"Khi sếp chưa đúng"

"Khi sếp chưa đúng"

Không dám nói là sếp sai, vì đã là nhân viên thì chắc ai cũng phải thuộc lòng những câu nói vui này nhỉ: "1. Sếp luôn luôn đúng; 2. Sếp không bao giờ sai, nếu sai xem lại điều 1".

Nhưng có nhiều khi bạn cảm thấy những quyết định, những quy định của sếp "chưa đúng" thì bạn sẽ phản ứng thế nào? Xin kể ra vài trường hợp tại công ty mình để mọi người cùng suy nghĩ và bàn luận nhé. (điều này không phải là nói xấu công ty hay mang việc công ty ra mà "bình loạn", mình chỉ nghĩ đó là những điều đã xảy ra ở công ty mình thì có thể xảy ra ở công ty khác, hi vọng chúng ta cùng nghiêm túc thảo luận để có được những ứng xử hợp lý để mối quan hệ giữa sếp và nhân viên có thể sẽ được cải thiện mà thôi)

Chuyện thứ nhất: Trong cuộc họp sếp có nhắc nhở đến vấn đề này vấn đề kia, đưa ra những quy định khắt khe mới,... mà bạn cảm thấy nó chưa đúng, bó buộc,... khi đó bạn sẽ làm gì? Đứng lên phát biểu phán đối lại ý kiến của sếp; cứ nghe đã, suy nghĩ thêm rồi trao đổi riêng với sếp; không có ý kiến gì, khi nào thấy ấm ức thì tự nói bâng quơ hoặc than vãn với các nhân viên khác.

--> Kinh nghiệm tại công ty mình: Bạn cứ nghe đi, về suy nghĩ thêm cho thấu đáo rồi có muốn ý kiến thì gặp riêng sếp để nói. Một mặt, sếp đã phát biểu tại cuộc họp thì chắc chắn sếp đã có những căn cứ, những tính toán rất kỹ càng rồi, do vậy rất ít khi "sai". Mặt khác, việc "phản ứng nhanh" tại trận có phần nào cho thấy mình là người vội vàng, ít chịu suy nghĩ. Đặc biệt, sếp rất ghét những người nói xấu sau lưng cho nên không nói ra, có ấm ức thì đừng xả ra tại công ty nhé (điều này rất hay gặp ở phụ nữ). Sếp có lỡ nghe được hay có "tai mắt" của sếp thì bạn sẽ phiền phức đấy.

Chuyện thứ hai: Bạn đến nói chuyện riêng với sếp nhưng trong cách nói luôn tỏ ra "sếp đã không đúng, sếp phải thế này, thế này,..."

--> Điều này không nên. Nếu phải người nóng tính và nói thẳng thì chắc điều bạn nghe được sẽ là "nếu vậy thì anh/chị lên ghế này của tôi mà ngồi!". Tốt nhất, bạn hãy suy nghĩ kỹ về điều gì sẽ nói, và cách sẽ nói. Nên có cách nói hợp tác, chừng mực và dẫn chứng cho những căn cứ mình nói. Hãy vừa nói, vừa để ý thái độ của sếp. Bạn cũng nên biết dừng lại đúng lúc khi biết sếp không ưng điều mà bạn góp ý.

Công ty mình cũng là công ty nước ngoài, nhưng không phải của Nhật. Vì vậy, mình cũng rất muốn nghe những ý kiến, những trường hợp có thể xảy ra ở công ty Nhật và cách cư xử thế nào cho hợp lý, nhất là với người Nhật, vẫn được coi là những người ích kỷ (わがままな人).

Ở đây chắc cũng có nhiều người hiện đang làm quản lý công ty, mình nghĩ những ý kiến của các bạn từ quan điểm là "sếp" cũng sẽ giúp ích được rất nhiều cho mọi người trong việc tìm ra các ứng xử hợp lý với sếp trong công ty.

:redface:
 
Bình luận (2)

hanh80

New Member
Nói đơn giản là làm nhân viên thì dễ nhưng làm sếp khó lắm, đủ thứ chuyện.. điều này chắc ai đã đang làm chủ, làm sếp chắc sẽ biết rõ.

Nhân viên như mình thì chỉ được quyền chọn những công ty nào phù hợp với khả năng chịu đựng của bản thân là làm để sống qua ngày thôi...

Cứ thử tưởng tượng xem, ngay như bản thân mình khi muốn nói 1 điều gì trước số đông con người hiện diện thì đã phải nát óc nghĩ là nói làm sao cho hay, cho dễ nghe rồi nữa là làm sếp. Điều này cũng có nghĩa là sếp đã suy nghĩ rất kỹ trước khi đem chuyện ra nói, mà đem vào trong cuộc họp, một phần là sếp đã quyết định rồi, hai là trong cuộc họp thì hầu như tất cả các ý kiến của sếp chẳng ai dám thẳng thắn bàn luận cả, hoặc ngay cả câu "xin sếp cho 1 thời gian để xem chuyện sếp nói ra có hợp lý không nữa là".

