Nhật ký một lưu học sinh tại Nhật

Nhật ký một lưu học sinh tại Nhật

Hôm trước lướt thấy bài này , thấy hay quá nên xin post lên mọi người cùng xem nhé ! ^ ^
Đây là Blog của anh Dũng Axel, đang học master ngành cơ khí tại trường Nagaoka University of Technology.

Kì 1 : Đặt chân đến xứ Phù Tang - tháng 4/2006

Chuẩn bị lên đường


Mẹ tôi mua cho tôi mấy bộ bàn chải đánh răng, kem đánh răng, dầu gội dầu xả, xà bông... Em gái tôi mua tặng 5 chiếc khăn mặt. Bố tôi – một dược sỹ - mua cho tôi một bộ sưu tập các loại thuốc, cho vào túi nilon thành một bọc to hơn quả bóng rổ. Tôi cầm tiền ra chợ ngã tư Sở mua 4 cái quần mặc ở nhà, còn lên mấy khu như Phương Mai lùng bằng được mấy cái áo rét đậm, rất to rất ấm chuyên dành cho người đi nước ngoài. Nói hơi xấu hổ, tôi còn mua cả chục bộ đồ lót. Tôi cứ nghĩ ở Nhật mọi thứ giá đều ở trên trời tôi không sao mua nổi. Trước ngày tôi đi, trong va ly của tôi có đủ quần áo và đồ dùng cá nhân cho tôi dùng trong 2 năm – thời gian để tôi hoàn thành năm 3 và năm 4 Đại học ở Nhật. Có nghĩa là nếu có vứt tôi ra hoang đảo giống như Robinson với cái va ly đó, tôi vẫn sống được như người hiện đại trong 2 năm.

20090925113237692.jpg


--> tác giả bài viết trc Kí túc xá

Ngày trước hôm bay tôi không ngủ được. Tôi nằm thao thức nhìn lên trần nhà, tưởng tượng tới một thiên đường lung linh tươi đẹp mà tôi sắp đi tới. Thiên đường đó cũng chỉ có người, có nhà, có xe cộ như ở Việt nam thôi, mà chẳng hiểu sao tôi rất háo hức đi tới. Cảm giác lâng lâng giống như đêm trước hôm bố tôi mua cho tôi con xe máy đầu tiên. Tôi còn tưởng tượng ra đủ tình huống xấu ngăn cản tôi không đến được thiên đường đó như: máy bay rơi, không lên kịp máy bay, không nhập học được...
Hôm tôi bay dù 11 giờ đêm nhưng cả nhà đưa tiễn tôi ra sân bay. Trước khi đi mẹ tôi làm một con gà cho lên bàn thờ, thắp hương khấn bái lầm rầm. Tôi rất ghét mê tín, nhưng cũng chiều mẹ thắp 1 nén nhang. Tôi ra sân bay sớm 1 tiếng, đã thấy nhóm bạn đi cùng ở đó rồi. Có 1 tên đợi mãi chưa tới, cả nhóm lo sốt vó. Hóa ra nó phải chọn giờ hoàng đạo mới bước chân ra khỏi nhà, suýt trễ giờ bay. ( :)) ) Cả nhóm quây lại mắng nó tới tấp. Bọn tôi làm thủ tục gửi đồ, lên máy bay trót lọt. Không, không có khóc lóc, ôm chầm giống như trong phim đâu. Các bố mẹ đều cười tươi, vẫy tay khi bọn tôi khuất sau đường vào máy bay.




Đặt chân tới Nhật.

Tôi đi học bổng 322 của Nhà nước. Bay từ Nội Bài đến sân bay Osaka, chuyển xe buýt tới sân bay Kansai rồi bay máy bay nội địa về Niigata. Làm thủ tục nhập cảnh, ông cảnh sát mặt lầm lỳ giọng gầm gừ mắt lườm lườm hỏi tôi giấy tờ. Tôi sợ hết hồn. Sau này tôi mới biết, tất cả những công nhân viên chức của Nhật như nhân viên tòa thị chính, hay cả ông cảnh sát ngồi trong đồn đều tươi cười và tận tụy, giống như mấy anh bán hàng vi tính Trần Anh khi bạn mua hàng của họ vậy. Có mỗi mấy ông hải quan là làm mặt lạnh.

20090925113316807.jpg


Đây là cái máy bay nội địa chở chúng tôi từ sân bay Kansai về sân bay Niigata ngày đầu tiên đặt chân đến Nhật. Chúng tôi nói đùa ó bé như máy bay phun thuốc trừ sâu*

May là được dặn trước nên tôi để giấy gọi nhập học của trường bên này, cùng với mấy cái giấy chứng nhận cấp học bổng của bộ ở hành lý xách tay, đưa ra được cho qua luôn. Có thằng bạn để giấy ở trong va ly, họ cử cô tiếp viên đi theo ra lấy valy trước, rồi lại dẫn lại với cái giấy gọi nhập học. Họ muốn xem bằng được. Rút kinh nghiệm đã biết mùi xách cái va ly 30kg từ sân bay về trường nó như thế nào, bọn tôi gửi ngay chuyển phát nhanh ở quầy Kuroneko (mèo đen) trong sân bay về địa chỉ trường. Mất 300.000 - 400.000 nhưng chắc chắn số tiền này xứng đáng!

