Dịch tiếng Nhật cho tốt

micdac

tât cả chỉ là ngụy biện, hãy đội mũ BH
bác nào muốn dịch tiếng Nhật cho tốt thì phải am hiểu ngữ pháp tiếng nhật, đây là vấn đề khó. còn từ vựng thì nếu bác nào giỏi tiếng Anh thì không phải lo, vì trên internet từ điển Anh Nhật Nhật Anh rất nhiều,

nói thiệt, dân Nhật bản giỏi thật, nhưng ngôn ngữ thì sao quá tệ, xài tùm lum làm học múôn nhứt cái đầu, hiragana, katakana, kanji, romanji..., không biết mấy người già Nhật bản đọc báo có hiểu không nhỉ, vì những từ mới xuất hiện sau này vay mượn tiếng Anh hơi bị nhiều làm tui ngày nào cũng phải đọc báo tiếng Nhật để cập nhật, nhiều khi bên Nhật xảy ra cái gì tui còn rành hơn ở VN
 

kamikaze

Administrator
Chào bạn,
Cảm ơn bạn đã góp ý về việc dịch tiếng Nhật. Ở trong này cũng có vài lần tranh luận về vấn đề này nên mình xin không nhắc lại nữa.

Xin bàn thêm với bạn về ý này:

nói thiệt, dân Nhật bản giỏi thật, nhưng ngôn ngữ thì sao quá tệ, xài tùm lum làm học múôn nhứt cái đầu, hiragana, katakana, kanji, romanji..., không biết mấy người già Nhật bản đọc báo có hiểu không nhỉ, vì những từ mới xuất hiện sau này vay mượn tiếng Anh

Cũng có người cho rằng người Nhật rắc rối.Kẻ khác lại cho rằng người Nhật khôn khéo. Mình nhớ rằng có đọc 1 cuốn sách về tiếng Nhật và tác giả nhận xét đại khái thế này:
"Không có gì giàu đẹp bằng tiếng Nhật cả. Bạn thử nhìn lên 1 mẫu quảng cáo là sẽ thấy văn hóa của nhân loại tập trung lại đấy" và ông ta dẫn chứng là chữ Hán được dùng trên đó là của nôi Văn hóa TQ còn chữ romaji là của La mã vv...

Bản thân mình cũng thấy chữ hán và kana nhiều khi lại giúp chúng ta trong việc hiểu tiếng Nhật. Nếu bạn quen đọc chữ Hán rồi thì thử kiếm 1 văn bản bằng hiragana bạn sẽ biết cái khổ của đọc hiragana!

VÀi ý vậy. Chúc bạn vui vẻ.
 

Iruka

New Member
Ðề: dịch tiếng Nhật cho tốt

micdac nói:
bác nào muốn dịch tiếng Nhật cho tốt thì phải am hiểu ngữ pháp tiếng nhật, đây là vấn đề khó. còn từ vựng thì nếu bác nào giỏi tiếng Anh thì không phải lo, vì trên internet từ điển Anh Nhật Nhật Anh rất nhiều,

nói thiệt, dân Nhật bản giỏi thật, nhưng ngôn ngữ thì sao quá tệ, xài tùm lum làm học múôn nhứt cái đầu, hiragana, katakana, kanji, romanji..., không biết mấy người già Nhật bản đọc báo có hiểu không nhỉ, vì những từ mới xuất hiện sau này vay mượn tiếng Anh hơi bị nhiều làm tui ngày nào cũng phải đọc báo tiếng Nhật để cập nhật, nhiều khi bên Nhật xảy ra cái gì tui còn rành hơn ở VN

Tiếng Nhật đồng âm nhìu, không có kanji chắc khó đoán nghĩa lắm! :rolleyes: Cái khó khi dịch tiếng Nhật đúng là phần ngữ pháp - như bạn đã nói. Còn từ vay mượn thì đang là .. xu hướng chung muh he he, các từ thông dụng hoặc chuyên về công nghệ mới bị mượn thui.
BTW, chính tả pls: nhức cái đầu ;)
 

hamham

chú béo chú béo chú béo
Ðề: dịch tiếng Nhật cho tốt

Vậy thì theo mọi người dịch thế nào thì tốt? Tớ cũng mới học tiếng nhật được thời gian ngắn thôi nhưng cũng rất thích dịch. Tớ định lấy những đoạn văn rất đơn giản thôi hoặc nhứng đoạn trong sách dành cho trẻ con để dich..Đó cũng là một cách dịch đúng không? Nếu co đoạn nào không ổn tớ sẽ post lên mọi người cùng dịch nhé.
 