Và cho dù bạn có cơ hội đấu khẩu với sếp, bạn đã suy nghĩ kỹ hơn sếp nghĩ không? bạn có đủ lý lẽ để có thể biện minh cho sự sai quấy của sếp không? nếu có chắc là bạn ăn may đấy (hoặc bạn là người được sếp rất tin tưởng, là cánh tay phải của sếp, mà đã là người cận kề sếp thì cũng không phải là người bình thường. ), hoặc nếu bạn có được những lý lẽ lý thuyết phục đó thì mình tin rằng bạn sẽ không thể gắn bó được với cty đang tồn tại người sếp đó đâu.

Nhưng rốt cuộc sự sai quấy đó của sếp là gì, nó ở mức độ nào? có ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của NV không? môi trường làm việc trước và cho đến khi sếp đưa quyết định là như thế nào??? (Bởi vì thường thì khi có những quy định khắt khe hơn là chắc chắn ở trong cty đã xảy ra sự việc gì đó và sếp đã dựa vào sự việc đó nhằm ngăn chặn cho trường hợp tiếp theo...hoặc cũng có lẽ sếp không đứng vững lập trường nghe "bạn" xúi bậy..hehe..vvv)

Với sếp nhật, mình chưa gặp được cấp quản lý nào có "gan" to nói chuyện với sếp là sếp đưa ra quy định đó "sai". "không đúng" cả...mà cứ răm rắp làm theo hết những gì sếp nói,...hehe..có lẽ đó là "cuộc sống" mà!


Nếu ai cũng làm theo khẩu hiệu này
"1. Sếp luôn luôn đúng; 2. Sếp không bao giờ sai, nếu sai xem lại điều 1 và nếu không thể làm được cả 2 điều thì thực hiện điều 3 say gút bai, sì jú nè vớ".
thì chắc là chẳng có chuyện để bàn nhỉ..hjhj
 

kamikaze

Administrator
Nếu ai làm cho công ty Nhật và đặc biệt là đã tham gia vào bộ sậu quản lý v.v.. thì sẽ dễ dàng nhận ra rằng ở các công ty Nhật hội nghị để đưa ra một quyết định nào đấy chỉ là hình thức. Vì trước khi nó được đưa ra thì sếp đã có các cuộc vận động hành lang để tìm kiếm sự ủng hộ rồi. Vì thế, nếu công ty Nhật ai đó phản đối thẳng ở hội nghi thì coi như là bôi tro trát trấu vào mặt sếp(vì nếu có phản đối thì sẽ phản đối ở các cuộc vận động hành lang trước đó rồi).

Trường hợp cần phải nêu ra ý kiến thì thường được nêu ra ở các cuộc gặp không chính thức như là ăn uống, cà phê v.v... Tuỳ mà có thể gặp cá nhân hay là gặp cùng lúc cùng vài người.

Đây cũng là lý do vì sao mà công ty Nhật có gì cần phải quyết thì mất rất nhiều thời gian và đa số 1 mình sếp không bao giờ quyết ngay 1 cái gì khi được yêu cầu.
 

