Mỳ chính an toàn hay nguy hiểm?

Mỳ chính an toàn hay nguy hiểm?

michinh.jpg
Lâu nay, nhiều người cho rằng việc ăn nhiều mỳ chính sẽ gây hại cho sức khỏe, thậm chí gây các bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, các nghiên cứu đáng tin cậy đã chứng minh tính an toàn của loại gia vị này.

Mỳ chính là muối của acid glutamic, một trong 20 acid amin cần thiết cho sự tăng trưởng, chuyển hóa thần kinh và chức năng của não con người, có dạng tinh thể trắng, không màu hoặc dạng bột kết tinh, hình thoi lăng kính. Nó là một phụ gia thực phẩm có tác dụng điều vị, giúp cho thực phẩm ngon và hấp dẫn hơn. Việc sử dụng mỳ chính trong chế biến có ưu điểm là không làm ảnh hưởng tới mùi, màu sắc và vị mặn của món ăn.

Mỳ chính có sẵn trong các sản phẩm tự nhiên (được gọi là acid glutamic tự do) như thịt, cá, sữa và các loại rau quả (cà chua, đậu, ngô, cà rốt...). Lượng mỳ chính trong 100 g thực phẩm là: cà chua 0,14 g, tôm 0,043 g, thịt gà 0,044 g... Cơ thể con người nếu có cân nặng 60-70 kg thì protein chiếm 14-17%, trong đó khoảng 1/5 là glutamate (mì chính).

Giáo sư Nhật Kikunae Ikeda là người đầu tiên đã chiết xuất được glutamate từ tảo biển vào năm 1908. Ông thấy tinh thể này khi cho vào thực phẩm có vị ngon đặc biệt. Nó trở thành vị thứ 5 sau 4 loại vị thông thường là mặn, chua, ngọt, đắng.

Mỳ chính được sản xuất thông qua quá trình lên men, tương tự như lên men bia, dấm, nước chấm... từ các nguyên liệu như mật mía đường, tinh bột ngũ cốc... Glutamate của mì chính tương tự như glutamate có trong cơ thể con người, được tiêu hóa, hấp thu trong ruột như glutamate có trong các thực phẩm khác. Các nghiên cứu đã chứng minh glutamate của mì chính hay của thực phẩm đều có vai trò quan trọng như nhau trong hệ thống tiêu hóa của con người.

Mỳ chính được sử dụng nhiều trong các món ăn chế biến có thịt, cá, rau, nước sốt... Lượng glutamate bổ sung từ mì chính chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng số glutamate ăn vào hằng ngày. Nếu tổng lượng glutamate ăn vào hằng ngày khoảng 10-20 g thì glutamate từ mì chính chỉ chiếm 0,5-1,5 g.

Tính an toàn của mỳ chính đã được các tổ chức y tế, sức khỏe hàng đầu thế giới khẳng định từ lâu bằng các nghiên cứu lâu dài trên cả động vật và người. Từ trước năm 1987, Ủy ban hỗn hợp về phụ gia thực của Tổ chức Y tế Thế giới và Tổ chức Lương nông Quốc tế đã đưa ra liều dùng mỳ chính có thể chấp nhận được: 120 mg/kg thể trọng mỗi ngày. Như vậy, một người cân nặng 50 kg sẽ được ăn tối đa 6 g mỳ chính mỗi ngày. Tuy nhiên, đến năm 1987, tại một hội nghị quốc tế, các nhà khoa học đã chính thức xác định tính an toàn của mỳ chính và tuyên bố không cần quy định liều dùng hằng ngày.

Tại Mỹ, từ năm 1959, Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm đã xếp mỳ chính vào danh sách chất điều vị an toàn trong sử dụng, tương tự như muối, tiêu, dấm..., dù dùng lâu dài vẫn không gây hại sức khỏe. Năm 1992, Hội đồng các vấn đề khoa học của Hội Y học Mỹ một lần nữa khẳng định tính vô hại của gia vị này.