Tôi tới Nhật cuối đông đầu xuân ngày mùng 1 tháng 4, 10 ngày trước lễ khai giảng chính kỳ của Nhật. Ấn tượng đầu tiên về Nhật là: lạnh và sạch. Cái lạnh của Nhật nó tĩnh lặng. Có lẽ do tôi không phải ngồi xe máy phóng cho gió táp vào mặt, cũng chẳng phải thò mặt ra ngoài đường mấy. Toàn đi tàu điện, ô tô với máy bay. Còn sạch, tôi có cảm tưởng ngoài đường không có lấy nổi 1 hạt bụi, nói chi là rác. Mấy đôi giày tôi mua đi cả năm không lau 1 lần (không phải tôi bẩn mà đường sạch).

Trường tôi nằm trên đỉnh đồi (đúng nghĩa đen, từ 4 phía lên trường tôi kiểu gì cũng phải qua 1 con dốc rất dài). Đứng ở trường có thể nhìn thấy toàn cảnh thành phố. Mà tôi hỏi mấy thằng bạn, trường chúng nó cũng toàn nằm trên đỉnh đồi đèo núi hết. Có trường còn bị đặt tách biệt khỏi khu dân cư, mỗi cuối tuần chúng nó lại leo xe buýt đi cả tiếng vào thành phố để đi chợ. Từ trường tôi “xuống núi” đi vài bước là thấy hàng quán, kể ra còn văn minh chán.

20090925113354690.jpg


--->Trường ĐH CN Nagaoka. Sau khi tôi đến Nhật 1 tháng. (Trường tôi nằm trên đỉnh đồi

Cửa hàng 100 yên.

Trường cử 2 người đón chúng tôi ở sân bay Niigata. 2 ông tâm lý, trên đường về cho chúng tôi vào một cửa hàng 100-yen. Chúng tôi thích lắm, bọn con gái còn hú hét ầm ĩ. Nó thực chất là một cửa hàng bách hóa bán đồ Trung Quốc giá siêu rẻ. Tôi tìm thấy tất cả mọi thứ nhu yếu phẩm ở đó, từ bát đũa đến mắc treo quần áo, tất cả đều 100 yen ( khoảng 17 nghìn). Cả khăn mặt, kem đánh răng mà mẹ tôi nhét 1 đống vào va ly nữa. Lúc đầu tôi cũng cân nhắc thiệt hơn việc mua cái bàn chải đánh răng 3.000 ở VN và mang nó mấy nghìn km đến Nhật, so với mua nó 17.000 và đem nó qua 3 km về nhà, nhưng sau khi ăn một bữa ăn trưa giá 100.000 và mua lon coca giá 20.000, tôi đã hết cân nhắc.

-hết kì 1-
(kì 2: Xin xe đạp và đi nhặt đồ )

--------------------------------------------------------------( Theo Kenh14)--------------------
 
Bình luận (11)

yamaha

Ảnh với chả ọt...Spacy...sh
Phần II. Lưu học sinh ở Nhật đi xin xe đạp và nhặt đồ

Tôi xin được một chiếc xe đạp chỉ với giá 500 yên (nhỏ hơn cả 100.000đ tiền Việt). Tôi đến Nhật cũng là dịp SV tốt nghiệp, họ chất đống ti vi, tủ lạnh, máy giặt, lò vi sóng, lò nướng, bàn ghế gương... ở các bãi rác.

Dũng và chiếc xe đạp "xin" được.

Xin xe đạp

Chỗ tôi là thành phố nhỏ tỉnh lẻ, không có xe điện. Tôi đành phải kiếm ngay một chiếc xe đạp. Xe bán trong cửa hàng rẻ nhất cũng 100 USD. Nhưng khi tôi đem hỏi anh hướng dẫn người Nhật ( trường phân cho, họ gọi là tutor, tiếng Nhật chuta. Anh ta được trường trả tiền làm thêm 1000 yên (170.000đ) cho 1 tiếng bỏ ra giúp mình, nhờ anh ta thoải mái vào), anh ta bảo có xe miễn phí cho tôi.

Số là nhà trọ của anh ta có anh sinh viên Nhật vừa mua ô tô muốn vứt xe đạp đi. Nhìn con xe đạp mới cứng tôi xin được, ông chủ nhà trọ gợi ý tôi đưa chút lễ cho anh chủ cũ. Tôi rất ngây thơ móc ra tờ 100.000 đồng bảo đây là tiền Việt Nam, anh giữ làm kỷ niệm. Nhưng anh ta trả lời tỉnh bơ: Tiền Việt Nam tôi đâu có tiêu được. Lại ông chủ nhà gợi ý, tôi móc ra 500 yên đưa anh ta. 500 yên giá trị thấp hơn 100.000 anh ạ. Thế là tự nhiên tôi có một con xe đạp mới cứng với giá 500 yên!

Còn bọn bạn tôi, đứa nào không đi xin được thì đợi đến mùa trường điều tra xe vô chủ. Khoảng tháng 5, sau khi một khóa SV tốt nghiệp, trường dán giấy vàng lên tất cả các xe đạp xe máy đậu quanh trường. Ai là chủ thì đem gỡ tờ giấy ra đem lên phòng quản lý sinh viên. Bọn tôi đợi đến đêm trước ngày hết hạn, đi vòng quanh trường kiếm xe nào đẹp mà vẫn còn dán giấy vàng, đem về phá khóa, vì đằng nào ngày hôm sau đó họ cũng đem hết xe còn dán giấy đi xử lý mà. Thế là mỗi đứa có một con xe đẹp miễn phí.

