Lời khuyên của ông Ken Arakawa, Cố vấn cao cấp của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) dành cho các doanh nghiệp Việt Nam làm ăn với đối tác Nhật.
Trong thời buổi cạnh tranh cao việc chủ động tìm đến với thị trường và tiếp xúc bạn hàng, người tiêu dùng sẽ mang lại cơ hội kinh doanh và thành công cho doanh nghiệp."
Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc với các đối tác Việt Nam, theo ông đâu là hạn chế của các doanh nghiệp Việt Nam mà các doanh nghiệp Nhật Bản thường hay phàn nàn?
Hiện nay, các doanh nghiệpViệt Nam còn mắc phải hạn chế như thiếu thông tin, tư tưởng thụ động chờ các đơn hàng còn phổ biến. Từ đó dẫn đến chất lượng sản phẩm không đồng đều, giá thành còn cao, thời gian giao hàng không đảm bảo...
Bên cạnh đó việc nghiên cứu thị trường còn chưa bằng các công ty Nhật. Hơn một nửa các công ty Nhật có văn phòng đại diện tại Việt Nam, nên hoạt động của họ rất hiệu quả. Họ thường xuyên theo dõi nắm vững tình hình thị trường Việt Nam.
Vậy ông có lời khuyên cụ thể nào với doanh nghiệp Việt Nam trong hợp tác với doanh nghiệp Nhật Bản?
Doanh nghiệp Nhật Bản tương đối khó tính trong việc lựa chọn đối tác làm ăn. Khi chọn đối tác để cung cấp hay nhập khẩu hàng hóa, họ thường có nhu cầu thẩm định hàng hóa trực tiếp.
Mặt khác, người Nhật có thói quen đến tận doanh nghiệp mua hàng để xem cơ sở đối tác. Những mặt hàng thường phải nhập từ nhiều nguồn, nhiều công đoạn sản xuất, khó tập trung một điểm như thủ công mỹ nghệ chẳng hạn phải có các kho hàng, showroom... để họ tin tưởng hơn.
Đặc biệt, người Nhật cũng rất chú trọng đến môi trường, người Nhật đặt yêu cầu rất cao đối với vệ sinh an toàn thực phẩm. Như vấn đề tôm xuất khẩu vào Nhật Bản vừa qua, cùng với việc thông báo cho phía Việt Nam, các doanh nghiệp nhập khẩu cũng tiến hành nhiều biện pháp điều tra, nếu phát hiện tôm Việt Nam, được nuôi thả không đảm bảo vệ sinh môi trường thì rất dễ bị cấm nhập khẩu.
Theo tôi, các doanh nghiệp Việt Nam, muốn xuất khẩu sang thị trường Nhật cần phải “nhập gia tùy tục”, tức là phải tìm hiểu rõ các phong tục tập quán cũng như thị hiếu người Nhật. Trong thời buổi cạnh tranh cao việc chủ động tìm đến với thị trường và tiếp xúc bạn hàng, người tiêu dùng sẽ mang lại cơ hội kinh doanh và thành công cho doanh nghiệp.
Một lời khuyên nữa của tôi là các doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu kỹ thông tin về các hội chợ để thu được hiệu quả cao nhất.
Hiện nay, những mặt hàng nào của Việt Nam đang được thị trường Nhật Bản ưa chuộng nhất?
Theo tôi, đó là một số mặt hàng như: thủy hải sản, đồ gỗ, mây tre đan, gạch ốp lát và đá xây dựng... Đây đang là những mặt hàng được thị trường Nhật rất ưu chuộng, các doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng này cần thiết lập quan hệ tốt với phía đối tác và thành lập các văn phòng đại diện tại Nhật để tiện việc xúc tiến thương mại.
Thời gian qua sự việc nhiều lô hàng thuỷ sản của Việt Nam bị phía Nhật kiểm tra rất ngặt nghèo, thậm chí bị trả lại. Nhiều ý kiến lo ngại rằng đó có thể là một hàng rào kỹ thuật mà phía Nhật đặt ra. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
Tất nhiên là Chính phủ Nhật Bản cũng có chính sách bảo hộ nông dân trong trường hợp cần thiết, tuy nhiên về sự việc mực, tôm vừa qua bị trả lại là do phía Việt Nam đã dùng thuốc quá nhiều khiến các nhà nhập khẩu Nhật Bản buộc phải lên tiếng. Với các mặt hàng thủy sản, cụ thể với mặt hàng tôm nhập khẩu vào Nhật không bị hạn chế bởi quota nhưng lại chịu sự chi phối của Luật kiểm dịch và Luật vệ sinh thực phẩm.
Luật kiểm dịch quy định tôm nhập khẩu từ các nước có nguy cơ dịch tả sẽ phải kiểm dịch. Nếu phát hiện thấy vi khuẩn, dư lượng kháng sinh..., hàng sẽ bị hủy hoặc trả lại.
Các doanh nghiệp Việt Nam cần hiểu đúng chế độ quản lý vệ sinh thực phẩm của Nhật Bản để tránh những vi phạm đáng tiếc. Tôm tươi sống, ướp đá được phân phối qua nhà bán buôn, do đó cần chú ý việc giao hàng sớm.
Trong thực tế chi phí lưu thông cộng thêm cước phí vận chuyển bằng máy bay có thể đội giá lên rất cao. Do vậy các doanh nghiệp có thể lựa chọn cách bỏ qua chợ bán buôn mà thỏa thuận trực tiếp với các nhà phân phối và bán lẻ.
Thị trường Nhật Bản có sức tiêu thụ rất lớn. Tôi nghĩ nếu Việt Nam giải quyết được vấn đề chất lượng sản phẩm thì hàng hóa vào thị trường này chắc chắn sẽ không gặp khó khăn gì.
