Mỗi khu vườn ở Nhật Bản đều có một đặc trưng riêng tùy thuộc vào điều kiện thiên nhiên từng vùng. Có vườn Chùa - vườn gắn với quần thể kiến trúc của một ngôi chùa, vườn Hoàng Gia - vườn được xây dựng theo phong cách của Hoàng Gia, vườn rêu - khu vườn của các loài rêu. Trong rất nhiều những khu vườn như thế, vườn Kyoto là một ví dụ điển hình bởi quy mô và vẻ đẹp hiếm có của nó.
Với người Nhật Bản, một ngôi nhà truyền thống ngoài kiểu kiến trúc đặc trưng bao giờ cũng phải có một khoảng đất nho nhỏ dành cho cây cối, lối đi, và rạch nước... đó chính là khu vườn trong mỗi gia đình Nhật Bản. Có lẽ cũng vì thói quen mang tính truyền thống đó mà ở Nhật Bản, bất cứ nơi đâu người ta cũng có thể bắt gặp những khu vườn sinh thái. Mục đích của việc tạo nên những khu vườn này là để con người có thể nghỉ ngơi, thư giãn và hoà mình với thiên nhiên, với cỏ cây, hoa lá, với những hòn non bộ, những hồ nước trong vắt.
Nhật Bản có hơn 3000 hòn đảo, với diện tích gần 380.000 km2, có hơn 20 khu vườn lớn. Vườn ở Nhật mang nhiều ảnh hưởng của kiểu vườn Trung Quốc, nặng tính tôn giáo và triết lý nhưng được "Nhật hóa" và nhấn sâu hơn bởi tính tượng trưng và tính Thiền... Kyoto là nơi hội tụ tất cả những yếu tố đó, với 9 khu vườn lớn mang đầy dấu ấn tâm linh. Phải chăng thần đạo Shinto luôn dạy cho người dân nơi đây phải tôn thờ những sản vật của thiên nhiên nên từng hòn sỏi, mỗi cành lá phong đỏ, những gốc cây anh đào, một cánh hạc... nơi đây đều đẹp đến độ linh thiêng.
Nếu khu vườn hoàng gia ở Tokyo, ngôi nhà hiện nay của Nhật Hoàng Akihito được ví như con tàu xanh khổng lồ troi trên dòng Sakuradabori, Chidorigafuchi, Babasakibori và lôi cuốn du khách bởi thành cao hào sâu và những điều huyền thoại, bí ẩn trong việc bảo vệ, canh phòng thì vườn Cung đình, Jonaigu, lâu đài Nijo, vườn chùa Saino, Tenryu, Tofoku, Ryoan, Daiichi và khu vườn Katsura Rikyu ở Kyoto lại bình dị hơn rất nhiều.
Vườn ở Nhật Bản nói chung và vườn ở Kyoto nói riêng, khác biệt nhiều so với những khu vườn được bố cục cân xứng theo kiểu chủ nghĩa duy lý của Pháp hay của sự mô phỏng tự nhiên Anh. Bởi những đặc trưng đó trong quá trình du nhập vào Nhật Bản đã được "Nhật hóa", và nhấn sâu hơn bởi tính tượng trưng và tính Thiền... Hơn nữa còn phải kể tới một yếu tố không kém phần quan trọng khác là Nhật nằm trong sức mạnh lan toả của phương Đông - xứ sở vốn được thế giới coi là huyền bí và sâu sắc.
Vắt ngang qua vườn Daichi là những rặng cây thấp được xén tỉa hình sóng, phía dưới là vườn đá cũng lan tỏa hình sóng, tạo cho ngôi chùa kế bên một vẻ đẹp yêu kiều của một ốc đảo, lôi cuốn người thưởng ngoạn và lặng ngắm một sự êm ả của chính tâm hồn mình. Vườn rêu Saino lại "bỏ bùa" du khách bởi sắc đậm của màu xanh. Tấm thảm rêu rộng 3 ha được dệt bởi 120 loài rêu các loại từ cách đây 662 năm. Dù chỉ bày đặt vào đây một phiến đá, một khóm tre hay bên cạnh một hồ nước lung linh thì người ta cũng cảm nhận thấy cảnh quan đẹp đến nhường nào. Nơi đây dường như cái lớn được ẩn chứa bên trong cái nhỏ, cái cũ và cái mới mang đầy tính ảo giác và tượng trưng.