Bọn tôi bị mấy anh lớn dọa bằng những câu chuyện truyền thuyết về xe đạp như: Anh H. dẫn một đoàn đạp xe đi dạo, cả đoàn lao sang đường ở chỗ không có vạch bị cảnh sát chặn lại. Anh H. lặp đi lặp lại: “Nihongo wo tabemasen” (tôi không ăn tiếng Nhật). May là anh cảnh sát thấy tờ hóa đơn nhà ăn của trường ở giỏ xe, hỏi “chúng mày ở Gidai (tên trường tôi) hả?” rồi cho đi. Hay anh T.E., đi xe đạp buổi đêm không có đèn bị cảnh sát chặn lại mời vào trong ô tô ngồi nói chuyện.

Đường Nhật ít có đèn đường, xe đạp mà không có đèn trước là ô tô ngược chiều khó nhìn thấy, bị đâm ráng chịu. Còn anh Y., đang đi bộ quanh trường chợt thấy một chiếc xe đạp mới tinh không khóa. Anh nhảy lên đi 1 vòng rồi quay lại định trả xe, thấy anh chủ xe đang đứng cùng với cảnh sát. Ở Nhật xe đạp mua cũng phải đăng ký, có số khung đàng hoàng. Mình xin được xe hay nhặt được, phải luôn nhớ là xe không được đăng ký tên mình, bị cảnh sát hỏi thăm là có khi phiền đấy!

Nhặt đồ đạc

Tôi đến đầu năm học cũng là dịp sinh viên tốt nghiệp ra trường, bỏ lại hầu hết đồ đạc. Họ chất đống ti vi, tủ lạnh, máy giặt, lò vi sóng, lò nướng, bàn ghế gương... ở các bãi rác.

Sinh viên Nhật thế đấy, nhiều người đi học chẳng chơi với ai đến khi tốt nghiệp cũng chẳng tìm được ai mà cho đồ, đành chịu mất mấy trăm yên tiền xử lý rác để vất đi. Mỗi tối chúng tôi đều rủ nhau đi xem có rác gì mới được vất ra không. Đứa nào đứa đấy đều đồ nghề đèn pin, xe đạp đầy đủ. Cả nhóm đi xem rác mà cười đùa như trẩy hội. Mỗi khi nhìn thấy ánh đèn ô tô ở xa đi tới bọn tôi lại nháo nhào rủ nhau nấp vì xấu hổ, vui lắm. Thỉnh thoảng lắm đội săn rác Việt Nam chúng tôi gặp 1 đội khác, Trung Quốc hoặc Lào...

Hai đội chia làm 2 phía của bãi rác, vừa bới ra từng cái màn hình máy tính, CPU, lò vi sóng... vừa bình phẩm, thỉnh thoảng lén nhìn nhau với một cảm giác khó tả, vừa có cảm giác thân thiết vì gặp dân “cùng hội cùng thuyền”, vừa xấu hổ vì đang làm một hành động “cấp thấp”.

Dũng trong mùa tuyết đầu tiên ở Nhật (mặc áo đen)

Sau một tháng phòng tôi đầy đủ tất cả các thiết bị điện tử, có cả những thứ nhà bố mẹ tôi chẳng có. Có người còn nhặt được cả PS2 chạy ngon lành. Tôi có chút kinh nghiệm nghịch ngợm máy tính, lựa đồ trong các con máy người ta vất đi lắp lại thành một con AthlonXP 2500+, RAM 512MB, ổ cứng 120GB (3 năm trước nhé), mua thêm con card màn hình Ati 9700 Pro ở hàng đồ cũ thế là chạy game ầm ầm.

Tôi có con bạn Nhật bảo cần tủ lạnh, tôi dẫn nó qua bãi rác để chỉ cho một cái tủ lạnh mới tinh. Nó xem rồi tần ngần đi về. Mấy hôm sau nó bảo tôi nó mua tủ lạnh ở hàng đồ cũ rồi, tuy xấu hơn nhưng nó chỉ cần cái bé thế thôi, to quá dùng nó phí. Tôi đoán nó ngại đi nhặt đồ người ta vứt đi. Sau khi sang được mấy năm tôi cũng thế, kiêu bỏ xừ...
 

jindo_89

Liu liu.... (*´з`)~♪
Ðề: Nhật ký một lưu học sinh tại Nhật

cảm ơn bạn Yamaha nhé ^^. NẾu có thể thì post giùm mình phần 4 nhé. Nếu chèn đc cả hình thì càng tốt ^^

kì 3 :Ăn, ở và tắm

"Đầu tháng 4 tuyết vừa tan, trời vẫn còn 6-7 độ, đêm hôm đấy tôi ngồi trong phòng một mình, lạnh toát, không điện thoại, không máy tính, không internet, không chăn, không nệm, và sợ nhất, không biết làm cách nào để có mấy thứ đó..."

.

