TTO - Vậy là đã đến lúc em lên xe rời Sài Gòn về với quê nhà. Dưới vầng trán lòa xòa những sợi tóc lẹp nhẹp mồ hôi, đôi mắt em đang sáng hẩng lên một niềm vui háo hức...
Tôi tiễn em. Em bước lên xe, chiếc xe tềnh toàng, nóng bức. Trên xe, ai cũng như em, vai mang, tay xách, nào vali, túi xách, nào bao, bị, bao nhiêu thứ đồ lỉnh kỉnh. Nhìn em chen chen lấn lấn, ngồi thu lu trên xe chật cứng, nghĩ tới đường xa hàng ngàn cây số em về, tôi thấy ái ngại, thương cho em, thương cho cảnh tha phương cầu thực… Một chút buồn buồn, một chút bùi ngùi len trong lòng tôi.
Nhìn em, dưới vầng trán lòa xòa những sợi tóc lẹp nhẹp mồ hôi, tôi gặp đôi mắt sáng của em, đôi mắt đang hẩng lên một niềm vui háo hức. Tôi biết, em đã bỏ lại tất cả những ngày tháng cơ cực kiếm sống trên hè phố Sài Gòn, em cũng không lưu tâm tới chuyến xe nhọc nhằn em sắp phải trải qua, bởi vì trước mắt em, trong lòng em, giờ đây, chỉ là quê nhà…
Quê nhà em vui trở về… Nơi ấy, không phải chỉ là con đường làng, bờ tre, dòng sông em gặp lại, không phải chỉ là ngôi nhà, vườn cây, giếng nước em hòa vào… Nơi ấy, em đem cái Tết về, em đem về lòng hiếu thảo, tình chị tình em. Này đây, ba chỉ vàng gói chặt trong năm ba lớp giấy, tay run run em mở ra, rồi dúi vào tay cha, “để dồn lại rồi sửa cái nhà, cha à”. Này đây chiếc quần đen, chiếc áo màu cho mẹ, “để có đi đâu mẹ mặc với người ta”. Này đây chiếc áo ấm cho ông, đôi giày cho cậu em trai nhỏ…
Tất cả, tôi biết, để có được mà mang về, em đã bước mòn những đôi dép nhựa trên đường phố Sài Gòn, những gánh chè, gánh bún làm vai em phải trễ xuống, tay em sần chai vì những xách bánh phồng tôm, trứng cút.
Ba chỉ vàng em dúi vào tay cha, giữa một vùng quê nghèo, trong một mái nhà nghèo, sẽ sáng lên, nhấp nhoáng. Màu sáng nhấp nhoáng ấy không chỉ là màu sáng của vàng, đó còn là màu được pha kết từ bao nhiêu ý tình, trải qua bao nhiêu ngày tháng. Cái màu tôi không thể gọi tên, tôi chỉ biết sự pha kết của nó…
Trong một quán phở ở gần cuối đường Kỳ Đồng nhộn nhịp, gần giữa khuya, bao nhiêu lần tôi gặp em và các chị rụt rè bước vào và rụt rè gọi một tô phở không thịt, chỉ có bánh phở và nước lèo. Tô phở hai ngàn đồng ấy vừa đủ giúp em đẩy lùi cơn đói sau gần cả 10 tiếng đồng hồ bước qua nhiều hè phố.
Trưa, cũng nhiều lần tôi gặp em nơi quán cơm sườn bình dân nằm dọc theo đường xe lửa và thấy em rụt rè gọi một đĩa cơm, chan mắm cùng với vài gắp rau xào…Tô phở bò không thịt bò, đĩa cơm sườn không thịt sườn, và nhiều điều khác nữa, đã pha kết thành cái màu sáng đến nhấp nhoáng kia. Tôi nghĩ vậy.
Có một lần nghe em nói “ở cũng không dám ở nữa là…”, tôi không hiểu, thắc mắc: sao lại ở mà không dám, có ai bắt bớ gì đâu…Tôi phải hỏi đi hỏi lại và em phải giải thích, kể chuyện tôi mới hiểu. Thì ra em và khoảng mười mấy chị đồng hương thuê một cái phòng trọ gần triệu bạc một tháng để ở. Mỗi người một ngày góp 2.000 đồng.
Gọi là ở chứ thật ra bấy nhiêu người trong căn phòng chỉ đủ chỗ cho mỗi người khuya về, ngả lưng san sát nhau, xếp lớp như cá hộp. Ấy vậy nhưng em và các chị vẫn “còn đường để tính”. Tính để một ngày dư thêm được 500 đồng… “Đường để tính” ấy là: gọi thêm người vào ở… Một chị đồng hương của em nói: “Nhờ vậy, tháng dôi ra mười lăm ngàn chớ ít đâu…”.