Ngay từ thế kỷ XII, XIII nghệ thuật tạo hình Nhật Bản đã có 3 nguyên tắc chính là: Phản ánh chân xác, Phản ánh bản tượng trưng, và Tượng trưng thuần túy. Những nguyên tắc có thế mạnh ở chỗ nó mang hình thức biểu cảm sâu sắc. Vườn Ryoanji là một ví dụ điển hình của việc thể hiện nguyên tắc phản ánh chân xác. Trong khu vườn có một tác phẩm nghệ thuật trừu tượng được gọi là phong cảnh cạn, với 15 tảng đá được xắp đặt trên một cái khay khổng lồ rộng 218m2 chứa toàn sỏi trắng. Hình ảnh đó có tác dụng tạo ra những gợn sóng khiến người xem phải phát huy trí tưởng tượng của mình mới hình dung ra nó.
Một đời sống vừa khắc nghiệt vừa bí ẩn. Có thể đó là thiên đường, là những vì tinh tú hay đơn giản chỉ là hổ mẹ và những chú hổ con... Cũng là việc sử dụng sỏi trắng, cát thô, nhưng những người thợ làm vườn ở khu vườn Tofukoji lại tỉ mẩn tạo dáng cho công trình của mình thành một bàn cờ lớn. Với những ô vuông bằng phẳng, hoặc đôi lúc lại là ô vuông của tập hợp những dòng kẻ với cấu trúc cân đối, nhưng kết quả là nó đã khiến người ta ngay lập tức bị ấn tượng bởi sự lưu chuyển qua những thay đổi về sắc độ của vườn theo từng thời khắc và ánh sáng trong ngày....
Có thể nói vườn ở Kyoto luôn hòa quyện với nhà, và một đặc trưng của cách tổ chức không gian kiến trúc ở đây là tính liên tục, uyển chuyển, xâm nhập lẫn nhau của các khối trang trí nội thất, giữa nội thất và ngoại thất, giữa nhà và vườn. Từ lâu đài Himeji-jo, nơi thể hiện quyền lực cát cứ tối cao của các lãnh chúa hồi thế kỷ 16, một báu vật cổ của Nhật Bản đến những mảnh vườn nhỏ của một gia đình cũng thể hiện rõ đặc trưng này. Lâu nay Nhật Bản vẫn được mệnh danh là đất nước mặt trời mọc, có lẽ hàng ngày mặt trời vẫn mọc bắt đầu từ những khu vườn như thế. (Nguyễn Hường)
Với người Nhật Bản, một ngôi nhà truyền thống ngoài kiểu kiến trúc đặc trưng bao giờ cũng phải có một khoảng đất nho nhỏ dành cho cây cối, lối đi, và rạch nước... đó chính là khu vườn trong mỗi gia đình Nhật Bản. Có lẽ cũng vì thói quen mang tính truyền thống đó mà ở Nhật Bản, bất cứ nơi đâu người ta cũng có thể bắt gặp những khu vườn sinh thái. Mục đích của việc tạo nên những khu vườn này là để con người có thể nghỉ ngơi, thư giãn và hoà mình với thiên nhiên, với cỏ cây, hoa lá, với những hòn non bộ, những hồ nước trong vắt.
Nhật Bản có hơn 3000 hòn đảo, với diện tích gần 380.000 km2, có hơn 20 khu vườn lớn. Vườn ở Nhật mang nhiều ảnh hưởng của kiểu vườn Trung Quốc, nặng tính tôn giáo và triết lý nhưng được "Nhật hóa" và nhấn sâu hơn bởi tính tượng trưng và tính Thiền... Kyoto là nơi hội tụ tất cả những yếu tố đó, với 9 khu vườn lớn mang đầy dấu ấn tâm linh. Phải chăng thần đạo Shinto luôn dạy cho người dân nơi đây phải tôn thờ những sản vật của thiên nhiên nên từng hòn sỏi, mỗi cành lá phong đỏ, những gốc cây anh đào, một cánh hạc... nơi đây đều đẹp đến độ linh thiêng.
Nếu khu vườn hoàng gia ở Tokyo, ngôi nhà hiện nay của Nhật Hoàng Akihito được ví như con tàu xanh khổng lồ troi trên dòng Sakuradabori, Chidorigafuchi, Babasakibori và lôi cuốn du khách bởi thành cao hào sâu và những điều huyền thoại, bí ẩn trong việc bảo vệ, canh phòng thì vườn Cung đình, Jonaigu, lâu đài Nijo, vườn chùa Saino, Tenryu, Tofoku, Ryoan, Daiichi và khu vườn Katsura Rikyu ở Kyoto lại bình dị hơn rất nhiều.