Năm 1991, Ủy ban Khoa học Thực phẩm của Cộng đồng châu Âu cũng khẳng định mỳ chính là an toàn và cho phép dùng không có khuyến cáo về lượng ăn hằng ngày. Các nước châu Á, trong đó có Việt Nam, cũng cho phép dùng mỳ chính để chế biến thực phẩm với liều lượng tùy yêu cầu cá nhân.

Một trong những nguyên nhân khiến mỳ chính bị tiếng oan chính là Hội chứng cao lâu Trung Quốc, xuất hiện ở một số khách hàng Mỹ sau khi ăn đồ ăn Tàu. Triệu chứng thường thấy là khó chịu, chóng mặt, tê tê, tim đập nhanh... Một số ý kiến cho rằng đó là tác dụng phụ của mỳ chính, được dùng nhiều trong các nhà hàng Trung Hoa. Năm 1979, Mỹ đã tiến hành một nghiên cứu ngẫu nhiên trên 3.000 người trưởng thành. Kết quả cho thấy 43% số người tham gia xuất hiện một số cảm giác khó chịu đối với tất cả các loại thực phẩm và môi trường ăn; chỉ 1-2% trong số đó cho rằng có lẽ đây là Hội chứng cao lâu Trung Quốc.

Năm 1985, Đại học Washington George phối hợp với Đại học Y khoa Mỹ đã tiến hành một nghiên cứu cho một số người phàn nàn bị hội chứng “Cao lâu Trung Quốc”. Một nhóm được uống dung dịch mỳ chính và một nhóm dùng dung dịch không chứa chất này. Cả bác sĩ lẫn bệnh nhân tham gia thử nghiệm đều không hề biết về cuộc kiểm tra này. Kết quả là trong nhóm uống mỳ chính không có ai bị hội chứng “cao lâu”. Một phần ba số bệnh nhân có phản ứng nhẹ khi dùng cả 2 loại dung dịch. Những người còn lại không có phản ứng gì với cả hai. Thực nghiệm này đã khẳng định mỳ chính không phải là thủ phạm gây ra Hội chứng cao lâu Trung Quốc.