Thùy Linh
Trong thời buổi cạnh tranh cao việc chủ động tìm đến với thị trường và tiếp xúc bạn hàng, người tiêu dùng sẽ mang lại cơ hội kinh doanh và thành công cho doanh nghiệp."
Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc với các đối tác Việt Nam, theo ông đâu là hạn chế của các doanh nghiệp Việt Nam mà các doanh nghiệp Nhật Bản thường hay phàn nàn?
Hiện nay, các doanh nghiệpViệt Nam còn mắc phải hạn chế như thiếu thông tin, tư tưởng thụ động chờ các đơn hàng còn phổ biến. Từ đó dẫn đến chất lượng sản phẩm không đồng đều, giá thành còn cao, thời gian giao hàng không đảm bảo...
Bên cạnh đó việc nghiên cứu thị trường còn chưa bằng các công ty Nhật. Hơn một nửa các công ty Nhật có văn phòng đại diện tại Việt Nam, nên hoạt động của họ rất hiệu quả. Họ thường xuyên theo dõi nắm vững tình hình thị trường Việt Nam.
Vậy ông có lời khuyên cụ thể nào với doanh nghiệp Việt Nam trong hợp tác với doanh nghiệp Nhật Bản?
Doanh nghiệp Nhật Bản tương đối khó tính trong việc lựa chọn đối tác làm ăn. Khi chọn đối tác để cung cấp hay nhập khẩu hàng hóa, họ thường có nhu cầu thẩm định hàng hóa trực tiếp.
Mặt khác, người Nhật có thói quen đến tận doanh nghiệp mua hàng để xem cơ sở đối tác. Những mặt hàng thường phải nhập từ nhiều nguồn, nhiều công đoạn sản xuất, khó tập trung một điểm như thủ công mỹ nghệ chẳng hạn phải có các kho hàng, showroom... để họ tin tưởng hơn.
Đặc biệt, người Nhật cũng rất chú trọng đến môi trường, người Nhật đặt yêu cầu rất cao đối với vệ sinh an toàn thực phẩm. Như vấn đề tôm xuất khẩu vào Nhật Bản vừa qua, cùng với việc thông báo cho phía Việt Nam, các doanh nghiệp nhập khẩu cũng tiến hành nhiều biện pháp điều tra, nếu phát hiện tôm Việt Nam, được nuôi thả không đảm bảo vệ sinh môi trường thì rất dễ bị cấm nhập khẩu.
Theo tôi, các doanh nghiệp Việt Nam, muốn xuất khẩu sang thị trường Nhật cần phải “nhập gia tùy tục”, tức là phải tìm hiểu rõ các phong tục tập quán cũng như thị hiếu người Nhật. Trong thời buổi cạnh tranh cao việc chủ động tìm đến với thị trường và tiếp xúc bạn hàng, người tiêu dùng sẽ mang lại cơ hội kinh doanh và thành công cho doanh nghiệp.
Một lời khuyên nữa của tôi là các doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu kỹ thông tin về các hội chợ để thu được hiệu quả cao nhất.
Hiện nay, những mặt hàng nào của Việt Nam đang được thị trường Nhật Bản ưa chuộng nhất?
Theo tôi, đó là một số mặt hàng như: thủy hải sản, đồ gỗ, mây tre đan, gạch ốp lát và đá xây dựng... Đây đang là những mặt hàng được thị trường Nhật rất ưu chuộng, các doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng này cần thiết lập quan hệ tốt với phía đối tác và thành lập các văn phòng đại diện tại Nhật để tiện việc xúc tiến thương mại.
Thời gian qua sự việc nhiều lô hàng thuỷ sản của Việt Nam bị phía Nhật kiểm tra rất ngặt nghèo, thậm chí bị trả lại. Nhiều ý kiến lo ngại rằng đó có thể là một hàng rào kỹ thuật mà phía Nhật đặt ra. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
Tất nhiên là Chính phủ Nhật Bản cũng có chính sách bảo hộ nông dân trong trường hợp cần thiết, tuy nhiên về sự việc mực, tôm vừa qua bị trả lại là do phía Việt Nam đã dùng thuốc quá nhiều khiến các nhà nhập khẩu Nhật Bản buộc phải lên tiếng. Với các mặt hàng thủy sản, cụ thể với mặt hàng tôm nhập khẩu vào Nhật không bị hạn chế bởi quota nhưng lại chịu sự chi phối của Luật kiểm dịch và Luật vệ sinh thực phẩm.
Luật kiểm dịch quy định tôm nhập khẩu từ các nước có nguy cơ dịch tả sẽ phải kiểm dịch. Nếu phát hiện thấy vi khuẩn, dư lượng kháng sinh..., hàng sẽ bị hủy hoặc trả lại.
Các doanh nghiệp Việt Nam cần hiểu đúng chế độ quản lý vệ sinh thực phẩm của Nhật Bản để tránh những vi phạm đáng tiếc. Tôm tươi sống, ướp đá được phân phối qua nhà bán buôn, do đó cần chú ý việc giao hàng sớm.
Trong thực tế chi phí lưu thông cộng thêm cước phí vận chuyển bằng máy bay có thể đội giá lên rất cao. Do vậy các doanh nghiệp có thể lựa chọn cách bỏ qua chợ bán buôn mà thỏa thuận trực tiếp với các nhà phân phối và bán lẻ.
Thị trường Nhật Bản có sức tiêu thụ rất lớn. Tôi nghĩ nếu Việt Nam giải quyết được vấn đề chất lượng sản phẩm thì hàng hóa vào thị trường này chắc chắn sẽ không gặp khó khăn gì.
Thùy Linh
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Có thể bạn sẽ thích