Theo quy định Bộ Y tế Nhật Bản vừa đưa ra, đến năm 2007, toàn bộ các xe hơi sản xuất mới tại nước này phải đạt tiêu chuẩn chất lượng không khí như trong nhà.
Bất cứ ai khi “rước” chiếc xe mới của mình từ đại lý về nhà đều cảm nhận được thứ mùi đặc trưng của da, nhựa và sơn mới. Tuy nhiên, ít người biết rằng đó là những mùi rất có hại cho sức khoẻ. Đầu năm nay, các nhà sản xuất ôtô Nhật Bản đã thống nhất cắt giảm thành phần định lượng của 13 loại chất, bao gồm những tác nhân có thể gây ung thư như polystyrene và polyformandehyt (có thành phần của chất dùng để ướp xác). Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Nhật Bản đã đề nghị quy định nêu trên sau khi tổ chức này phát hiện một vài mẫu xe của 3 nhà sản xuất hàng đầu không đáp ứng được các yêu cầu của chính phủ. Tuy nhiên, do chưa có tiêu chuẩn cụ thể nên các tập đoàn công nghiệp từ chối cho biết mẫu xe nào đã được đánh giá.
Nội thất xe, nơi chứa đựng những mùi có thể gây hại cho sức khoẻ.
Mùi trên xe hơi mới chủ yếu xuất phát từ những hợp chất hữu cơ bay hơi VOC (volatile organic compounds), có nguồn gốc từ nhựa, keo, sơn, polivinyl được dùng làm nội thất xe. Những khí này có thể gây đau đầu, đau họng, nôn và buồn ngủ. Nếu hít những hợp chất đó trong thời gian dài sẽ gây nên bệnh ung thư, cho dù chưa có bằng chứng về mối quan hệ đó với nồng độ khí trong xe.
*Tiêu chuẩn khí thải châu Âu
Hiện tượng trên được gọi là hội chứng nôn cao ốc, do nó tương tự như các bệnh sinh ra do ảnh hưởng từ mùi tường, thảm và các thành phần khác của toà nhà mới. Theo kết quả của tổ chức nghiên cứu công nghiệp và sức khoẻ cộng đồng Australia, ngay khi ngồi vào chiếc xe mới, nồng độ khí độc thoát ra có thể gấp vài lần so với giới hạn cho phép, mặc dù những ảnh hưởng của chúng không thể hiện trong vòng sáu tháng đầu tiên.
"Chúng tôi đã phát hiện ra nội thất của những chiếc mới có nồng độ VOC ở mức cao hơn so với bất kỳ một toà nhà mới nào", người đứng đầu nhóm nghiên cứu cho biết. “Hơn ai hết, chúng tôi muốn các nhà sản xuất lựa chọn chất liệu phù hợp để giảm nồng độ khí thải trong ca-bin”.
Ngành công nghiệp ôtô thế giới đã có mục tiêu cắt giảm lượng chất hữu cơ bay hơi trong nhiều năm. Nhưng chỉ Nhật Bản mới lần đầu tiên thực hiện mạnh mẽ hành động này, thông qua đường lối của chính phủ. Gần như tất cả 5 nhà sản xuất nhật Bản - Toyota, Honda, Nissan, Mitsubishi và Mazda - đã sẵn sàn thông qua tiêu chuẩn trên và cam kết chế tạo các mẫu xe có nồng độ chất bay hơi thấp như yêu cầu. Hiện nay, quy định mới chỉ có hiệu lực tại Nhật Bản, nhưng nó sẽ được các nhà sản xuất Nhật áp dụng trên quy mô toàn cầu.
Tuy nhiên, tại đất nước có lượng xe hơi lớn nhất thế giới, văn phòng bảo vệ môi trường Mỹ lại không đặt ra bất cứ quy định nào về nồng độ những hợp chất hữu có bay hơi trong các ngành phi công nghiệp, mặc dù formandehyt được xem là chất gây ung thư. Còn liên minh các nhà sản xuất ôtô có trụ sở tại Washington cho biết, 9 nhà sản xuất trong đó có GM, Ford, DaimlerChrysler tuyên bố không thông qua vấn đề khí thải hữu cơ và sẽ không có bất cứ hành động nào trong việc giảm nồng độ các chất đó.
Toyota, nhà sản xuất lớn nhất Nhật Bản, đang có 6 mẫu xe dân dụng đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn mới trong khi Nissan có 4. Honda Civic mới, được bán vào trung tuần tháng 9 cũng là sản phẩm đạt tiêu chuẩn. Còn Mitsubishi sẽ gắn thêm chữ “i” vào sau tên xe để chứng nhận sản phẩm đó thoả mãn tiêu chuẩn trên.