Nhớ lại chuyện ấy, tôi lại nghĩ đến chiếc áo, chiếc quần em mang về. Hai hôm trước, tôi gặp em đứng tần ngần trên đường Lý Chính Thắng, chỗ người ta bày bán áo quần, bảng giá 15.000 đồng một chiếc. Nhưng rồi em không mua chiếc nào, em bảo: “Nghe mấy chị nói dưới kia người ta bán đồ thanh lý có hai mươi ngàn, đồ mới, lại có bao bịch nữa… Kệ, tìm mua chiếc cho cha, tết nhứt ổng mặc cho đàng hoàng”. Cả ngày đi bán đã mỏi nhừ đôi chân, em vẫn cố bước thêm qua nhiều đường phố nữa.
Tôi vẫn thường nghe người nọ người kia nói: “Có triệu bạc chớ bao nhiêu…”, còn em và những chị đồng hương của em thì nói “mười lăm ngàn chớ ít đâu…”. Ít nhiều biết đâu mà nói, nhưng khi thấy em tìm mua chiếc áo mới, tôi mới hiểu rằng đồng tiền của em nhỏ nhưng nặng lắm, nặng đến mức không phải ai cũng mang được trong người.
Mấy tháng trước có dịp về miền trung của em, tôi đã đi qua nhiều làng quê của Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi… Ở đâu tôi cũng thấy nhiều nhà cửa khang trang, đường làng được tráng nhựa, đổ bê tông, nhiều nhà có TV, điện thoại, trẻ em có áo lành đến trường…Hỏi, nhiều cụ già nói: “Của, từ Sài Gòn hết chứ chẳng đâu mà ra”. Từ Sài Gòn… Tôi lại nghĩ đến em và những người đồng hương của em với những tô phở bò không thịt, những đĩa cơm chan trộn bầu xào, với những tháng ngày nhịn ăn, nhịn mặc, nhịn ở…
Và bây giờ, em tạm rời Sài Gòn, tạm xa những ngày lặn lội nắng mưa. Xóm làng em suốt năm vắng lặng giờ sẽ xôn xao đón những đứa con đem Tết về quê nhà…
Đọc bài này mình thấy cái tết vơi những người nghèo mới có ý nghĩa, mới thấy hạnh phúc, thấy nhưng điều mình có là hạnh phúc
Tôi tiễn em. Em bước lên xe, chiếc xe tềnh toàng, nóng bức. Trên xe, ai cũng như em, vai mang, tay xách, nào vali, túi xách, nào bao, bị, bao nhiêu thứ đồ lỉnh kỉnh. Nhìn em chen chen lấn lấn, ngồi thu lu trên xe chật cứng, nghĩ tới đường xa hàng ngàn cây số em về, tôi thấy ái ngại, thương cho em, thương cho cảnh tha phương cầu thực… Một chút buồn buồn, một chút bùi ngùi len trong lòng tôi.
Nhìn em, dưới vầng trán lòa xòa những sợi tóc lẹp nhẹp mồ hôi, tôi gặp đôi mắt sáng của em, đôi mắt đang hẩng lên một niềm vui háo hức. Tôi biết, em đã bỏ lại tất cả những ngày tháng cơ cực kiếm sống trên hè phố Sài Gòn, em cũng không lưu tâm tới chuyến xe nhọc nhằn em sắp phải trải qua, bởi vì trước mắt em, trong lòng em, giờ đây, chỉ là quê nhà…
Quê nhà em vui trở về… Nơi ấy, không phải chỉ là con đường làng, bờ tre, dòng sông em gặp lại, không phải chỉ là ngôi nhà, vườn cây, giếng nước em hòa vào… Nơi ấy, em đem cái Tết về, em đem về lòng hiếu thảo, tình chị tình em. Này đây, ba chỉ vàng gói chặt trong năm ba lớp giấy, tay run run em mở ra, rồi dúi vào tay cha, “để dồn lại rồi sửa cái nhà, cha à”. Này đây chiếc quần đen, chiếc áo màu cho mẹ, “để có đi đâu mẹ mặc với người ta”. Này đây chiếc áo ấm cho ông, đôi giày cho cậu em trai nhỏ…
Tất cả, tôi biết, để có được mà mang về, em đã bước mòn những đôi dép nhựa trên đường phố Sài Gòn, những gánh chè, gánh bún làm vai em phải trễ xuống, tay em sần chai vì những xách bánh phồng tôm, trứng cút.
