Chợ Cốc Ly, sông Chảy - một điểm đến hấp dẫn
Chợ Cốc Ly có nghĩa là gốc Mận (Cốc = gốc, Ly = Mận), và nét đẹp của phiên chợ ở đây không chỉ đơn thuần là người đến để mua bán mà còn có nhiều người đến chợ để chơi, để gặp gỡ bạn bè và tìm bạn tình...
Nhân dịp thăm ông bạn ở Bắc Hà, tôi ghé thăm sông Chảy. Theo lời bài hát "Bắc Hà yêu thương" của Nhạc sĩ Thuận Yến: "Ngược dòng sông Chảy đến quê em..." nghe xốn xao trong lòng, tôi quyết định đi theo thuyền chở khách du lịch. Hỏi người trong đoàn thì được biết: Tour du lịch đó do Trung tâm Lữ hành Quốc tế Bình Minh thuộc Công ty Xuất nhập khẩu Lào Cai tổ chức theo lộ trình: Lào Cai - sông Chảy - bản Trung Đô - chợ Cốc Ly - Cầu Treo - Sapa. Tour này chủ yếu dành cho đối tượng khách Châu Âu với thời gian là 4 ngày/ 3 đêm.
Cố nài nỉ cậu Guide địa phương, thậm chí phải dùng đến vốn tiếng Anh ít ỏi của mình với anh David - người Mỹ, tôi mới được đi theo đoàn. Từ cầu Treo cũ xã Bảo Nhai, huyện Bắc Hà đi ngược dòng sông Chảy khoảng 3 cây số, ghé thăm bản người Tày ở dốc Trung Đô, đi thêm 4 cây số nữa thì tới hang Ma, thăm quan hang Ma và tiếp theo khoảng 3 cây số đến với phiên chợ Cốc Ly. Trên suốt lộ trình ngược theo dọc sông Chảy trong xanh với vẻ đẹp hấp dẫn của phong cảnh thiên nhiên nguyên sơ, có lúc bắt gặp những nóc nhà ẩn hiện xen lẫn màu xanh của núi rừng hai bên bờ sông Chảy làm hấp dẫn sự chú ý của du khách.
Đến chợ Cốc Ly, tôi thực sự bị lôi cuốn bởi nét đẹp truyền thống còn được bảo lưu từ những sắc tộc: H'mông, Tày, Nùng,...những chàng trai, cô gái H'mông dắt ngựa mang theo những gùi đựng rượu ngô và hương liệu của núi rừng như: mộc nhĩ, nấm hương, mật ong...còn người già thì dắt trâu, bò, chó, ngựa...đến chợ để rao bán. Đồng bào dân tộc quanh vùng đến chợ để mua sắm vật dụng và để được đi ra chơi thưởng thức chợ. Tôi lân la hỏi một ông cụ người H'mông về tên của chợ và những nét văn hóa đặc sắc ở đây, nhưng ông cụ không biết tiếng Kinh, khó khăn lắm mới tìm được một anh thanh niên H'mông vui vẻ làm "phiên dịch" không chuyên cho tôi.
Theo lời người "phiên dịch": chợ Cốc Ly có nghĩa là gốc Mận (Cốc = gốc, Ly = Mận), và nét đẹp của phiên chợ ở đây không chỉ đơn thuần là người đến để mua bán mà còn có nhiều người đến chợ để chơi, để gặp gỡ bạn bè và tìm bạn tình... Đến khi giữa phiên, lúc mặt trời đã đứng bóng, tôi quan sát thấy số người ra về thì ít mà số người ghé vào những lều ăn 'thắng cố", lòng lợn tiết canh thì nhiều. Những người ra về mua những cái bánh chưng được bó như bó giò hay một nắm xôi có màu tím (xôi nhuộm bằng lá cẩm - một loại lá mà bà con dân tộc vùng cao hay dùng để nhuộm xôi và bánh). Những người vào quán, là đàn ông thì ai cũng uống rượu với thắng cố hoặc lòng lợn, là đàn bà thì giở cái nắm cơm hoặc một nắm "mèn mén", mua một bát nước "thắng cố" để chan ăn.
Đi cùng với đoàn khách nước ngoài, tôi thấy họ chụp ảnh liên tục mà không thấy người dân tộc biểu hiện đòi tiền như một số người dân tộc ở vùng khác như: Sapa, Mai Châu...
Sau khi thăm quan chợ Cốc Ly - sông Chảy, lên xe về Lào Cai, chứng kiến vẻ mặt vui cười, bấm máy liên tục của đoàn khách Mỹ cùng vẻ đẹp chân chất mộc mạc của bà con dân tộc nơi đây, tôi băn khoăn tự hỏi tại sao du khách nước ngoài lại đến thăm Việt Nam? Tại sao chợ Cốc Ly - sông Chảy lại hấp dẫn khách nước ngoài và những khách Việt như tôi???