Tôi may vào được ký túc xá của trường. Nghĩa là không phải lo nghĩ về phương tiện đi học, KTX nằm trong khuôn viên trường mà. Nói thế thôi chứ ký túc và tòa nhà phòng học ở đầu này đầu kia trường, mỗi sáng cũng mất 10 phút đi bộ, bằng tầm từ cồng Parabol đến cổng Tạ Quang Bửu của Bách Khoa Hà Nội.

Hôm đầu tiên nhận phòng, trong phòng có một chiếc giường với 1 cái đệm, 1 lò sưởi, 1 cái bàn ghép giá sách, 1 tủ quần áo. Bạn có thấy thiếu cái gì không? Chăn và nệm! Đầu tháng 4 tuyết vừa tan, trời vẫn còn 6-7 độ, không chăn thì ngủ sao? Trước khi sang có mấy đứa trong nhóm khôn, liên lạc trước hỏi xin chăn nệm của các anh chị mà chẳng bảo tôi làm với. Mà chăn nệm thừa của các anh chị thì cũng có giới hạn, 9 đứa làm sao đủ hết được.

Đêm hôm đấy tôi ngồi trong phòng một mình, lạnh toát, không điện thoại, không máy tính, không internet, không chăn, không nệm, và sợ nhất, không biết làm cách nào để có mấy thứ đó. Bình thường thì tôi phải nhớ nhà đúng không? Nhưng tôi chẳng nhớ gì cả. Tôi vốn xa nhà từ những năm cấp 3, quen rồi. Tôi chỉ cảm thấy hào hứng muốn tới ngày mai thật nhanh để lao ra ngoài khám phá những khu phố tấp nập người đi bộ, những con đường sạch sẽ mà tôi đã nhìn thấy lúc ngồi xe trên đường về trường mà thôi. Đang lo lắng nhìn đi nhìn lại, may thấy phòng có trang bị lò sưởi ga. Bật lên một lúc cả căn phòng nóng bừng như mùa hè, tôi đắp áo khoác rồi ngủ thiếp đi.


090513000542-614-569.jpg

-->Phòng tác giả ở KTX. Thời gian: Đến Nhật 3 tháng. (Trong hình này, TV, máy tính, ghế, nồi cơm điện là đi nhặt về

Sau này nhặt được đồ, tôi “trang hoàng” phòng với thảm, ti-vi, mắc áo, ghế, tủ lạnh, máy tính... tất cả đều nhặt từ bãi rác về hết. Tôi rất thích phòng KTX ở chỗ tuy bé nhưng biệt lập mỗi người một phòng, cửa kim loại kiên cố (có vẻ rất khó phá), giá lại rẻ chỉ có khoảng 100 USD mỗi tháng tính cả điện nước. Bọn bạn tôi ở trên thành phố lớn như Tokyo bảo KTX của tụi nó ở phải mất 300-400USD một tháng, nhưng cũng còn rẻ bằng nửa so với giá thuê ngoài. Thảo nào SV nào cũng muốn vào KTX. Trường giới hạn mỗi người được ở tối đa 2 năm, sau này tôi chuyển sang nhà trọ thường cũng mất 400 USD một tháng.

Ăn.

Trong phòng tôi có rất ít thứ không xuất thân từ bãi rác. Một trong số những cái đó là bộ đồ nấu ăn: nồi niêu xong chảo bát đũa mà tôi mua từ cửa hàng 100 yen. Lúc mới sang chưa quen ăn đồ Nhật, bọn tôi toàn đi chợ mua đồ ăn về nấu mà. Nói là chợ, chứ làm gì có. Toàn siêu thị thôi, thịt thà rau cải, cà rốt đều được đóng gói tử tế. Rất may cho người chưa bao giờ biết mặc cả như tôi, cứ nhìn giá mà chọn thôi.

Ở Nhật này trong các loại thịt rẻ nhất là thịt gà. Cánh gà chặt ra bán khoảng 80 yen/ lạng, cánh trên (trông như cái đùi đấy) cũng thế. Siêu rẻ là lườn gà (chỗ người ta làm xé phay ấy): 50 yen/ lạng. Tỷ giá 100 yen = 17.000 nhé. Tim lợn, lưỡi lợn cũng rẻ: tầm 100 yen / lạng. Có mấy loại thịt rẻ đấy thôi, bọn tôi cứ thế diễn đi diễn lại, hết xào lại luộc. :caked:

090513000542-193-253.jpg


-->Phòng sinh hoạt chung trong trường DH CN Nagaoka. Thời gian: Đến Nhật 3 tháng. (Tác giả và sinh viên Nhật tự nấu món Okonomiyaki

Các loại nước uống thì siêu rẻ so với mặt bằng thực phẩm, bọn tôi chẳng bao giờ uống nước trắng cả. Coca cola 180 yen/ chai 1.5 l. Các loại nước cam, nước táo cũng tầm 100 yen- 200 yen/ chai 1.5l. Đặc biệt là sữa. Ở Nhật có 2 thứ đồ ăn rẻ hơn Việt Nam: trứng và sữa mà. Sữa thì tầm 100 – 300 yen / chai 1.5l tùy chất lượng, trứng thì cũng 100 – 200 yen/ vỉ 12 quả.

