Làn gió mới trong Hoàng gia Nhật

Làn gió mới trong Hoàng gia Nhật

[WRAP]http://www.sendmefile.net/uploads/79afe4c242.jpg[/WRAP]

Tự tay nuôi dạy con, nấu ăn cho chúng và trò chuyện với người dân, những hành động bình thường của Hoàng hậu Nhật Michiko đã thổi làn gió mới, làm mềm mại những nét cứng rắn, bảo thủ của một trong các hoàng tộc lâu đời nhất thế giới.
Từ rất lâu, Hoàng hậu Nhật Bản trở thành một nhân vật được người dân vô cùng yêu mến. Đối với người phụ nữ thường dân đầu tiên kết hôn với người thừa kế ngai vàng Chrysanthemum, cuộc sống hoàng gia cứ trôi qua như trong chuyện cổ tích.
Nhật hoàng Ahihito và Hoàng hậu Michiko

Nàng tiểu thư đài các Michiko Shoda đã tình cờ hội ngộ Thái tử Akihito tại một giải tennis được tổ chức ở một khu nghỉ mát mùa hè sang trọng. Và Thái tử đã chọn một cô gái không thuộc tầng lớp danh giá để trở thành người bạn trăm năm.

Sự xuất hiện của Michiko, con gái của một nhà tư bản công nghiệp giàu có, đã trở thành đề tài bàn tán xôn xao trong xã hội Nhật bấy giờ. Nhiều người dân Nhật hy vọng với nét trẻ trung, duyên dáng, tao nhã và một tâm hồn đầy nghị lực, Công nương Michiko sẽ có thể phần nào hiện đại hóa cung đình Hoàng gia Nhật Bản, vốn từ lâu luôn được che phủ trong tấm màn bí mật.

Công nương Michiko đã không phụ lòng mong mỏi của nhiều người. Cô đã cố gắng hết sức để thay đổi những truyền thống cứng nhắc ăn sâu vào suy nghĩ của tầng lớp quý tộc. Michiko được hoan nghênh nhiệt liệt khi quyết định tự mình nuôi dạy con, gồm hai hoàng tử và một công chúa, trong khi trước đó Thái tử Akihito đã lớn lên trong vòng tay của cung nữ và người hầu cận. Công nương Michiko tự tay làm cơm trưa và cẩn thận gói cho các con mang đến trường. Cùng với Thái tử Akihito, Công nương Michiko đã tạo ra hình ảnh một cặp vợ chồng bình dị, cùng nhảy với nhau, chơi đùa với con cái và ăn mặc hợp thời trang.
[WRAP]http://www.sendmefile.net/uploads/1321b3bb6f.jpg[/WRAP]

Tuy nhiên, hạnh phúc đối với Công nương Michiko, giờ đây là Hoàng hậu Nhật Bản, là phải đánh đổi sự tự do của chính mình. Vốn xuất thân là con nhà bình thường, Michiko rất vất vả để theo kịp những quy định khó khăn của hoàng gia cũng như đối phó với vô vàn thành kiến của giới quý tộc. Đầu tiên, những cựu quý tộc, đã bị tịch thu đất đai, gia sản sau Thế chiến II, luôn cho rằng Công nương Michiko là người cướp đi vị trí "ngon lành" trong hoàng gia của
con cái họ.



Thái tử Akihito và Michiko lúc trẻ.

Không những thế, cô dâu mới không ít lần khổ sở với Hoàng hậu Nagako, mẹ của Thái tử Akihito. Bà là một nhân vật điển hình của tầng lớp quý tộc xưa cũ, luôn đánh giá thấp nàng công nương xuất thân từ dân thường. Không những thế, các thầy tu đạo Shinto đầy quyền lực luôn chỉ trích việc gia đình Michiko theo đạo Công giáo và việc bản thân công nương được giáo dục trong trường Công giáo. Thậm chí, những người trông nom hoàng gia cũng đối xử với Michiko hết sức khắt khe. Có một nguồn tin cho rằng Công nương Michiko đã bị một người trong hoàng cung quở trách khi bà hạ kính xe hơi xuống để báo giới có góc độ chụp ảnh hoàng tử đầu lòng một cách rõ ràng hơn. Họ cho rằng hoàng tử bé có thể bị cảm trước hành động của người mẹ.

Trong cuộc trả lời báo giới cách đây hai tuần, Hoàng hậu Michiko đã thổ lộ nỗi lòng trong thời gian đầu làm dâu hoàng tộc. Bà luôn cảm thấy buồn bã và lo lắng vì sợ không bắt kịp được cuộc sống mới, sợ không thỏa mãn được kỳ vọng của những người chung quanh. Sức ép nặng nề trên cũng không hề giảm bớt khi Hoàng tử Akihito lên ngôi vua vào năm 1989.

"Tôi cảm thấy giống như vậy ngay cả trong thời điểm hiện nay. Thật sự là một điều thách thức khi tôi phải trải qua mỗi ngày với nỗi buồn và sự lo lắng trong lòng", Hoàng hậu Michiko tâm sự. Bà đã bị suy sụp tinh thần vào năm 1963 và một lần nữa vào năm 1993, khi đó bà mất khả năng nói trong 7 tháng trời.

Cách đây hai tháng, bà phải tạm dừng các nhiệm vụ lễ nghi hằng ngày vì bị chảy máu ruột mà nguyên nhân là do stress. Lần đầu tiên bộc lộ ước muốn của mình ở độ tuổi 72, bà chỉ mong sao có được một chiếc áo tàng hình. "Tôi sẽ tập cách đi giữa những nhà ga đông đúc người qua lại. Sau đó tôi sẽ đến Kanda-Jimbocho (một nơi nổi tiếng về sách tại Tokyo) và dành nhiều thời gian để lướt sách giống như tôi vẫn thường làm hồi còn đi học", Hoàng hậu Michiko thổ lộ.

Hoàng hậu Michiko đã trải qua những giai đoạn cực kỳ khó khăn bằng sự dũng cảm và mạnh mẽ của chính bản thân. Hình ảnh bà quỳ gối và ôm lấy các nạn nhân trong thảm họa động đất Kobe vào năm 1995 đã khắc sâu vào trí nhớ của bao người dân Nhật. Dù trải qua vô vàn khó khăn, Hoàng hậu Michiko đã mang đến sự thay đổi trong hoàng cung Nhật Bản bằng phương pháp thầm lặng của riêng mình.

(Thanh Niên)
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Bài viết liên quan

Văn hóa xã hội 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top