Bài viết liên quan

Thumbnail bài viết: Thủ tướng Ishiba : Việc trợ cấp 20.000 yên tiền mặt cho mỗi công dân "hiệu quả hơn nhiều so với việc cắt giảm thuế tiêu dùng".
Thủ tướng Ishiba : Việc trợ cấp 20.000 yên tiền mặt cho mỗi công dân "hiệu quả hơn nhiều so với việc cắt giảm thuế tiêu dùng".
Thủ tướng Shigeru Ishiba đã tổ chức một cuộc họp báo vào chiều ngày 17 (sáng ngày 18 theo giờ Nhật Bản) sau khi tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 được tổ chức tại Canada. Về phản ứng với giá cả...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Ký kết thỏa thuận với các ngân hàng lớn để chống gian lận chuyên biệt,Cơ quan Cảnh sát Quốc gia đặt mục tiêu ngăn chặn thiệt hại lan rộng.
Nhật Bản : Ký kết thỏa thuận với các ngân hàng lớn để chống gian lận chuyên biệt,Cơ quan Cảnh sát Quốc gia đặt mục tiêu ngăn chặn thiệt hại lan rộng.
Là một biện pháp chống lại gian lận chuyên biệt đang trở nên nghiêm trọng hơn, Cơ quan Cảnh sát Quốc gia và ba ngân hàng lớn sẽ sớm ký kết thỏa thuận về việc cung cấp thông tin tài khoản của các...
Thumbnail bài viết: Mỹ : Bắt đầu cho phép đăng ký "Thường trú nhân với giá 700 triệu yên" , chính quyền Trump hướng đến mục tiêu tăng doanh thu.
Mỹ : Bắt đầu cho phép đăng ký "Thường trú nhân với giá 700 triệu yên" , chính quyền Trump hướng đến mục tiêu tăng doanh thu.
Chính quyền Trump đã ra mắt trang web "Trump Card", cho phép mọi người có thể có tư cách thường trú nhân tại Mỹ bằng cách chi trả 5 triệu đô la ( khoảng 720 triệu yên ) và đã bắt đầu tiếp nhận đơn...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Cứ 4 công ty thì có 3 công ty sẽ tăng lương, phổ biến nhất ở mức "dưới 2-5%" , lý do là ?
Nhật Bản : Cứ 4 công ty thì có 3 công ty sẽ tăng lương, phổ biến nhất ở mức "dưới 2-5%" , lý do là ?
Gakujo ( quận Chuo , Tokyo) đã tiến hành một cuộc khảo sát về "tăng lương" nhắm vào nhân viên nguồn nhân lực tại các công ty và tổ chức và phát hiện ra rằng 75,2% các công ty sẽ "thực hiện" tăng...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản không phải là nạn nhân của xu hướng "tránh tin tức" , thấp nhất trong số 48 quốc gia và khu vực.
Nhật Bản không phải là nạn nhân của xu hướng "tránh tin tức" , thấp nhất trong số 48 quốc gia và khu vực.
Gần đây bạn có chủ động cố gắng tránh tin tức không ? Để trả lời câu hỏi này, chỉ có 11% người Nhật trả lời "thường xuyên" hoặc "thỉnh thoảng", thấp nhất trong số 48 quốc gia và khu vực được khảo...
Thumbnail bài viết: Seven ra mắt gạo dự trữ, gạo được bán tại 3 cửa hàng tiện lợi lớn. Hai công ty lớn đã bán hết.
Seven ra mắt gạo dự trữ, gạo được bán tại 3 cửa hàng tiện lợi lớn. Hai công ty lớn đã bán hết.
Seven-Eleven Nhật Bản bắt đầu bán gạo dự trữ của chính phủ theo hợp đồng tư nhân vào ngày 17. Lawson và FamilyMart đã mở rộng doanh số bán hàng theo trình tự kể từ ngày 5 và cả ba công ty cửa hàng...
Thumbnail bài viết: Vienna tụt xuống vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng các thành phố đáng sống nhất thế giới, Osaka gia nhập bảng xếp hạng.
Vienna tụt xuống vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng các thành phố đáng sống nhất thế giới, Osaka gia nhập bảng xếp hạng.
Phiên bản năm 2025 của bảng xếp hạng các thành phố đáng sống nhất thế giới đã được công bố vào ngày 17 và Vienna, thủ đô của Áo, nơi đã giữ vị trí hàng đầu trong ba năm liên tiếp vừa qua, đã tụt...
Thumbnail bài viết: Người nước ngoài ở Nhật Bản không thiếu gạo và thờ ơ với "cơn sốt gạo Reiwa".
Người nước ngoài ở Nhật Bản không thiếu gạo và thờ ơ với "cơn sốt gạo Reiwa".
Một chủ đề lớn ở Trung Quốc ? Ở Trung Quốc, đàn ông thường làm việc nhà. Bản thân tôi là người tự kinh doanh và có giờ làm việc linh hoạt, nhưng tôi đi mua sắm và nấu ăn cho gia đình. Vì vậy...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Sự cố kết nối với hệ thống xác minh đủ điều kiện "Thẻ bảo hiểm y tế My Number".
Nhật Bản : Sự cố kết nối với hệ thống xác minh đủ điều kiện "Thẻ bảo hiểm y tế My Number".
Một số chức năng của hệ thống "Xác minh đủ điều kiện trực tuyến" của "Thẻ bảo hiểm y tế My Number" để xác minh đủ điều kiện, v.v. đã gặp sự cố, khiến các cơ sở y tế khó sử dụng. Theo Bộ Y tế...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản xếp thứ 35 trong "Bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh thế giới",  nhưng vẫn đứng thứ 6 trong số các nước G7.
Nhật Bản xếp thứ 35 trong "Bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh thế giới", nhưng vẫn đứng thứ 6 trong số các nước G7.
"Bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh thế giới", đánh giá môi trường kinh doanh của từng quốc gia, đã được công bố. Nhật Bản đã phục hồi thứ hạng lần đầu tiên sau bốn năm, đứng thứ 35. "Trung tâm...
Your content here
Top