Siêu thị gần nhất cũng cách KTX cũng phải 3 – 4 km. Sau khi có xe đạp bọn tôi thường rủ nhau đạp xe đi chợ sau khi tan học. Cả nhóm 3 – 4 đứa vừa đổ dốc vèo vèo vừa la hét ầm ĩ. Chỉ khổ lúc về, dắt xe lên dốc với cái giỏ xe nặng trĩu đồ ăn thức uống đứa nào cũng thở phì phò. Phép tính đơn giản, mua 6 chai nước 1.5l là cũng gần 10kg rồi mà. J Ở Nhật các loại thịt, rau đều có dán hạn sử dụng. Thường sau khi thái ra, thịt chỉ có thời hạn sử dụng 2 – 3 ngày. Hết hạn mà không bán được là nhân viên siêu thị đem vất đi, không thương tiếc. Khoảng 8h tối trước hôm hết hạn sử dụng, người ta thường dán mấy cái tem “giảm giá 20%”, “giảm giá 30%” hay “giảm giá một nửa”. Nhìn thấy cái tem đỏ chót là bọn tôi sướng rơn, quơ vội. Chợ xa đi khó nên mỗi lần bọn tôi đi thường mua đồ ăn phần cả tuần, về tống vào ngăn đá để quá hạn cả tuần ăn vẫn không sao (chắc vậy?). Mùa đông tuyết ngập đến nửa tầng 1 bọn tôi nói đùa nhau mở cửa sổ đút đồ ăn vào tuyết luôn, khỏi cần bật tủ lạnh chi cho tốn điện!:augenrollen:


Bọn tôi cứ tưởng tự nấu ăn là bọn tôi tiết kiệm, ai dè nghe lỏm ngườiNhật nói chuyện nhiều đứa còn tiết kiệm gấp mấy lần bọn tôi. Có lần tôi ngồi cùng với nhóm bạn Nhật, có đứa nói: “Tao ngày ăn 2 bữa ở nhà ăn SV, cả tháng mất tầm 3 vạn yen (300 USD) tiền ăn”. Đứa thứ hai bảo “Tao chỉ mua thịt giảm nửa giá thôi, tự nấu cơm, ăn với thịt, với súp miso (loại súp truyền thống của Nhật làm từ đậu). Mỗi tháng mất 2 vạn”. Nghe như phần mở đầu của truyện cười đấy nhỉ hihi. J Đến thằng thứ ba, nó bảo: “Tao đang cố gắng giảm tiền ăn mỗi tháng xuống còn 1 vạn.” Cả bọn tròn mắt hỏi nó: Làm sao thế được. Nó bắt đầu tính toán: “Này nhé ngày nấu 2 bữa mang đến trường mỗi bữa 150 yen. Gạo khoảng 200 g là tầm 60 yen, 2 quả trứng là 40 yen, tiền gas để nấu là mất 15 yen, còn thừa 35 yen thì thêm thắt món phụ như rong biển, đồ rán...” Tôi chịu, tôi chẳng bao giờ tính toán được chi li từng yen như vậy.:verwirrt:

Trước ngày tới Nhật tôi cứ tưởng đất nước giàu như thế này thì mọi người dân đều giàu, tiêu xài thoải mái. Gặp SV Nhật mới thấy phục ý chí của họ. Nhiều người thà vay học bổng trợ cấp (sau này đi làm phải trả lại), ngủ 4 tiếng một ngày, ngày đi học ban đêm đi làm thêm đứng quầy bán hàng ở các của hàng Tiện lợi để kiếm đủ tiền ăn ở chứ nhất quyết không chịu nhận tiền gia đình. Mà con gái hẳn hoi nhé. SV Nhật còn nhìn bọn tôi như những “người giàu”, vì dân lưu học sinh phần lớn nhận học bổng không phải trả lại như họ, đủ tiêu xài thoải mái không phải so đo tính toán.

Ở lâu cũng quen, sau này tôi ăn được tất cả các thể loại đồ ăn của Nhật, thành ra lười, ngày 2 bữa trưa tối ăn ở nhà ăn SV luôn. Tuy các món lặp đi lặp lại nhưng được cái rẻ, 400 yen một bữa. Có mấy món đặc trưng của Nhật như sushi (cá sống để trên 1 miếng cơm), sashimi (cá sống), ban đầu tôi cố nhắm mắt nhắm mũi đưa vào miệng, nhai như ăn cao su, nhưng về sau quen thì dân lưu học sinh chúng tôi ăn gấp đôi người Nhật. Nói không phải đua đòi, nhưng giờ khi đói thì sashimi là món quyến rũ tôi nhất.

Tắm ofuro.


Phòng KTX của tôi có toilet nhưng không có nhà tắm bên trong. Cứ 10 phòng thì có 2 nhà tắm chung. Tắm thì miễn phí, nhưng muốn có nước nóng thì phải bỏ tiền vào máy. Cứ 100 yen được 10 phút nước nóng. Đúng ra là như vậy, nhưng mấy tay Trung Quốc hack kiểu gì mà không cần bỏ tiền vào vẫn có nước nóng. Trường sửa hôm trước bọn họ lại hack hôm sau. Thế mà trường chịu thua họ đấy, để cho dùng chùa. Dân VN bọn tôi không biết nên cảm ơn hay nên tức mấy anh TQ.

