Hôm qua, Nhật Bản đã bắt đầu lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot 3 (PAC-3) tối tân đầu tiên của riêng mình, sớm hơn 1 năm so với kế hoạch.
Theo Hãng tin Reuters, Nhật Bản hôm 30.3 đã triển khai 2 giàn tên lửa đánh chặn đất đối không PAC-3 tại căn cứ không quân Iruma, phía bắc Tokyo. Đây là bước đi cho thấy nước này đã bắt đầu chủ động xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo đầu tiên kể từ Thế chiến 2. Mỗi bệ phóng PAC-3 có 16 tên lửa với khả năng bảo vệ khu vực nằm trong bán kính 20 km. Việc triển khai hệ thống PAC-3 là một phần trong hệ thống phòng thủ tên lửa gồm 2 lớp. Đầu tiên, các tàu khu trục Aegis ngoài khơi sẽ bắn tên lửa đánh chặn Standard Missile-3 để triệt hạ các tên lửa đối địch khi mục tiêu còn xa. Nếu Standard Missile-3 thất bại, PAC-3 sẽ được khai hỏa. Như vậy, PAC-3 được xem là lá chắn cuối cùng để bảo vệ Nhật Bản. Hồi tuần trước, Chính phủ Nhật đã cho phép Bộ trưởng Quốc phòng có quyền ra lệnh phóng tên lửa bắn hạ các tên lửa đạn đạo xâm phạm nước này mà không cần xin lệnh của Thủ tướng.
Việc thiết lập "lá chắn" ngay sát thủ đô Tokyo nhằm mục đích bảo vệ các trung tâm tài chính và chính phủ trước các cuộc tấn công bằng tên lửa trong tương lai. Thật ra, Nhật Bản đã quyết định xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa sau sự kiện CHDCND Triều Tiên bắn tên lửa đạn đạo qua bầu trời nước này vào năm 1998. Đến cuối năm 2003, Tokyo tuyên bố đã mua hệ thống tên lửa đánh chặn của Mỹ, trở thành đồng minh chủ chốt thứ 2 của Washington (sau Israel) đầu tư vào hệ thống phòng thủ tên lửa. Sắp tới, Nhật Bản sẽ tiếp tục đặt 30 bệ phóng tại 10 điểm trên toàn quốc và bổ sung 4 tàu Aegis trang bị tên lửa tầm xa nhằm dựng lên một lá chắn hiệu quả ngoài khơi vào năm 2011. Theo Thông tấn xã Kyodo, khoảng 4,92 tỉ USD tiền ngân sách đã được đổ vào dự án liên quan đến phòng thủ tên lửa.
Ngoài mặt, Nhật Bản phải vội vã thiết lập hệ thống PAC-3 nhằm đối phó sự đe dọa từ CHDCND Triều Tiên, nhất là sau khi Bình Nhưỡng phóng thử tên lửa vào tháng 7 và thử hạt nhân vào tháng 10 năm ngoái. Tuy nhiên, Hãng tin BBC dẫn ý kiến của giới phân tích cho rằng đối tượng mà Tokyo thật sự e ngại chính là Trung Quốc, trước thực tế Bắc Kinh liên tục vươn tầm về kinh tế cũng như quân sự. Chưa rõ thực hư thế nào, Báo Stars & Stripes của quân đội Mỹ dẫn lời của ông L.Gatling, chuyên gia tư vấn về không gian và quốc phòng tại Tokyo, nói rằng sự hiện diện của vũ khí hủy diệt hàng loạt quá gần khu đông dân cư là "một sự kết hợp tồi". Nhật Bản rất dễ bị tổn thương trước các đợt tấn công vì gần 50% dân số (dân số Nhật hiện khoảng 127 triệu người) tập trung tại 4 trung tâm thành thị, chủ yếu là tại Tokyo.
