Người Nhật luôn sợ muộn giờ. Ngay cả khi đi bộ, dáng vẻ của họ cũng thật tất tả. Hàng sáng, có thể thấy cơ man là người chen nhau "bẹp ruột" trên các đoàn tàu. Thậm chí, người nhà tàu cũng luôn có ý thức sắp xếp làm sao cho thêm được người lên là tốt nhất.
Đa số đám công chức rất sợ đi tàu, họ có thể bị đứt chiếc cúc áo sơ mi xanh biếc vừa sắm, thậm chí rách quần hoặc thông thường nhất là cà vạt xệch xẹo.
Và nếu bạn rơi một đồ vật gì đó xuống nền tàu thì đừng hy vọng có thể cúi xuống tìm nổi. Tuy nhiên, phụ nữ mới là những người sợ đi tàu nhất.
Các nhà xã hội học Nhật Bản cho biết khoảng 64% phụ nữ Nhật ở độ tuổi 20-30 nói họ bị sờ mó trên tàu hoặc ở ga tại Tokyo nhưng chỉ rất ít trong số này đến công an trình báo.
Phân nửa số vụ xảy ra vào giờ cao điểm khi tàu chật cứng người. Sự việc trầm trọng tới mức, Chính phủ Nhật quyết định ngành Đường sắt phải tổ chức một số chuyến tàu điện "chỉ dành riêng cho phụ nữ".
Dù đi tàu khủng khiếp như vậy, nhưng ít người Nhật nào có thể từ bỏ phương tiện này. Tàu hỏa tại Nhật chạy đúng giờ từng phút và vì lẽ đó nhân viên các công ty khó có thể viện cớ là tàu trễ, tàu bị hủy chuyến… để đến muộn.
Và dù quần áo có xộc xệch đến đâu, mồ hôi nhễ nhại đến mức nào thì vẫn khá hơn là trình diện trước sếp chậm hơn giờ làm việc dù chỉ ít phút.
Vì điều đó có thể khiến bạn mất việc hoặc cơ hội thăng tiến của bạn sẽ mất tiêu. Nếu bạn liên tục đi làm đúng giờ thì bạn sẽ được nhìn nhận như một công chức cần mẫn và được xếp vào loại có triển vọng.
Dù Nhật Bản là một đất nước hiện đại và cơ sở hạ tầng khó có thể chê vào đâu được nhưng những nỗi ám ảnh khi đi tàu với nỗi sợ hãi muộn giờ thì không biết đến lúc nào mới ra khỏi đầu óc của những người dân luôn coi thời gian là vàng bạc.
Không giống một số nước châu Âu, nơi người ta cho phép thời gian đi lại được tính vào giờ làm, hoặc giờ làm buổi sáng khá muộn thì Nhật Bản luôn yêu cầu công nhân, viên chức đi làm sớm và không cho phép tính thời gian di chuyển vào giờ làm việc.
Đa số đám công chức rất sợ đi tàu, họ có thể bị đứt chiếc cúc áo sơ mi xanh biếc vừa sắm, thậm chí rách quần hoặc thông thường nhất là cà vạt xệch xẹo.
Và nếu bạn rơi một đồ vật gì đó xuống nền tàu thì đừng hy vọng có thể cúi xuống tìm nổi. Tuy nhiên, phụ nữ mới là những người sợ đi tàu nhất.
Các nhà xã hội học Nhật Bản cho biết khoảng 64% phụ nữ Nhật ở độ tuổi 20-30 nói họ bị sờ mó trên tàu hoặc ở ga tại Tokyo nhưng chỉ rất ít trong số này đến công an trình báo.
Phân nửa số vụ xảy ra vào giờ cao điểm khi tàu chật cứng người. Sự việc trầm trọng tới mức, Chính phủ Nhật quyết định ngành Đường sắt phải tổ chức một số chuyến tàu điện "chỉ dành riêng cho phụ nữ".
Dù đi tàu khủng khiếp như vậy, nhưng ít người Nhật nào có thể từ bỏ phương tiện này. Tàu hỏa tại Nhật chạy đúng giờ từng phút và vì lẽ đó nhân viên các công ty khó có thể viện cớ là tàu trễ, tàu bị hủy chuyến… để đến muộn.
Và dù quần áo có xộc xệch đến đâu, mồ hôi nhễ nhại đến mức nào thì vẫn khá hơn là trình diện trước sếp chậm hơn giờ làm việc dù chỉ ít phút.
Vì điều đó có thể khiến bạn mất việc hoặc cơ hội thăng tiến của bạn sẽ mất tiêu. Nếu bạn liên tục đi làm đúng giờ thì bạn sẽ được nhìn nhận như một công chức cần mẫn và được xếp vào loại có triển vọng.
Dù Nhật Bản là một đất nước hiện đại và cơ sở hạ tầng khó có thể chê vào đâu được nhưng những nỗi ám ảnh khi đi tàu với nỗi sợ hãi muộn giờ thì không biết đến lúc nào mới ra khỏi đầu óc của những người dân luôn coi thời gian là vàng bạc.
Không giống một số nước châu Âu, nơi người ta cho phép thời gian đi lại được tính vào giờ làm, hoặc giờ làm buổi sáng khá muộn thì Nhật Bản luôn yêu cầu công nhân, viên chức đi làm sớm và không cho phép tính thời gian di chuyển vào giờ làm việc.
Có thể bạn sẽ thích