Phòng tắm ở KTX thì cũng vòi hoa sen thôi, ở đâu chả thế. Nhưng mà người Nhật họ cực thích ngâm mình trong bồn nước nóng (họ gọi là ofuro). Đặc biệt Trong KTX nam SV Nhật có xây hẳn một bể nước nóng to lắm (sento), phải 30m2, trong khi ký túc xá nam Quốc tế thì không có, bất công quá. Hôm toàn bộ SV khóa mới nhập học đi du lịch ra mắt, khách sạn cũng có bể nước nóng.

Tôi mới sang không tài nào quen nổi cái cảnh tồng ngồng khỏa thân cùng với mấy chục thằng con trai khác trong 1 bể nước nóng, phải đợi thật khuya mọi người đi ngủ hết rồi mới lén vào thử cảm giác. Nghe lời dặn, sau khi cởi hết quần áo, tôi mang vào trong độc một cái khăn bé tí màu trắng – để che những chỗ cần che khi cần thiết (đó là nam, nữ tôi không biết họ mang vào cái gì). Bên trong, ngoài mấy cái bể nước nóng (mỗi cái có nhiệt độ khác nhau thì phải), xung quang có bài trí hơn chục cái vòi hoa sen thấp để người ta ngồi kỳ cọ người trước khi vào.

Tắm xong, tôi thử nhón chân xuống cái bể nước đang bốc khói ngùn ngụt. Nóng giẫy! Tôi rút chân lại ngay. Nóng thế này tắm sao được? Thế nhưng tôi quyết thử bằng được! Đầu tiên là đến đầu gối. Nóng xuýt xoa. Rồi đến hết chân, bụng, ngực. Bể nước nóng có bậc thang đi xuống, chắc để ngồi đợi 1 lúc cho quen dần dần với cái nóng. Cuối cùng tôi cũng ngâm được cả người vào, chừa mỗi cái đầu. Ồ cũng dễ chịu đấy chứ. Nó không nóng như lúc đầu nữa, chỉ thấy hơi nóng thôi. Nhưng mà áp lực nước ép vào làm tôi hơi khó chịu. Nghe lời các anh dặn không được ngâm quá 10 phút, tôi bước lên. Thế là đã biết thế nào là ofuro của Nhật. Sau này tôi quen, tôi tồng ngồng chẳng thấy ngại gì giữa chốn đông người, bọn tôi còn bày đủ thứ trò tinh nghịch trêu đùa nhau nữa.:love:

Dân Nhật họ thoải mái vể cái khoản này. Họ không ngại che giấu hình thể, không ngại nói về các chủ đề nhạy cảm. Nói chuyện với các cô gái, thỉnh thoảng tôi lại xấu hổ vì họ tỉnh bơ đề cập đến những vấn đề tế nhị. Ấy nhưng mà đừng tưởng bở là cô ta thích “ấy” với bạn mà làm bậy nhé, có ngày tra tay vào còng đấy. Họ chỉ nghĩ là đó là hành động bình thường không phải né tránh, chứ không phải là “miễn phí” cho mọi người ai cũng được đâu.
Trường tôi có truyền thống làm album tốt nghiệp mỗi năm để các sinh viên ra trường mang đi làm kỷ niệm. Mỗi phòng thí nghiệm có 2 trang, nếu như có phòng thí nghiệm đưa ảnh tử tế nghiêm túc như giáo sư và sinh viên ngồi xếp hàng chụp ảnh tập thể, thì cũng có phòng thí nghiệm đưa toàn ảnh khỏa thân của các anh chàng (đã được “che mờ” một số chỗ), hoặc ảnh làm các hành động kỳ quặc vào như tấm ảnh này. Thế mà các thầy giáo chẳng ý kiến gì. Tôi thật sự lo lắng không biết các SV nữ khi xem album này nghĩ gì.

(kì 4 :stress ngôn ngữ phủ đầu )
 

jindo_89

Liu liu.... (*´з`)~♪
Ðề: Nhật ký một lưu học sinh tại Nhật

Kì 4: Stress ngôn ngữ phủ đầu

"Có lúc tôi cảm thấy hơi ghét những bạn Nhật kia một chút. Họ tỉnh bơ nói chuyện với nhau trong sự có mặt của tôi. Họ nhìn về phía tôi và nói gì đó với nhau mà tôi không hiểu, còn cười nữa. Tôi ức chế lắm..."
Stress ngôn ngữ phủ đầu.

Tôi gặp khó khăn với ngôn ngữ. Mặc dù tôi đã học tiếng Nhật 2.5 năm trước khi tới Nhật, nhưng nói chuyện với người Nhật tôi chỉ hiểu bập bõm. Nhất là khi 2 người Nhật nói chuyện với nhau và tôi nghe lỏm, tôi cảm giác như đang nghe chim hót, du dương lắm.
Khi nói chuyện với mấy đứa Nhật tôi quen, tôi chẳng bao giờ thoải mái vì có cảm giác mình làm gánh nặng của bọn nó, vì bọn nó cứ phải mãi kiên nhẫn giải thích cho tôi. Với hầu hết những người Nhật tôi quen, quan hệ dừng lại ở mức gặp nhau ở hành lang thì chào 1 câu rồi đi thôi.

