Thế giới biết đến Nhật Bản, một cường quốc của khoa học kỹ thuật, một xứ sở của tuyết và hoa anh đào. Và thế giới cũng biết đến Nhật Bản về cách bảo tồn và phát huy tinh hoa dân tộc. Con Người Nhật Bản rất yêu quý và giữ gìn bản sắc dân tộc của mình. Một trong những yếu tố ấy là phong tục cưới.
Thanh niên của Nhật Bản dù có tân tiến, hiện đại đến mấy vẫn luôn tổ chức lễ cưới theo truyền thống dân tộc.
Khái niệm về nghi lễ và hôn nhân tại Nhật tuy có một vài thay đổi để phù hợp nhưng vẫn duy trì những sắc thái cổ truyền.
Ở Nhật có hai loại hôn nhân chủ yếu là hôn nhân dàn xếp và hôn nhân lựa chọn. Nhưng ngày nay hôn nhân dàn xếp giảm dần khi chế độ dân chủ phát triển, thanh niên Nhật ngày nay đã tự do tìm hiểu nhau trước khi tiến đến hôn nhân. Khi cảm thấy không thể thiếu nhau trong cuộc đời thì họ sẽ đi đến kết hôn.
Lễ yuino (lễ hỏi) giúp chính thức hóa quan hệ của hai họ. Cả hai gia đình gặp nhau tại bàn tiệc, trao đổi quà tặng và ăn mừng chuẩn bị cho lễ cưới sắp tới. Thông thường nhà trai sẽ nộp tiền và lễ vật tượng trưng cho sự may mắn như kombu (rong biển - tượng trưng cho sự phát đạt của con cháu về sau) Nhà gái sẽ tặng lại một món quà tương đương phân nửa giá trị lễ vật mà họ nhận. Ngày nay, lễ này càng bị lược bỏ, thay vào đó chàng trai tặng cô gái chiếc nhẫn đính hôn và cô gái tặng lại một món quà.
Ngày cưới, người ta thường làm lễ cưới tại một đền Thần đạo để báo cáo cuộc hôn nhân với thần thánh (nghi thức Kitô giáo). Không phải hầu hết họ theo Đạo Kitô mà là xu hướng thời thượng của giới trẻ Nhật ngày nay. Cô dâu và chú rể thề khấn thuỷ chung không phải trước Chúa mà trước cha mẹ hai bên và quan khách tham dự. Sau lễ cưới là một bữa tiệc thịnh soạn tại một khách sạn hay nhà hàng sang trọng.
Cô dâu mặc bộ kimono trắng sang trọng hay một bộ áo cưới kiểu Tây. Suốt tiệc cưới, cô dâu sẽ thay một vài trang phục màu sắc khác. Tục này bắt đầu từ thời Muromachi (thế kỷ 14) ý muốn nói nghi lễ đã xong, cô dâu trở về với cuộc sống ngày thường. Nghi thức cắt bánh cũng rất quan trọng, cô dâu và chú rể cầm chung một con dao, ý nói đây là sự hợp tác đầu tiên trong đời của họ... Khi chúc mừng, quan khách tránh dùng các từ như "cắt, chia, trả lại" (ám chỉ không tốt cho tơ duyên)
Sau tiệc cưới, cô dâu và chú rể dâng hoa đôi bên cha mẹ tỏ lòng biết ơn đấng sinh thành đã cho họ một nửa của đời mình.
Mặc dù theo thời gian, tập tục đã có nhiều thay đổi nhưng những nghi thức trên không thể thiếu trong các đám cưới tại Nhật.
Theo ThanhNienOnline
Thanh niên của Nhật Bản dù có tân tiến, hiện đại đến mấy vẫn luôn tổ chức lễ cưới theo truyền thống dân tộc.
Khái niệm về nghi lễ và hôn nhân tại Nhật tuy có một vài thay đổi để phù hợp nhưng vẫn duy trì những sắc thái cổ truyền.
Ở Nhật có hai loại hôn nhân chủ yếu là hôn nhân dàn xếp và hôn nhân lựa chọn. Nhưng ngày nay hôn nhân dàn xếp giảm dần khi chế độ dân chủ phát triển, thanh niên Nhật ngày nay đã tự do tìm hiểu nhau trước khi tiến đến hôn nhân. Khi cảm thấy không thể thiếu nhau trong cuộc đời thì họ sẽ đi đến kết hôn.
Lễ yuino (lễ hỏi) giúp chính thức hóa quan hệ của hai họ. Cả hai gia đình gặp nhau tại bàn tiệc, trao đổi quà tặng và ăn mừng chuẩn bị cho lễ cưới sắp tới. Thông thường nhà trai sẽ nộp tiền và lễ vật tượng trưng cho sự may mắn như kombu (rong biển - tượng trưng cho sự phát đạt của con cháu về sau) Nhà gái sẽ tặng lại một món quà tương đương phân nửa giá trị lễ vật mà họ nhận. Ngày nay, lễ này càng bị lược bỏ, thay vào đó chàng trai tặng cô gái chiếc nhẫn đính hôn và cô gái tặng lại một món quà.
Ngày cưới, người ta thường làm lễ cưới tại một đền Thần đạo để báo cáo cuộc hôn nhân với thần thánh (nghi thức Kitô giáo). Không phải hầu hết họ theo Đạo Kitô mà là xu hướng thời thượng của giới trẻ Nhật ngày nay. Cô dâu và chú rể thề khấn thuỷ chung không phải trước Chúa mà trước cha mẹ hai bên và quan khách tham dự. Sau lễ cưới là một bữa tiệc thịnh soạn tại một khách sạn hay nhà hàng sang trọng.
Cô dâu mặc bộ kimono trắng sang trọng hay một bộ áo cưới kiểu Tây. Suốt tiệc cưới, cô dâu sẽ thay một vài trang phục màu sắc khác. Tục này bắt đầu từ thời Muromachi (thế kỷ 14) ý muốn nói nghi lễ đã xong, cô dâu trở về với cuộc sống ngày thường. Nghi thức cắt bánh cũng rất quan trọng, cô dâu và chú rể cầm chung một con dao, ý nói đây là sự hợp tác đầu tiên trong đời của họ... Khi chúc mừng, quan khách tránh dùng các từ như "cắt, chia, trả lại" (ám chỉ không tốt cho tơ duyên)
Sau tiệc cưới, cô dâu và chú rể dâng hoa đôi bên cha mẹ tỏ lòng biết ơn đấng sinh thành đã cho họ một nửa của đời mình.
Mặc dù theo thời gian, tập tục đã có nhiều thay đổi nhưng những nghi thức trên không thể thiếu trong các đám cưới tại Nhật.
Theo ThanhNienOnline
Có thể bạn sẽ thích