Vườn ở Nhật Bản nói chung và vườn ở Kyoto nói riêng, khác biệt nhiều so với những khu vườn được bố cục cân xứng theo kiểu chủ nghĩa duy lý của Pháp hay của sự mô phỏng tự nhiên Anh. Bởi những đặc trưng đó trong quá trình du nhập vào Nhật Bản đã được "Nhật hóa", và nhấn sâu hơn bởi tính tượng trưng và tính Thiền... Hơn nữa còn phải kể tới một yếu tố không kém phần quan trọng khác là Nhật nằm trong sức mạnh lan toả của phương Đông - xứ sở vốn được thế giới coi là huyền bí và sâu sắc.
Vắt ngang qua vườn Daichi là những rặng cây thấp được xén tỉa hình sóng, phía dưới là vườn đá cũng lan tỏa hình sóng, tạo cho ngôi chùa kế bên một vẻ đẹp yêu kiều của một ốc đảo, lôi cuốn người thưởng ngoạn và lặng ngắm một sự êm ả của chính tâm hồn mình. Vườn rêu Saino lại "bỏ bùa" du khách bởi sắc đậm của màu xanh. Tấm thảm rêu rộng 3 ha được dệt bởi 120 loài rêu các loại từ cách đây 662 năm. Dù chỉ bày đặt vào đây một phiến đá, một khóm tre hay bên cạnh một hồ nước lung linh thì người ta cũng cảm nhận thấy cảnh quan đẹp đến nhường nào. Nơi đây dường như cái lớn được ẩn chứa bên trong cái nhỏ, cái cũ và cái mới mang đầy tính ảo giác và tượng trưng.
Ngay từ thế kỷ XII, XIII nghệ thuật tạo hình Nhật Bản đã có 3 nguyên tắc chính là: Phản ánh chân xác, Phản ánh bản tượng trưng, và Tượng trưng thuần túy. Những nguyên tắc có thế mạnh ở chỗ nó mang hình thức biểu cảm sâu sắc. Vườn Ryoanji là một ví dụ điển hình của việc thể hiện nguyên tắc phản ánh chân xác. Trong khu vườn có một tác phẩm nghệ thuật trừu tượng được gọi là phong cảnh cạn, với 15 tảng đá được xắp đặt trên một cái khay khổng lồ rộng 218m2 chứa toàn sỏi trắng. Hình ảnh đó có tác dụng tạo ra những gợn sóng khiến người xem phải phát huy trí tưởng tượng của mình mới hình dung ra nó.
Một đời sống vừa khắc nghiệt vừa bí ẩn. Có thể đó là thiên đường, là những vì tinh tú hay đơn giản chỉ là hổ mẹ và những chú hổ con... Cũng là việc sử dụng sỏi trắng, cát thô, nhưng những người thợ làm vườn ở khu vườn Tofukoji lại tỉ mẩn tạo dáng cho công trình của mình thành một bàn cờ lớn. Với những ô vuông bằng phẳng, hoặc đôi lúc lại là ô vuông của tập hợp những dòng kẻ với cấu trúc cân đối, nhưng kết quả là nó đã khiến người ta ngay lập tức bị ấn tượng bởi sự lưu chuyển qua những thay đổi về sắc độ của vườn theo từng thời khắc và ánh sáng trong ngày....
Có thể nói vườn ở Kyoto luôn hòa quyện với nhà, và một đặc trưng của cách tổ chức không gian kiến trúc ở đây là tính liên tục, uyển chuyển, xâm nhập lẫn nhau của các khối trang trí nội thất, giữa nội thất và ngoại thất, giữa nhà và vườn. Từ lâu đài Himeji-jo, nơi thể hiện quyền lực cát cứ tối cao của các lãnh chúa hồi thế kỷ 16, một báu vật cổ của Nhật Bản đến những mảnh vườn nhỏ của một gia đình cũng thể hiện rõ đặc trưng này. Lâu nay Nhật Bản vẫn được mệnh danh là đất nước mặt trời mọc, có lẽ hàng ngày mặt trời vẫn mọc bắt đầu từ những khu vườn như thế. (Nguyễn Hường)
Có thể bạn sẽ thích