được một số nơi cất vàng Nga với số liệu chính xác: Ngân hàng Tokyo (29,5 triệu rúp vàng) và Ngân hàng Thượng Hải Hong Kong (Hong Kong Shanghai Bank) 81,5 triệu.
Ngoài ra, Petrov còn truy ra được tài khoản tư nhân của các tùy viên quân sự và viên chức tư pháp mà số tiền của họ được chuyển từ trong nước (Nga) ra các tòa đại sứ ở hải ngoại rồi sau đó đi vào những ngân hàng. Tất cả vụ chuyển vàng, tiền được thực hiện theo lệnh Kolchak, bắt đầu từ tháng 11/1919 (bởi lo ngại phe Bolshevik có khả năng đoạt được).
Nước Nga lo lắng không biết cuối cùng thì tất cả số vàng của họ có khả năng lấy lại được không. Dù sao, một số người Nga cũng khá lạc quan vì vài nước thuộc khu vực Baltic (thuộc Liên Xô trước kia) và Albania đã lấy được số vàng của họ ở Anh mà không cần đến kiện tụng rắc rối.
(Theo Người Lao Động)
500 tấn vàng của Nga đang ở đâu?
Tháng 8/1918, quân bạch vệ cướp vàng chở đến Samara rồi Ufa. Hồng quân lên đường truy đuổi nhưng khi đến Ufa, vàng đã được chuyển đến tận Omsk và rơi vào tay đô đốc Aleksandr Vasilyevich Kolchak của quân Bạch vệ.
Tháng 11, Kolchak lật đổ chính quyền Bolshevik tại Omsk và trở thành lãnh chúa Siberia lẫn Viễn Đông. Kolchak cũng dùng số vàng trên để mua vũ khí từ các nước phương Đông như Nhật, Trung Quốc và Mỹ.
Giao vàng cho Nhật tạm giữ
Trong số 4 chiếc xe lửa chở vàng khởi hành từ Vladivostok, chỉ có 3 chiếc đến được nơi định trước. Một chiếc bị thủ lãnh quân Cossack, cánh Nga hoàng, là Grigory Semenov, bắt được tại Chita. Toàn bộ số tiền vàng Kolchak bao gồm 68,2 triệu ruble vàng được chở đến Pháp, Anh và Nhật để trực tiếp mua vũ khí; 126,7 triệu ruble được đặt ở các ngân hàng tư tại Tokyo, Yokohama, Hong Kong, Thượng Hải và Cáp Nhĩ Tân, như là tài sản thế chấp cho các vụ mua bán vũ khí sau này. Ngoài ra, Semenov cũng kiếm được 42,2 triệu ruble.
Dù vậy, trọng lượng tịnh số vàng mà Kolchak từng sở hữu là bao nhiêu thì các nhà sử học vẫn chưa biết chính xác. Tháng 11/1918, Kolchak nhận được tại Omsk 8.470 thùng vàng, mỗi thùng nặng 60 kg. Số vàng này được Kolchak giao cho Nhật “tạm giữ”.
Từ đó đến nay, nhiều lần Nga đòi Nhật trả lại số vàng trên nhưng không đạt được kết quả gì. Trong khoảng từ năm 1923 đến1941, các tướng của Kolchak từng có ý định đưa vụ này ra tòa nhưng tất cả mọi tòa án Nhật đều từ chối tiến hành thủ tục kiện tụng, cho rằng họ không đủ thẩm quyền và cũng không hợp pháp khi đứng về phía Nga đòi lại tài sản của Nga.
Tháng 4/2004, Bộ Ngoại giao Nga nỗ lực dùng con đường ngoại giao để thu hồi số vàng nói trên. Tuy nhiên có rất nhiều trở ngại vì vụ vàng Nga hoàng này lại liên quan đến vụ tranh chấp quần đảo Kuril vốn là nguyên do khiến mối quan hệ ngoại giao Nga - Nhật luôn căng thẳng.
Không chỉ Nga mất vàng từ tay bạch vệ như trường hợp trên mà những người Bolshevik cũng có trách nhiệm một phần trong vụ thất thoát vàng Nga hoàng. Vào giai đoạn nội chiến Nga, do sợ không đủ vũ khí để chống lại quân bạch vệ, những người Bolshevik đã thương thảo với Đức để trao đổi những vụ mua bán thanh toán bằng ruble vàng. Tổng cộng số vàng, theo dự tính, sẽ đến Đức là 250 tấn, theo thời gian biểu như sau:
- 10/9/1918: chuyến xe lửa đầu tiên, mang đến Đức 55,3 triệu ruble vàng.
- 30/9/1918: chuyến tàu thứ hai, với 65,5 triệu.
- 20/10/1918: chuyến thứ ba (số liệu chưa thu thập được).
- 10/11/1918: chuyến cuối cùng (số liệu chưa thu thập được).
Tuy nhiên, những người Bolshevik chỉ thành công khi cho lên đường hai chuyến tàu hỏa với 93,5 tấn vàng. Hai chuyến sau không đi được vì tình hình quân sự Nga thời điểm đó rất hỗn loạn.
Sau đó, người ta hủy hai chuyến tàu trên vì Đức thất bại trong thế chiến thứ nhất. Thật oái oăm, hai chiếc xe lửa với 93,5 tấn vàng cuối cùng lại rơi vào tay Pháp, theo cam kết từ điều 259 của Hòa ước Versailles năm 1919. Năm 1963 (thời Khrushchev), Pháp tuyên bố chính thức sở hữu phân nửa trong số 93,5 tấn vàng bởi nó được xem như là khoản trả nợ thời Nga hoàng.
Bao giờ mới lấy lại được?
Đầu thập niên 1990, các cuộc truy tìm và cố gắng đòi lại vàng của Nga bắt đầu bùng nổ. Sergei Petrov - chuyên gia thuộc Hội đồng Quốc tế về bất động sản và vàng của Nga ở hải ngoại, người có bằng cao học sử, con trai của tướng Pavel Petrov (trưởng ban hậu cần của Đô đốc Kolchak) - đã dò ra được một số nơi cất vàng Nga với số liệu chính xác: Ngân hàng Tokyo (29,5 triệu rúp vàng) và Ngân hàng Thượng Hải Hong Kong (Hong Kong Shanghai Bank) 81,5 triệu.
Ngoài ra, Petrov còn truy ra được tài khoản tư nhân của các tùy viên quân sự và viên chức tư pháp mà số tiền của họ được chuyển từ trong nước (Nga) ra các tòa đại sứ ở hải ngoại rồi sau đó đi vào những ngân hàng. Tất cả vụ chuyển vàng, tiền được thực hiện theo lệnh Kolchak, bắt đầu từ tháng 11/1919 (bởi lo ngại phe Bolshevik có khả năng đoạt được).
Nước Nga lo lắng không biết cuối cùng thì tất cả số vàng của họ có khả năng lấy lại được không. Dù sao, một số người Nga cũng khá lạc quan vì vài nước thuộc khu vực Baltic (thuộc Liên Xô trước kia) và Albania đã lấy được số vàng của họ ở Anh mà không cần đến kiện tụng rắc rối.
(Theo Người Lao Động)
Có thể bạn sẽ thích