Người Nhật tin rằng nơi cửa ngõ của quốc gia họ chính là vịnh Osaka. Vì vậy nơi đây mọc lên đền Shitennoji, với niềm tin là thể hiện uy quyền của Nhật.
Thành phố Osaka được người dân Nhật Bản đặt cho nhiều biệt danh khác nhau: thành phố nước, nhà bếp của Nhật, cửa ngõ của quốc gia, thành phố sương mù...Điều đó cho thấy Osaka không chỉ là vùng đất phát triển kinh tế. Đây còn là thành phố chức đựng nhiều truyền thống, sự huyền bí thể hiện qua các câu chuyện, sự tích.
Osaka-vùng đất thiêng của Phật giáo.
Một trong những nét dễ nhận thấy ở Osaka và cả Nhật Bản là các đền thờ, miếu, chùa chiền. Mỗi ngôi đền, mỗi ngôi chùa đều gắn liền với sự tích xa xưa mà người dân Nhật Bản đến nay vẫn tin tưởng.
Tương truyền rằng ngôi đền Taiheji ở Osaka là nơi dừng chân thứ 13 trong số 13 vùng đất Phật. Vì thế,ngày nay các gia đình người Nhật, khi có con lên 13 tuổi, thường dẫn chúng đến thăm nơi đất Phật này, đặt biệt vào 2 ngày 13-14/03 hằng năm.
Cũng như người dân ở các quốc gia tự do khác, người Nhật được tự do tín ngưỡng. Họ có niềm tin mạnh mẽ rằng đất nước họ phát triển phồn vinh như hôm nay một phần nhờ họ biết giữ gìn, tôn kính những nơi tôn nghiêm, di tích của tổ tiên để lại.
Cố đô văn hóa ngàn năm của người Nhật.
Osaka là thành phố hội tụ truyền thống và văn minh, quá khứ và hiện tại. Do đó từ lâu nơi đây đã trở thành địa chỉ du lịch thú vị, nhất là về văn hóa, phong thủy (sự hài hòa trong môi trường sống).
Giữa thế kỷ thứ 7, Osaka trở thành thủ đô của Nhật. Vào thời gian đó, thành phố hưng thịnh này là trung điểm giao thương đường thủy của nhiều quốc gia, nhờ hệ thống sông ngòi chằng chịt. Cũng chính từ đó, Osaka được gọi là thành phố nước.
Những công trình kiến trúc ở Nhật Bản thể hiện được yếu tố mà ngày nay châu Âu đang tìm hiểu, đó là phong thủy. Từ nhà ở cho đến công viên, vườn hoa, lâu đài và các công trình lớn khác đều được người Nhật chú ý kết hợp hai yếu tố núi và sông nước, thể hiện hài hòa với thiên nhiên, môi trường sống xung quanh.
Đến Osaka, du khách sẽ được viếng thăm nhiều đền chùa, tượng đài, lâu đài cổ, bảo tàng,... Hầu như mọi ngôi chùa ở đây đều gắn liền với một sự tích về Đức Phật, về niềm tin, tín ngưỡng của người dân xứ hoa anh đào. Đặc biệt bạn sẽ tận mắt nhìn hồ cá nhân tạo Osaka lớn nhất nhì thế giới. Ở phía nam Osaka có một công trình mà người dân mơi đây rất tự hào: đảo nhân tạo rộng 160 héc ta.
Giao thương phát triển kinh doanh ở Osaka
Lần đầu tiên, Osaka tổ chức hội chợ thương mại vào năm 1954. Từ đó đến nay, thành phố này từng tổ chức nhiều hội chợ lớn của thế giới. Năm 1970, nơi đây tổ chức rất thành công hội chợ thương mại đầu tiên của châu Á có qui mô quốc tế. Chủ đề của hội chợ năm đó là: "Vì sự tiến bộ và hòa hợp nhân loại."
Mỗi hội chợ, Osaka đón khoảng 20 triệu người trong khi dân số hiện nay chỉ khoảng 15 triệu. Không sai khi người ta mệnh danh Osaka là động cơ của cổ máy kinh tế Nhật.