BS. Chu Quốc Lập, Sức Khỏe & Đời Sống
 

Bài viết liên quan

Thumbnail bài viết: Bí quyết để đạt được "lợi nhuận từ khách du lịch nước ngoài và giá cả hợp lý cho người Nhật" , điều cần thiết cho sự phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản
Bí quyết để đạt được "lợi nhuận từ khách du lịch nước ngoài và giá cả hợp lý cho người Nhật" , điều cần thiết cho sự phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản
■ Động lực vượt 40 triệu du khách nước ngoài đến Nhật Bản Các điểm đến du lịch đông đúc người nước ngoài ngay cả trong kỳ nghỉ dài. Tại các điểm đến du lịch nổi tiếng như Kyoto, một xu hướng...
Thumbnail bài viết: Con số gần đây nhất của Nhật Bản là 1,37%. Xem xét xu hướng chi tiêu quân sự và GDP ở các quốc gia khác.
Con số gần đây nhất của Nhật Bản là 1,37%. Xem xét xu hướng chi tiêu quân sự và GDP ở các quốc gia khác.
Biện pháp được sử dụng phổ biến nhất để so sánh sức mạnh quân sự và trang thiết bị quân sự của mỗi quốc gia là giá trị thực tế của chi tiêu quân sự. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố như sức mạnh kinh tế...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Tiền lương thực tế trong tháng 3 giảm 2,1%, ba tháng liên tiếp giảm ,mức tăng lương không theo kịp giá gạo tăng.
Nhật Bản : Tiền lương thực tế trong tháng 3 giảm 2,1%, ba tháng liên tiếp giảm ,mức tăng lương không theo kịp giá gạo tăng.
Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi đã công bố kết quả sơ bộ của Khảo sát lao động hàng tháng cho tháng 3 vào sáng ngày 9. Tiền lương thực tế trên mỗi người lao động, phản ánh biến động giá cả, đã giảm...
Thumbnail bài viết: Toyota dự đoán thuế quan Trump sẽ khiến "lợi nhuận hoạt động giảm 180 tỷ yên chỉ riêng trong tháng 4 -tháng 5".
Toyota dự đoán thuế quan Trump sẽ khiến "lợi nhuận hoạt động giảm 180 tỷ yên chỉ riêng trong tháng 4 -tháng 5".
Toyota Motor Corporation đã công bố vào ngày 8 rằng lợi nhuận hoạt động của công ty trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3 năm 2026 có thể đạt 3,8 nghìn tỷ yên (giảm 20,8% so với năm trước) và...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : 40% đơn xin tị nạn bị rút lại, con số cao nhất từ trước đến nay. Do "vấn đề đã được giải quyết" hoặc "kết hôn với người Nhật Bản".
Nhật Bản : 40% đơn xin tị nạn bị rút lại, con số cao nhất từ trước đến nay. Do "vấn đề đã được giải quyết" hoặc "kết hôn với người Nhật Bản".
Một bản tóm tắt của Cục Quản lý Xuất nhập cảnh và Cư trú Nhật Bản đã tiết lộ rằng trong số khoảng 8.000 đơn xin công nhận người tị nạn được xử lý vào năm 2024, gần 40%, tương đương khoảng 3.000...
Thumbnail bài viết: Tuổi thọ của bộ định tuyến Wi-Fi là bao lâu ?
Tuổi thọ của bộ định tuyến Wi-Fi là bao lâu ?
Bộ định tuyến Wi-Fi là thiết bị thiết yếu để "kết nối Internet" trong cuộc sống hàng ngày.Nhiều người mua bộ định tuyến Wi-Fi mới khi họ chuyển nhà hoặc xây nhà mới và tiếp tục sử dụng cùng một bộ...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Lý do nào khiến mức phí bảo hiểm hưu trí của người lao động là 18,3%? Giải thích về các đợt tăng trước đây và bối cảnh.
Nhật Bản : Lý do nào khiến mức phí bảo hiểm hưu trí của người lao động là 18,3%? Giải thích về các đợt tăng trước đây và bối cảnh.
Bảo hiểm hưu trí của người lao động là hệ thống cốt lõi của hệ thống lương hưu công cộng của Nhật Bản và là hệ thống mà những người lao động làm việc tại "nơi làm việc áp dụng" như công ty trở...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản xếp thứ 55 trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới năm 2025, tụt bốn bậc so với báo cáo trước. Phần Lan đứng đầu danh sách năm thứ tám liên tiếp
Nhật Bản xếp thứ 55 trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới năm 2025, tụt bốn bậc so với báo cáo trước. Phần Lan đứng đầu danh sách năm thứ tám liên tiếp
Trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới năm 2025, xếp hạng mức độ hạnh phúc của các quốc gia và khu vực trên toàn thế giới, Nhật Bản xếp thứ 55, tụt bốn bậc so với năm trước. Phần Lan xếp hạng nhất năm...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Xếp hạng phổ biến của trường đại học, ấn bản tháng 4 năm 2025 , vị trí các trường đại học công lập đang thay đổi.
Nhật Bản : Xếp hạng phổ biến của trường đại học, ấn bản tháng 4 năm 2025 , vị trí các trường đại học công lập đang thay đổi.
JS Corporation công bố "Xếp hạng phổ biến của trường đại học" hàng tháng. Các bảng xếp hạng hàng đầu trong ấn bản quốc gia mới nhất, tính đến ngày 30 tháng 4 năm 2025, là "Đại học Tokyo" đại diện...
Thumbnail bài viết: Tổng thống Trump tái khẳng định sự không hài lòng với lượng xuất khẩu ô tô thấp sang Nhật Bản.
Tổng thống Trump tái khẳng định sự không hài lòng với lượng xuất khẩu ô tô thấp sang Nhật Bản.
Vào ngày 6, Tổng thống Hoa Kỳ Trump tái khẳng định sự không hài lòng của mình với lượng xuất khẩu ô tô thấp hiện nay sang Nhật Bản. Tổng thống Trump cho biết : "(Nhật Bản) đã bóc lột đất nước...
Your content here
Top