Tôi tham gia vào câu lạc bộ nhạc cụ thổi của trường, nhưng cũng chẳng tìm được bạn. Họ nói chuyện với nhau, vừa nhanh vừa dùng từ tôi chưa học, lại nói về những bộ phim hoạt hình họ đã xem hồi cấp 1 thì tôi hiểu sao được, nói gì là tham gia câu chuyện. Tôi thường ngồi từ đầu đến cuối, trơ trơ ở đó, không nói được 1 câu nào. Tôi cảm giác mình thật thừa thãi, trơ trọi, bất lực, cay đắng và ức chế.

Nhưng tôi còn sướng hơn người khác là bập bẹ được mấy câu, còn đi ngân hàng làm thủ tục, đi lạc thì còn hỏi đường được. Mấy anh sang làm Thạc sỹ Tiến sỹ bằng tiếng Anh đều đồng ý rằng phải biết tiếng Nhật thì mới sống vui được. Chỉ biết tiếng Anh thì chỉ “sống” được mà không “vui” được.

Hôm lên Tokyo chơi ngủ nhờ nhà anh N., anh tâm sự anh hàng ngày sống như địa ngục, sáng lên trường làm việc tối về nhà ngủ. Anh chỉ muốn mau chóng lấy được bằng rồi về Việt Nam được ngày nào sớm ngày đấy. Còn anh P., anh muốn đón mẹ sang chơi, nhưng mà mẹ không biết tiếng “sang đây khác gì đi tù” (nguyên văn).

Vượt qua stress

Tôi stress. Có lúc tôi cảm thấy hơi ghét những bạn Nhật kia một chút. Họ tỉnh bơ nói chuyện với nhau trong sự có mặt của tôi. Họ nhìn về phía tôi và nói gì đó với nhau mà tôi không hiểu, còn cười nữa. Tôi ức chế lắm.

Nhưng mà tôi cứ đi chơi với họ. Có hội uống rượu, tôi tham gia – chỉ để uống rượu, vì tôi chẳng nói được lời nào mà. Câu lạc bộ tổ chức đi chơi, mỗi người đóng 150USD, tôi đi, đi ngắm cảnh thăm thú.

Tôi giả bộ ngố, thỉnh thoảng pha trò bằng điệu bộ hoặc những câu tiếng Nhật sai – điều mà trước đây tôi không bao giờ làm và nghĩ là mình sẽ không bao giờ làm. Nhưng hình như nhờ đó mà tôi được mọi người quý. Pha trò bằng cách giả ngố là cách duy nhất để được mọi người để ý – khi tôi không thể nói những câu hài hước tinh tế sâu xa bằng tiếng Nhật.

090514004116-652-238.jpg


-->
Việc chăm đi chơi và cố gắng tham gia đủ thứ hoạt động cùng với thanh niên Nhật đã giúp tôi dần vượt qua stress.

Sau 1 năm chăm đi chơi với người Nhật, tôi bắt đầu nghe và hiểu những gì thanh niên Nhật nói với nhau. Thực ra họ cũng chỉ lặp lại mấy mẫu câu đơn giản – thường là những mẫu câu “mốt” phổ biến qua TV, truyền miệng... Như kiểu “ngố vãi lúa”, “hay vãi lúa” từng nổi một thời ở Việt Nam, hay “bỗng dưng muốn ấy”, “bỗng dưng muốn hát”... bây giờ. Dĩ nhiên những mẫu câu này tôi chưa bao giờ được học trong sách vở.
Tôi nghĩ rằng, với người thường phải mất ít nhất 1 năm mới có thể nói chuyện bình thường với thanh niên bản xứ được. Trong thời gian này, bạn sẽ rất ức chế, cảm thấy rất bất lực, nhưng hãy cố gắng vượt qua nhé. Vì ai cũng trải qua giai đoạn này mà.

-hết kì 4-
(kì 5:Kết Bạn )
 

jindo_89

Liu liu.... (*´з`)~♪
nhật kí một lưu học sinh tại Nhật ( tiếp kì 5,6,7 )

Vì bên kia dài quá có khi mọi người nhìn thấy .. ngại chảng muốn đọc nên mình cho bớt sang top mới nhé !
Mấy kì trước thì ở đây :
phần 1

Còn bây giờ là kì 5 nhé !
Kì 5: Kết bạn

"Lời khuyên của tôi cho những bạn sắp sang Nhật du học, hoặc đang học ở Nhật - Hãy đặc biệt để ý tới những sinh viên Nhật có rất ít bạn và có rất nhiều bạn trong lớp."

Kết bạn: Yuria-chan.
Hồi mới sang tôi may làm sao mà làm quen được với 2 bạn Nhật, đến giờ vẫn thân.
Đứa bạn Nhật đầu tiên tên là Okubo Yuria. Hôm đầu tiên lên xe buýt đi chợ mua đồ ăn, tôi với thằng bạn ngơ ngác chẳng biết xuống bến nào. Tôi ngồi im, căng tai ra nghe tiếng ông lái xe lều phều từng bến để biết chỗ xuống.
Đúng như vậy ấy, mấy ông lái xe buýt toàn ông không già mà nói giọng già, gầm gừ trong cổ họng. Hình như đấy là cách nói đồng phục của họ hay sao ấy. Thằng bạn thì không trông chờ được gì rồi, tôi nghĩ. Tôi còn bập bẹ được cả câu, nó thì chỉ bập bẹ được tối đa là 3 từ, mà muốn tạo ra câu đúng thì phải sắp xếp lại thứ tự 3 từ đó, và cho thêm vào khoảng 10 từ nữa. Có vẻ như nó chỉ học từ vựng mà quên học ngữ pháp hay sao ấy. Thế mà cu cậu vô tư quay sang hỏi luôn cô gái bên cạnh. Tôi hết hồn.