Trích đăng từ saigonnet.vn
Thành phố Osaka được người dân Nhật Bản đặt cho nhiều biệt danh khác nhau: thành phố nước, nhà bếp của Nhật, cửa ngõ của quốc gia, thành phố sương mù...Điều đó cho thấy Osaka không chỉ là vùng đất phát triển kinh tế. Đây còn là thành phố chức đựng nhiều truyền thống, sự huyền bí thể hiện qua các câu chuyện, sự tích.
Osaka-vùng đất thiêng của Phật giáo.
Một trong những nét dễ nhận thấy ở Osaka và cả Nhật Bản là các đền thờ, miếu, chùa chiền. Mỗi ngôi đền, mỗi ngôi chùa đều gắn liền với sự tích xa xưa mà người dân Nhật Bản đến nay vẫn tin tưởng.
Tương truyền rằng ngôi đền Taiheji ở Osaka là nơi dừng chân thứ 13 trong số 13 vùng đất Phật. Vì thế,ngày nay các gia đình người Nhật, khi có con lên 13 tuổi, thường dẫn chúng đến thăm nơi đất Phật này, đặt biệt vào 2 ngày 13-14/03 hằng năm.
Cũng như người dân ở các quốc gia tự do khác, người Nhật được tự do tín ngưỡng. Họ có niềm tin mạnh mẽ rằng đất nước họ phát triển phồn vinh như hôm nay một phần nhờ họ biết giữ gìn, tôn kính những nơi tôn nghiêm, di tích của tổ tiên để lại.
Cố đô văn hóa ngàn năm của người Nhật.
Osaka là thành phố hội tụ truyền thống và văn minh, quá khứ và hiện tại. Do đó từ lâu nơi đây đã trở thành địa chỉ du lịch thú vị, nhất là về văn hóa, phong thủy (sự hài hòa trong môi trường sống).
Giữa thế kỷ thứ 7, Osaka trở thành thủ đô của Nhật. Vào thời gian đó, thành phố hưng thịnh này là trung điểm giao thương đường thủy của nhiều quốc gia, nhờ hệ thống sông ngòi chằng chịt. Cũng chính từ đó, Osaka được gọi là thành phố nước.
Những công trình kiến trúc ở Nhật Bản thể hiện được yếu tố mà ngày nay châu Âu đang tìm hiểu, đó là phong thủy. Từ nhà ở cho đến công viên, vườn hoa, lâu đài và các công trình lớn khác đều được người Nhật chú ý kết hợp hai yếu tố núi và sông nước, thể hiện hài hòa với thiên nhiên, môi trường sống xung quanh.
Đến Osaka, du khách sẽ được viếng thăm nhiều đền chùa, tượng đài, lâu đài cổ, bảo tàng,... Hầu như mọi ngôi chùa ở đây đều gắn liền với một sự tích về Đức Phật, về niềm tin, tín ngưỡng của người dân xứ hoa anh đào. Đặc biệt bạn sẽ tận mắt nhìn hồ cá nhân tạo Osaka lớn nhất nhì thế giới. Ở phía nam Osaka có một công trình mà người dân mơi đây rất tự hào: đảo nhân tạo rộng 160 héc ta.
Giao thương phát triển kinh doanh ở Osaka
Lần đầu tiên, Osaka tổ chức hội chợ thương mại vào năm 1954. Từ đó đến nay, thành phố này từng tổ chức nhiều hội chợ lớn của thế giới. Năm 1970, nơi đây tổ chức rất thành công hội chợ thương mại đầu tiên của châu Á có qui mô quốc tế. Chủ đề của hội chợ năm đó là: "Vì sự tiến bộ và hòa hợp nhân loại."
Mỗi hội chợ, Osaka đón khoảng 20 triệu người trong khi dân số hiện nay chỉ khoảng 15 triệu. Không sai khi người ta mệnh danh Osaka là động cơ của cổ máy kinh tế Nhật.
Trích đăng từ saigonnet.vn
Có thể bạn sẽ thích