Đại sứ Nhật Bản: Đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam sẽ tăng

Đại sứ Nhật Bản: Đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam sẽ tăng

[URL=http://imageshack.us][/URL]
Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Norio Hattori bày tỏ tin tưởng rằng đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam sẽ tăng trong thời gian tới.

Theo ông Hattori, đầu tư sẽ tập trung vào sản xuất, chế tạo, kèm theo đó là các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất các linh kiện.

Tại cuộc họp báo thông báo kết quả cuộc họp Ủy ban Hỗn hợp Sáng kiến chung Nhật Bản-Việt Nam (giai đoạn 2) tại Hà Nội ngày 11/7, Đại sứ Hattori đánh giá cao kết quả của giai đoạn 1 Sáng kiến chung Nhật-Việt (2003-2005). Ông nói "kết quả đạt được nhiều hơn mức mà tôi mong đợi".

Theo ông Đại sứ, Sáng kiến chung này không chỉ có lợi cho Việt Nam và Nhật bản mà nó còn có lợi cho cả các nước khác.

"Trong thời gian này đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã tăng lên hai lần, đặc biệt đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam tăng gấp 3 lần", ông Hattori nói.

Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam (bao gồm đầu tư mới và tăng vốn) năm 2003 là 300 triệu USD, năm 2004 lên tới 810 USD và năm 2005 đã đạt 840 triệu USD.

Theo ông Hattori, lượng đầu tư tăng một phần là do môi trường đầu tư của Việt Nam đã được cải thiện nhờ có sáng kiến chung Nhật-Việt và các biện pháp của chính phủ Việt Nam nhằm khuyến khích đầu tư vào Việt Nam.

Tuy vậy ông cũng cho rằng môi trường đầu tư không phải chỉ cần hoàn thành mà còn phải đẩy mạnh hơn nữa. Việt Nam cần tiếp tục cố gắng để cải thiện môi trường đầu tư kể cả sau 2007 (khi kết thúc giai đoạn 2 của Sáng kiến chung).

Sáng kiến chung Nhật Bản-Việt Nam đã được Thủ tướng Junichiro Koizumi và Thủ tướng Phan Văn Khải thỏa thuận tháng 4/2003 và được hai chính phủ cùng xây dựng nhằm mục đích cải thiện môi trường kinh doanh, tăng cường khả năng cạnh tranh của Việt Nam. Tháng 12/2003, Kế hoạch Hành động gồm 44 điểm đã được soạn thảo và đến tháng 11/2005, phần lớn kế hoạch hành động đó đã được thực hiện.

Trên cơ sở thành công của Sáng kiến chung đó, nhân cuộc họp thượng đỉnh Đông Á ở Malaixia tháng 12/2005, hai Thủ tướng đã thỏa thuận sẽ xây dựng Sáng kiến chung giai đoạn 2 (kéo dài đến cuối năm 2007). Chương trình hành động của Sáng kiến chung giai đoạn 2 bao gồm 46 điểm với 7 vấn đề lớn như sửa đổi luật đầu tư, tài chính, kết cấu hạ tầng của Việt Nam.
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top