NTBbalo - Cốc Ly 2005
Chợ Cốc Ly có nghĩa là gốc Mận (Cốc = gốc, Ly = Mận), và nét đẹp của phiên chợ ở đây không chỉ đơn thuần là người đến để mua bán mà còn có nhiều người đến chợ để chơi, để gặp gỡ bạn bè và tìm bạn tình...
Nhân dịp thăm ông bạn ở Bắc Hà, tôi ghé thăm sông Chảy. Theo lời bài hát "Bắc Hà yêu thương" của Nhạc sĩ Thuận Yến: "Ngược dòng sông Chảy đến quê em..." nghe xốn xao trong lòng, tôi quyết định đi theo thuyền chở khách du lịch. Hỏi người trong đoàn thì được biết: Tour du lịch đó do Trung tâm Lữ hành Quốc tế Bình Minh thuộc Công ty Xuất nhập khẩu Lào Cai tổ chức theo lộ trình: Lào Cai - sông Chảy - bản Trung Đô - chợ Cốc Ly - Cầu Treo - Sapa. Tour này chủ yếu dành cho đối tượng khách Châu Âu với thời gian là 4 ngày/ 3 đêm.
Cố nài nỉ cậu Guide địa phương, thậm chí phải dùng đến vốn tiếng Anh ít ỏi của mình với anh David - người Mỹ, tôi mới được đi theo đoàn. Từ cầu Treo cũ xã Bảo Nhai, huyện Bắc Hà đi ngược dòng sông Chảy khoảng 3 cây số, ghé thăm bản người Tày ở dốc Trung Đô, đi thêm 4 cây số nữa thì tới hang Ma, thăm quan hang Ma và tiếp theo khoảng 3 cây số đến với phiên chợ Cốc Ly. Trên suốt lộ trình ngược theo dọc sông Chảy trong xanh với vẻ đẹp hấp dẫn của phong cảnh thiên nhiên nguyên sơ, có lúc bắt gặp những nóc nhà ẩn hiện xen lẫn màu xanh của núi rừng hai bên bờ sông Chảy làm hấp dẫn sự chú ý của du khách.
Đến chợ Cốc Ly, tôi thực sự bị lôi cuốn bởi nét đẹp truyền thống còn được bảo lưu từ những sắc tộc: H'mông, Tày, Nùng,...những chàng trai, cô gái H'mông dắt ngựa mang theo những gùi đựng rượu ngô và hương liệu của núi rừng như: mộc nhĩ, nấm hương, mật ong...còn người già thì dắt trâu, bò, chó, ngựa...đến chợ để rao bán. Đồng bào dân tộc quanh vùng đến chợ để mua sắm vật dụng và để được đi ra chơi thưởng thức chợ. Tôi lân la hỏi một ông cụ người H'mông về tên của chợ và những nét văn hóa đặc sắc ở đây, nhưng ông cụ không biết tiếng Kinh, khó khăn lắm mới tìm được một anh thanh niên H'mông vui vẻ làm "phiên dịch" không chuyên cho tôi.
Theo lời người "phiên dịch": chợ Cốc Ly có nghĩa là gốc Mận (Cốc = gốc, Ly = Mận), và nét đẹp của phiên chợ ở đây không chỉ đơn thuần là người đến để mua bán mà còn có nhiều người đến chợ để chơi, để gặp gỡ bạn bè và tìm bạn tình... Đến khi giữa phiên, lúc mặt trời đã đứng bóng, tôi quan sát thấy số người ra về thì ít mà số người ghé vào những lều ăn 'thắng cố", lòng lợn tiết canh thì nhiều. Những người ra về mua những cái bánh chưng được bó như bó giò hay một nắm xôi có màu tím (xôi nhuộm bằng lá cẩm - một loại lá mà bà con dân tộc vùng cao hay dùng để nhuộm xôi và bánh). Những người vào quán, là đàn ông thì ai cũng uống rượu với thắng cố hoặc lòng lợn, là đàn bà thì giở cái nắm cơm hoặc một nắm "mèn mén", mua một bát nước "thắng cố" để chan ăn.
Đi cùng với đoàn khách nước ngoài, tôi thấy họ chụp ảnh liên tục mà không thấy người dân tộc biểu hiện đòi tiền như một số người dân tộc ở vùng khác như: Sapa, Mai Châu...
Sau khi thăm quan chợ Cốc Ly - sông Chảy, lên xe về Lào Cai, chứng kiến vẻ mặt vui cười, bấm máy liên tục của đoàn khách Mỹ cùng vẻ đẹp chân chất mộc mạc của bà con dân tộc nơi đây, tôi băn khoăn tự hỏi tại sao du khách nước ngoài lại đến thăm Việt Nam? Tại sao chợ Cốc Ly - sông Chảy lại hấp dẫn khách nước ngoài và những khách Việt như tôi???
NTBbalo - Cốc Ly 2005
Có thể bạn sẽ thích