kamikaze

Administrator
Đúng rồi đấy! Bạn cứ thử đi chỗ nào không ổn cho lên đây cũng ok mà những chỗ bạn cảm thấy dịch như vậy là rất chuẩn rồi cũng cho lên đây mọi người cùng tham khảo nhé.
 

thuchai

New Member
Ðề: dịch tiếng Nhật cho tốt

Một chút về sự khác nhau giữa cách sáng tạo chữ viết của Việt Nam và Nhật Bản

Nhật Bản

Cả người Việt lẫn người Nhật vốn đều có tiếng nói riêng mà không có chữ viết riêng. Trung Hoa thì ngược lại, có chữ viết. Nhưng Trung Hoa không băng qua biển để đi sang Nhật mà mang chữ viết cho người Nhật. Và nói chung thì Trung Hoa là một dân tộc lục địa, họ tin ở con ngựa hơn con thuyền. Cái từ mà chúng ta dùng để chỉ họ là người "Tầu" thật ra chẳng đúng tý nào, họ là dân tộc không liên quan đến tầu bè. Trung Hoa rõ ràng không băng qua biển để cưỡng bách người Nhật phải học sách Tầu và viết chữ Tầu, mà chính là người Nhật đã tự động ngồi lên thuyền, băng qua biển đến Trung Hoa, rồi khuân một ít văn hóa Trung Hoa, trong đó có chữ viết, về nhà họ để dùng tạm trong lúc còn thiếu thốn. Cái thái độ đi học của người Nhật như vậy là một thái độ chủ động, tích cực và có sự sòng phẳng của nó. Cần thì học, thích thì học, hoàn toàn tự nguyện. Và một khi người Nhật đã mất công lặn lội như vậy để khuân về nhà từng ấy bộ chữ Trung Quốc thì họ cũng dùng hết, không vứt đi đâu bộ nào. Tất nhiên, không phải ngày một ngày hai, nhưng sau trên dưới khoảng chục thế kỷ, sau nhiều thất bại thì người Nhật cũng dùng được bộ chữ Trung Quốc trong việc ghi lại tiếng Nhật. Chữ Nhật ra đời và trụ được cho đến ngày nay trên cơ sở bộ chữ Tầu giản tiện. Một người Nhật nếu biết tiếng Tầu thì rất quý, thế nhưng nếu không biết thì họ vẫn có khả năng dùng tốt chữ Nhật của họ ... Họ đã thành công trong việc đi học ở bên ngoài và làm ra được cái mà họ chưa có. Họ là hạng học trò ngoại lệ ...

Việt Nam

Chữ Nôm Việt Nam được làm ra, về xuất phát điểm thực ra không khác gì chữ Nhật, chỉ có điểm khác là nó không thành công. Muốn dùng chữ Nôm, người ta phải biết chữ Hán trước đã, rồi sau đó lại phải học thêm quy tắc cấu trúc cái chữ Hán, vốn đã rất phức tạp như vậy, vào với nhau như thế nào để nó ra cái gọi là chữ Nôm. Tôi lấy một ví dụ: muốn viết chữ "trờí" chẳng hạn, muốn viết cái tiếng ta ấy ra mặt giấy thì phải viết thế nào ?. Người ta phải biết hai chữ Hán là chữ "thiên" và chữ "thượng", phải biết cách ghép hai chữ này vào nhau để thành một chữ "trờí". Quả nhiên là một cái lô gích vô cùng kinh hoàng đối với hình dung của tôi, cứ làm như còn một cái "thiên" nào khác, ngoài cái "thượng" đó. Mà đã thế sao không dùng luôn tiếng Hán, chỉ có một chữ "thiên" là xong, tại sao lại hai lần tiếng Hán như thế, gộp vào nhau để ra chữ "trờí" ?. Trong cái công trình sáng tạo chữ Nôm ấy, rõ ràng sáng tạo là gì ? - Là ghép hai cái rập khuôn vào nhau !. Tôi chưa bao giờ dám tự hào về cái chữ Nôm mà theo tôi, xin lỗi quý vị ở đây, là điển hình cho tinh thần khổ dâm. Phải học cái chữ của kẻ thù thì chỉ đơn giản là khổ, nhưng học cái chữ của mình bằng cách hai lần đi qua chữ của kẻ thù thì lại bỗng nhiên sướng ? Như thế chẳng phải khổ dâm thì là cái gì ? Song kết cục của công trình làm ra chữ viết của ta như thế nào lại là bất ngờ lớn cho chúng ta. Chữ quốc ngữ là tác phẩm của một số cha cố Dòng Tên. Cái may của chúng ta trong câu chuyện này là những người truyền giáo có mặt ở Việt Nam một thời gian dài, có ảnh hưởng quan trọng, là các vị Dòng Tên, nổi tiếng là những trí thức tu sĩ uyên bác, có năng khiếu ngoại ngữ và có một lòng khoan thứ nhất định đối với những tín ngưỡng khác, chứ không phải là các vị của Dòng Dominique như trong trường hợp của Trung Quốc chẳng hạn.

