Mỹ và Nhật Bản hôm 8/3 đã phóng thử nghiệm thành công một tên lửa đánh chặn ngoài khơi quần đảo Hawaii do hai bên cùng phát triển ngay sau khi CHDCND Triều Tiên cũng thử thành công 2 quả tên lửa tầm ngắn.
Trong đợt thử nghiệm này, một tên lửa đánh chặn cải tiến SM-3 đã được phóng lên bầu trời Thái Bình Dương, cách đảo Kauai của quần đảo Hawaii khoảng 100km về hướng Đông Bắc từ một tàu khu trục ở ngoài khơi đảo Hawaii và cuộc thủ nghiệm đã thành công.
Hai bên dự kiến sẽ triển khai hệ thống tên lửa này vào tháng 3/2016.
Cuộc thử nghiệm nhằm kiểm tra chất lượng tên lửa do Mỹ thiết kế để bắn hạ tên lửa đạn đạo của đối phương trên không trung và đây là đợt phóng thử nghiệm tên lửa đầu tiên của Mỹ có sử dụng kỹ thuật của Nhật Bản nhằm đối phó với sự phát triển tên lửa tầm xa và vũ khí hạt nhân của CHDCND Triều Tiên.
Mỹ và Nhật Bản đã bắt đầu hợp tác nghiên cứu kỹ thuật tên lửa đạn đạo quốc phòng vào năm 1999, 1 năm sau khi CHDCND Triều Tiên phóng thử nghiệm tên lửa tầm xa bay qua vùng trời Nhật Bản. Các nhà phân tích nói tên lửa đạn đạo của CHDCND Triều Tiên có thể đánh trúng toàn bộ lãnh thổ Nhật Bản, Alaska, quần đảo Hawaii và phần phía Bắc của bờ biển miền Tây nước Mỹ.
Năm 2003, Nhật Bản trở thành đồng minh đầu tiên của Mỹ mua các bộ phận của hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ và cũng mua tên lửa đánh chặn SM-3 của Mỹ. Cơ quan phòng thủ Nhật Bản cũng dự định mua 124 tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ sản xuất.
Trước đó, ít giờ, CHDCND Triều Tiên ngày 8/3 đã bắn thử 2 quả tên lửa tầm ngắn và cả hai quả tên lửa đất đối không này được bắn đi từ một địa điểm gần biên giới với Trung Quốc, khiến các nước làng giềng, đặc biệt là Nhật Bản lo ngại.
Mỹ vừa lên tiếng kêu gọi CHDCND triều Tiên phải tôn trọng cam kết không bắn thử nghiệm tên lửa hạt nhân mà các bên đã ký, cho rằng chương trình tên lửa của Bình Nhưỡng là một mối lo ngại đối với khu vực và cộng đồng quốc tế và bày tỏ tin tưởng các vòng đàm phán 6 bên là giải pháp cho việc thuyết phục CHDCND Triều Tiên từ bỏ tham vọng hạt nhân. Tuy nhiên, CHDCND Triều Tiên đã từ chối quay trở lại bàn đàm phán, trừ khi Mỹ bãi bỏ các biện pháp phong tỏa tài chính
Giới phân tích nhận định thế giới đang hướng sự tập trung vào vấn đề hạt nhân của Iran nên vấn đề hạt nhân của Bình Nhưỡng không đạt được tiến triển nào. Tương lai của các cuộc đàm phán sáu bên về cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên hiện vẫn đang bế tắc.
(Theo Xinhua, Times of India)
Trong đợt thử nghiệm này, một tên lửa đánh chặn cải tiến SM-3 đã được phóng lên bầu trời Thái Bình Dương, cách đảo Kauai của quần đảo Hawaii khoảng 100km về hướng Đông Bắc từ một tàu khu trục ở ngoài khơi đảo Hawaii và cuộc thủ nghiệm đã thành công.
Hai bên dự kiến sẽ triển khai hệ thống tên lửa này vào tháng 3/2016.
Cuộc thử nghiệm nhằm kiểm tra chất lượng tên lửa do Mỹ thiết kế để bắn hạ tên lửa đạn đạo của đối phương trên không trung và đây là đợt phóng thử nghiệm tên lửa đầu tiên của Mỹ có sử dụng kỹ thuật của Nhật Bản nhằm đối phó với sự phát triển tên lửa tầm xa và vũ khí hạt nhân của CHDCND Triều Tiên.
Mỹ và Nhật Bản đã bắt đầu hợp tác nghiên cứu kỹ thuật tên lửa đạn đạo quốc phòng vào năm 1999, 1 năm sau khi CHDCND Triều Tiên phóng thử nghiệm tên lửa tầm xa bay qua vùng trời Nhật Bản. Các nhà phân tích nói tên lửa đạn đạo của CHDCND Triều Tiên có thể đánh trúng toàn bộ lãnh thổ Nhật Bản, Alaska, quần đảo Hawaii và phần phía Bắc của bờ biển miền Tây nước Mỹ.
Năm 2003, Nhật Bản trở thành đồng minh đầu tiên của Mỹ mua các bộ phận của hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ và cũng mua tên lửa đánh chặn SM-3 của Mỹ. Cơ quan phòng thủ Nhật Bản cũng dự định mua 124 tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ sản xuất.
Trước đó, ít giờ, CHDCND Triều Tiên ngày 8/3 đã bắn thử 2 quả tên lửa tầm ngắn và cả hai quả tên lửa đất đối không này được bắn đi từ một địa điểm gần biên giới với Trung Quốc, khiến các nước làng giềng, đặc biệt là Nhật Bản lo ngại.
Mỹ vừa lên tiếng kêu gọi CHDCND triều Tiên phải tôn trọng cam kết không bắn thử nghiệm tên lửa hạt nhân mà các bên đã ký, cho rằng chương trình tên lửa của Bình Nhưỡng là một mối lo ngại đối với khu vực và cộng đồng quốc tế và bày tỏ tin tưởng các vòng đàm phán 6 bên là giải pháp cho việc thuyết phục CHDCND Triều Tiên từ bỏ tham vọng hạt nhân. Tuy nhiên, CHDCND Triều Tiên đã từ chối quay trở lại bàn đàm phán, trừ khi Mỹ bãi bỏ các biện pháp phong tỏa tài chính
Giới phân tích nhận định thế giới đang hướng sự tập trung vào vấn đề hạt nhân của Iran nên vấn đề hạt nhân của Bình Nhưỡng không đạt được tiến triển nào. Tương lai của các cuộc đàm phán sáu bên về cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên hiện vẫn đang bế tắc.
(Theo Xinhua, Times of India)
Có thể bạn sẽ thích