http://www4.thanhnien.com.vn/Thegioi/2007/3/31/187056.tno
Tên lửa PAC-3 sẽ giúp Nhật Bản tăng khả năng phòng thủ - Ảnh: Lockheedmartin
Theo Hãng tin Reuters, Nhật Bản hôm 30.3 đã triển khai 2 giàn tên lửa đánh chặn đất đối không PAC-3 tại căn cứ không quân Iruma, phía bắc Tokyo. Đây là bước đi cho thấy nước này đã bắt đầu chủ động xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo đầu tiên kể từ Thế chiến 2. Mỗi bệ phóng PAC-3 có 16 tên lửa với khả năng bảo vệ khu vực nằm trong bán kính 20 km. Việc triển khai hệ thống PAC-3 là một phần trong hệ thống phòng thủ tên lửa gồm 2 lớp. Đầu tiên, các tàu khu trục Aegis ngoài khơi sẽ bắn tên lửa đánh chặn Standard Missile-3 để triệt hạ các tên lửa đối địch khi mục tiêu còn xa. Nếu Standard Missile-3 thất bại, PAC-3 sẽ được khai hỏa. Như vậy, PAC-3 được xem là lá chắn cuối cùng để bảo vệ Nhật Bản. Hồi tuần trước, Chính phủ Nhật đã cho phép Bộ trưởng Quốc phòng có quyền ra lệnh phóng tên lửa bắn hạ các tên lửa đạn đạo xâm phạm nước này mà không cần xin lệnh của Thủ tướng.
Việc thiết lập "lá chắn" ngay sát thủ đô Tokyo nhằm mục đích bảo vệ các trung tâm tài chính và chính phủ trước các cuộc tấn công bằng tên lửa trong tương lai. Thật ra, Nhật Bản đã quyết định xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa sau sự kiện CHDCND Triều Tiên bắn tên lửa đạn đạo qua bầu trời nước này vào năm 1998. Đến cuối năm 2003, Tokyo tuyên bố đã mua hệ thống tên lửa đánh chặn của Mỹ, trở thành đồng minh chủ chốt thứ 2 của Washington (sau Israel) đầu tư vào hệ thống phòng thủ tên lửa. Sắp tới, Nhật Bản sẽ tiếp tục đặt 30 bệ phóng tại 10 điểm trên toàn quốc và bổ sung 4 tàu Aegis trang bị tên lửa tầm xa nhằm dựng lên một lá chắn hiệu quả ngoài khơi vào năm 2011. Theo Thông tấn xã Kyodo, khoảng 4,92 tỉ USD tiền ngân sách đã được đổ vào dự án liên quan đến phòng thủ tên lửa.
Ngoài mặt, Nhật Bản phải vội vã thiết lập hệ thống PAC-3 nhằm đối phó sự đe dọa từ CHDCND Triều Tiên, nhất là sau khi Bình Nhưỡng phóng thử tên lửa vào tháng 7 và thử hạt nhân vào tháng 10 năm ngoái. Tuy nhiên, Hãng tin BBC dẫn ý kiến của giới phân tích cho rằng đối tượng mà Tokyo thật sự e ngại chính là Trung Quốc, trước thực tế Bắc Kinh liên tục vươn tầm về kinh tế cũng như quân sự. Chưa rõ thực hư thế nào, Báo Stars & Stripes của quân đội Mỹ dẫn lời của ông L.Gatling, chuyên gia tư vấn về không gian và quốc phòng tại Tokyo, nói rằng sự hiện diện của vũ khí hủy diệt hàng loạt quá gần khu đông dân cư là "một sự kết hợp tồi". Nhật Bản rất dễ bị tổn thương trước các đợt tấn công vì gần 50% dân số (dân số Nhật hiện khoảng 127 triệu người) tập trung tại 4 trung tâm thành thị, chủ yếu là tại Tokyo.
http://www4.thanhnien.com.vn/Thegioi/2007/3/31/187056.tno
Tên lửa PAC-3 sẽ giúp Nhật Bản tăng khả năng phòng thủ - Ảnh: Lockheedmartin
Có thể bạn sẽ thích