(Theo VNExpress)
Bất cứ ai khi “rước” chiếc xe mới của mình từ đại lý về nhà đều cảm nhận được thứ mùi đặc trưng của da, nhựa và sơn mới. Tuy nhiên, ít người biết rằng đó là những mùi rất có hại cho sức khoẻ. Đầu năm nay, các nhà sản xuất ôtô Nhật Bản đã thống nhất cắt giảm thành phần định lượng của 13 loại chất, bao gồm những tác nhân có thể gây ung thư như polystyrene và polyformandehyt (có thành phần của chất dùng để ướp xác). Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Nhật Bản đã đề nghị quy định nêu trên sau khi tổ chức này phát hiện một vài mẫu xe của 3 nhà sản xuất hàng đầu không đáp ứng được các yêu cầu của chính phủ. Tuy nhiên, do chưa có tiêu chuẩn cụ thể nên các tập đoàn công nghiệp từ chối cho biết mẫu xe nào đã được đánh giá.
Nội thất xe, nơi chứa đựng những mùi có thể gây hại cho sức khoẻ.
Mùi trên xe hơi mới chủ yếu xuất phát từ những hợp chất hữu cơ bay hơi VOC (volatile organic compounds), có nguồn gốc từ nhựa, keo, sơn, polivinyl được dùng làm nội thất xe. Những khí này có thể gây đau đầu, đau họng, nôn và buồn ngủ. Nếu hít những hợp chất đó trong thời gian dài sẽ gây nên bệnh ung thư, cho dù chưa có bằng chứng về mối quan hệ đó với nồng độ khí trong xe.
*Tiêu chuẩn khí thải châu Âu
Hiện tượng trên được gọi là hội chứng nôn cao ốc, do nó tương tự như các bệnh sinh ra do ảnh hưởng từ mùi tường, thảm và các thành phần khác của toà nhà mới. Theo kết quả của tổ chức nghiên cứu công nghiệp và sức khoẻ cộng đồng Australia, ngay khi ngồi vào chiếc xe mới, nồng độ khí độc thoát ra có thể gấp vài lần so với giới hạn cho phép, mặc dù những ảnh hưởng của chúng không thể hiện trong vòng sáu tháng đầu tiên.
"Chúng tôi đã phát hiện ra nội thất của những chiếc mới có nồng độ VOC ở mức cao hơn so với bất kỳ một toà nhà mới nào", người đứng đầu nhóm nghiên cứu cho biết. “Hơn ai hết, chúng tôi muốn các nhà sản xuất lựa chọn chất liệu phù hợp để giảm nồng độ khí thải trong ca-bin”.
Ngành công nghiệp ôtô thế giới đã có mục tiêu cắt giảm lượng chất hữu cơ bay hơi trong nhiều năm. Nhưng chỉ Nhật Bản mới lần đầu tiên thực hiện mạnh mẽ hành động này, thông qua đường lối của chính phủ. Gần như tất cả 5 nhà sản xuất nhật Bản - Toyota, Honda, Nissan, Mitsubishi và Mazda - đã sẵn sàn thông qua tiêu chuẩn trên và cam kết chế tạo các mẫu xe có nồng độ chất bay hơi thấp như yêu cầu. Hiện nay, quy định mới chỉ có hiệu lực tại Nhật Bản, nhưng nó sẽ được các nhà sản xuất Nhật áp dụng trên quy mô toàn cầu.
Tuy nhiên, tại đất nước có lượng xe hơi lớn nhất thế giới, văn phòng bảo vệ môi trường Mỹ lại không đặt ra bất cứ quy định nào về nồng độ những hợp chất hữu có bay hơi trong các ngành phi công nghiệp, mặc dù formandehyt được xem là chất gây ung thư. Còn liên minh các nhà sản xuất ôtô có trụ sở tại Washington cho biết, 9 nhà sản xuất trong đó có GM, Ford, DaimlerChrysler tuyên bố không thông qua vấn đề khí thải hữu cơ và sẽ không có bất cứ hành động nào trong việc giảm nồng độ các chất đó.
Toyota, nhà sản xuất lớn nhất Nhật Bản, đang có 6 mẫu xe dân dụng đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn mới trong khi Nissan có 4. Honda Civic mới, được bán vào trung tuần tháng 9 cũng là sản phẩm đạt tiêu chuẩn. Còn Mitsubishi sẽ gắn thêm chữ “i” vào sau tên xe để chứng nhận sản phẩm đó thoả mãn tiêu chuẩn trên.
(Theo VNExpress)
Có thể bạn sẽ thích