Ba chỉ vàng em dúi vào tay cha, giữa một vùng quê nghèo, trong một mái nhà nghèo, sẽ sáng lên, nhấp nhoáng. Màu sáng nhấp nhoáng ấy không chỉ là màu sáng của vàng, đó còn là màu được pha kết từ bao nhiêu ý tình, trải qua bao nhiêu ngày tháng. Cái màu tôi không thể gọi tên, tôi chỉ biết sự pha kết của nó…
Trong một quán phở ở gần cuối đường Kỳ Đồng nhộn nhịp, gần giữa khuya, bao nhiêu lần tôi gặp em và các chị rụt rè bước vào và rụt rè gọi một tô phở không thịt, chỉ có bánh phở và nước lèo. Tô phở hai ngàn đồng ấy vừa đủ giúp em đẩy lùi cơn đói sau gần cả 10 tiếng đồng hồ bước qua nhiều hè phố.
Trưa, cũng nhiều lần tôi gặp em nơi quán cơm sườn bình dân nằm dọc theo đường xe lửa và thấy em rụt rè gọi một đĩa cơm, chan mắm cùng với vài gắp rau xào…Tô phở bò không thịt bò, đĩa cơm sườn không thịt sườn, và nhiều điều khác nữa, đã pha kết thành cái màu sáng đến nhấp nhoáng kia. Tôi nghĩ vậy.
Có một lần nghe em nói “ở cũng không dám ở nữa là…”, tôi không hiểu, thắc mắc: sao lại ở mà không dám, có ai bắt bớ gì đâu…Tôi phải hỏi đi hỏi lại và em phải giải thích, kể chuyện tôi mới hiểu. Thì ra em và khoảng mười mấy chị đồng hương thuê một cái phòng trọ gần triệu bạc một tháng để ở. Mỗi người một ngày góp 2.000 đồng.
Gọi là ở chứ thật ra bấy nhiêu người trong căn phòng chỉ đủ chỗ cho mỗi người khuya về, ngả lưng san sát nhau, xếp lớp như cá hộp. Ấy vậy nhưng em và các chị vẫn “còn đường để tính”. Tính để một ngày dư thêm được 500 đồng… “Đường để tính” ấy là: gọi thêm người vào ở… Một chị đồng hương của em nói: “Nhờ vậy, tháng dôi ra mười lăm ngàn chớ ít đâu…”.
Nhớ lại chuyện ấy, tôi lại nghĩ đến chiếc áo, chiếc quần em mang về. Hai hôm trước, tôi gặp em đứng tần ngần trên đường Lý Chính Thắng, chỗ người ta bày bán áo quần, bảng giá 15.000 đồng một chiếc. Nhưng rồi em không mua chiếc nào, em bảo: “Nghe mấy chị nói dưới kia người ta bán đồ thanh lý có hai mươi ngàn, đồ mới, lại có bao bịch nữa… Kệ, tìm mua chiếc cho cha, tết nhứt ổng mặc cho đàng hoàng”. Cả ngày đi bán đã mỏi nhừ đôi chân, em vẫn cố bước thêm qua nhiều đường phố nữa.
Tôi vẫn thường nghe người nọ người kia nói: “Có triệu bạc chớ bao nhiêu…”, còn em và những chị đồng hương của em thì nói “mười lăm ngàn chớ ít đâu…”. Ít nhiều biết đâu mà nói, nhưng khi thấy em tìm mua chiếc áo mới, tôi mới hiểu rằng đồng tiền của em nhỏ nhưng nặng lắm, nặng đến mức không phải ai cũng mang được trong người.
Mấy tháng trước có dịp về miền trung của em, tôi đã đi qua nhiều làng quê của Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi… Ở đâu tôi cũng thấy nhiều nhà cửa khang trang, đường làng được tráng nhựa, đổ bê tông, nhiều nhà có TV, điện thoại, trẻ em có áo lành đến trường…Hỏi, nhiều cụ già nói: “Của, từ Sài Gòn hết chứ chẳng đâu mà ra”. Từ Sài Gòn… Tôi lại nghĩ đến em và những người đồng hương của em với những tô phở bò không thịt, những đĩa cơm chan trộn bầu xào, với những tháng ngày nhịn ăn, nhịn mặc, nhịn ở…
Và bây giờ, em tạm rời Sài Gòn, tạm xa những ngày lặn lội nắng mưa. Xóm làng em suốt năm vắng lặng giờ sẽ xôn xao đón những đứa con đem Tết về quê nhà…
Đọc bài này mình thấy cái tết vơi những người nghèo mới có ý nghĩa, mới thấy hạnh phúc, thấy nhưng điều mình có là hạnh phúc
Có thể bạn sẽ thích