Trích "TƯ CÁCH CỦA TRÍ THỨC VIỆT NAM" - Phạm Thị Hoài
 

akizora

New Member
Ôi giời ơi tui đang lộn tung beng hết cả lên đây . Dịch tiếng Nhật khó quá đi mất , chẳnng bít sắp xếp câu ra sao cho đúng ý nữa . Mình đang có bài dịch về kinh tế từ Việt sang Nhật . :(:(
 

blacklotusxx

New Member
bác nào muốn dịch tiếng Nhật cho tốt thì phải am hiểu ngữ pháp tiếng nhật, đây là vấn đề khó. còn từ vựng thì nếu bác nào giỏi tiếng Anh thì không phải lo, vì trên internet từ điển Anh Nhật Nhật Anh rất nhiều,

Ha ha, đã đành là phải am hiểu ngữ pháp tiếng Nhật rồi, nhưng mà tiếng Việt diễn đạt không tốt thì cũng khó dịch tiếng Nhật tốt lắm, ai mà hiểu nổi mình muốn nói gì.
Dịch tốt bao gồm cả dịch đúng ngữ pháp và phải dịch hay mà.Thế nên BL nghĩ trước hết phải trau dồi và tự tin với tiếng Việt của mình thì mới nghĩ đến chuyện dịch hay và tốt, nhỉ ?!!
 

jim

New Member
thực ra muốn dịch tốt tiếng nhật, thì trước tiên tiếng Việt của bạn fải thật khá, thậm chí 0 cần tiếng nhật trôi trảy, nhưng tiếng việt mà giỏi và vốn từ nhiều thì việc Dịch sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Nói cho cùng, bạn nói tiếng nhật kiểu gì thì người Nhật vẫn có thể hiểu được, nhưng nói tiếng việt mà lúng túng 0 diễn đạt được ý thì coi như là Dịch thất bại...
 

jim

New Member
mình muốn bổ sung một ý, có thể tiếng nhật chưa giỏi lắm (có thể luyện sau), nhưng nếu bạn có khả năng nghe tốt + tiếng việt tốt thì bạn sẽ 0 fải lo nhiều về vấn đề Dịch nữa..! chúc các bạn thành công...!
 

kamezen

New Member
nói gì thì nói, muốn dịch tốt, không riêng ngôn ngữ nào, đều phải giỏi tiếng mẹ đẻ trước. Nhưng khổ cái là tiếng mẹ đẻ của chúng ta hơi đỏng đảnh, giống như 1 cô gái không xấu không đẹp, không giỏi không dỡ, không thanh không tục. Tóm lại, tui thấy tiếng Việt mình sao sao đâu á, không có gì là rõ ràng. Phải chăng như vậy làm nó ảnh hưởng đến dân tộc tính của người Việt?
Ta ôm trọn vào lòng và vung vãi lung tung?
 

kamikaze

Administrator
thực ra muốn dịch tốt tiếng nhật, thì trước tiên tiếng Việt của bạn fải thật khá, thậm chí 0 cần tiếng nhật trôi trảy, nhưng tiếng việt mà giỏi và vốn từ nhiều thì việc Dịch sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Nói cho cùng, bạn nói tiếng nhật kiểu gì thì người Nhật vẫn có thể hiểu được, nhưng nói tiếng việt mà lúng túng 0 diễn đạt được ý thì coi như là Dịch thất bại...

Cái này chỉ đúng 1 phần thôi. Gặp những người Nhật quen nghe tiếng Nhật của người nước ngoài thì bạn có thể "nói thế nào cũng được" nhưng gặp người Nhật chưa bao giờ nghe tiếng Nhật của người nước ngoài thì đòi hỏi bạn phải có vốn từ và hiểu biết về Nhật khá vững
mới mong có sự tự tin là truyền tải được những gì bạn dịch/nói.

trôi trảy>> trôi chảy chứ nhỉ?
 
Top