Đông Du và người Nhật cùng mạng lưới Hoa Kiều

Đông Du và người Nhật cùng mạng lưới Hoa Kiều


Người Nhật quan tâm đến Phong trào Đông Du (1905-08) chính là để nghiên cứu ảnh hưởng của nước họ tại châu Á, nhất là Đông Nam Á.
Đó là ý kiến giáo sư Nguyễn Thế Anh ghi nhận được từ phía các học giả Nhật Bản trong các hội thảo ông đồng tổ chức những năm trước tại Nhật và Pháp về quan hệ Nhật Bản với Đông Nam Á.
Là một nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam và khu vực, hiện sống tại Pháp, GS Nguyễn Thế Anh cho BBC biết rằng người Nhật quan tâm đến Đông Du bởi đây là phong trào đầu tiên của người Việt thời gần đây tìm đến Nhật một cách có tổ chức.
Nhiều nhà nghiên cứu Nhật đã viết sách về Đông Du và Phan Bội Châu. Masaya Shiraishi là một người như vậy. Ông đã từng đến Việt Nam từ thập niên 70, học và nói tiếng Việt như người Việt.
Sau này, tiến sĩ Masaya Shiraishi, hiện làm việc tại đại học Waseda, bỏ công nghiên cứu về Đông Du và quan hệ Nhật-Việt từ thời đó đến nay.
Có cả người Trung Quốc
GS Nguyễn Thế Anh còn cho biết, giống như các phong trào chính trị khác ở Việt Nam trong thế kỷ 20, ảnh hưởng, tác động và sự giúp đỡ của người Trung Quốc đóng một vai trò quan trọng.
Trong một bài nghiên cứu mà bản tiếng Việt từng ̣̣đăng ở Việt Nam, GS Nguyễn Thế Anh viết về chuyện Phan Bội Châu được người Trung Hoa giúp:
Lương Khải Siêu cũng giúp Phan Bội Châu gặp các nhân vật chính trị Nhật và giới thiệu Phan với các nhà cải cách Trung Hoa trẻ tuổi nổi tiếng nhất tại Nhật lúc bấy giờ. Ðiều quí hơn hết là Lương gửi gắm Phan với các hiệu buôn của công ty mà Khang Hữu Vi điều khiển, có chi nhánh tại mọi hải cảng ở Viễn Đông. Nhờ vậy mà kể từ năm 1905, hiệu Quảng Trinh Tường ở Hương Cảng, thuộc chính trị gia kiêm chủ ngân hàng nổi tiếng ấy, giúp đỡ về đủ mọi mặt các nhà cách mạng Việt Nam.
Ngoài ra, có nhiều khả năng các hội kín của người Hoa ở Việt Nam và Đông Nam Á cũng giúp những người Việt Đông Du.
GS Nguyễn Thế Anh còn nhắc đến chuyện sau khi Đông Du tan rã, Hoàng thân Cường Để từng được đế quốc Nhật toan tính đưa về Việt Nam thời Thế Chiến Hai. Nhưng vì nhiều lý do, dự án chính trị này của phát-xít Nhật đã không thành.
Một số người Việt tại Nam Trung Hoa cũng theo quân lính Nhật kéo vào Đông Dương khi Nhật hất cẳng Pháp những năm của thập niên 1940.
Theo BBC
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top