Tôi nhát lắm. Bắt chuyện với những đối tượng an toàn như ông già, bà già tôi còn ngại, mấy anh thanh niên ăn mặc như tài tử thì rất sợ, nói chi đến mấy cô gái trẻ. Tôi thấy chạy 10km còn dễ hơn bắt chuyện với 1 cô gái lạ - tuy cả 2 tôi đều không làm được. Nhưng mà... nhìn kỹ lại cô gái này: Cao khoảng 1m55 và nặng khoảng 65kg, cô ta có một thân hình và khuôn mặt “phúc hậu” của mấy bà bán hàng cơm bình dân gần Bách Khoa. Với đôi kính trắng lấp lánh, cộng với mái tóc xoăn rối bời, đây đúng là hình ảnh tiêu biểu của một con mọt sách ( còn gọi là otaku, hay là nerd – cho bạn dễ hiểu). Àh đối tượng này khá an toàn, cô ta sẽ không cho tôi ăn tát hay mắng vào mặt tôi – đấy là tôi nghĩ thế.

20091005012852421.jpg

Hội trường phát biểu poster - một giờ học của SV năm 4. Thời gian: Đến Nhật 17 tháng. (Yuria chan là cô bé hàng trên thứ 3 từ phải vào)


Mà cô ta nói chuyện rất dễ chịu, tận tình giải thích nếu bọn tôi không hiểu. Bọn tôi nói chuyện suốt chuyến xe, đến lúc chia tay còn hẹn gặp lại khá lưu luyến. Sau này tôi biết, việc khó khăn nhất khi làm quen với người lạ là việc bắt chuyện câu đầu tiên. Có mấy anh thanh niên đầu tóc vàng khè dựng tua tủa, da đen rám nắng, quần áo rách rưới ống thấp ống cao thế mà khi tôi hỏi đường thì tận tình chỉ bảo, tôi không hiểu còn dắt tôi đến tận nơi tôi muốn đến. Người Nhật hầu hết là người tốt.

Mấy hôm sau tôi đi học buổi đầu, tôi ngạc nhiên khi thấy cô béo học cùng khóa cơ khí với tôi. Tôi hỏi tên, là Okubo Yuria. Có mấy đứa Việt Nam cũng học cùng khóa, bọn tôi với cô béo chơi khá thân với nhau, thường học chung nhóm, tụ tập ăn uống cùng. Cô béo sau này có ít bạn Nhật, và thành chơi thân với nhóm lưu học sinh bọn tôi. Và trong nhóm, Yuria-chan chơi thân nhất với tôi. Bọn bạn tôi được thể trêu chọc gán ghép tôi với nó. Tôi rất bực nhưng không làm gì được chúng nó! Có lần 2h sáng đang làm báo cáo thí nghiệm để đúng 9h sáng nộp, mà cả nhóm bọn tôi chưa ai làm xong, (Từ lúc sang Nhật tôi làm quen với những lần thức trắng đêm thế này), tôi gọi nó sang ký túc phòng tôi để bàn bạc.

090515ds2anh4.jpg

Hội trường phát biểu poster - một giờ học của SV năm 4. Thời gian: Đến Nhật 17 tháng.

Để khỏi “điều tiếng”, tôi đã phải mở toang cửa phòng ký túc, lấy cái bình cứu hỏa chặn lại, mà bọn bạn ở cùng dãy cứ diễu qua diễu lại nháy mắt cười cười, bỏ cái bình cứu hỏa ra để cửa phòng đóng lại làm tôi phải ra chặn lại. Mà Yuria-chan nổi tiếng ở quy mô khắp cả trường, với tư cách là người-mà-bọn-con-trai-sợ-bị-gán-ghép-với-nhất. Bọn SV Nhật cũng “chuối”, thỉnh thoảng lại trêu nhau “Okubo thích mày đấy” thể là tên kia lại giãy nảy lên.

Tôi cũng hơi bực vì lời điều tiếng, nhưng bỏ ngoài tai. Thế là tôi với Yuria-chan giữ “tình bạn trong sáng” được 3 năm rồi.

Mãi sau này tôi đọc ở đâu đó, rằng thời điểm 1-2 tuần đầu khi bạn mới nhập trường là thời điểm vàng để kiếm bạn mới. Mọi người đều đang ngơ ngác với môi trường mới, và vẫn chưa tạo thành các nhóm nhỏ chơi riêng với nhau. Những người bạn tạo thành trong khoảng thời gian này thường giữ được bền vững rất lâu. Cơ hội của bạn là đây, nhìn khắp lớp nhé, và để ý có những anh chàng, cô nàng otaku – đặc điểm nhận dạng là thường béo, đeo kính, ăn mặc xuềnh xoàng, thường ngồi một mình không tụ tập nhóm với những người Nhật khác. Họ thường là người tốt, nhưng không chơi được với người Nhật vì ngoại hình của họ. Hãy làm quen ngay với họ, họ sẽ trở thành bạn thân của bạn đó.

Kết bạn:Toshi-chan.

Vào đầu học kỳ 2 tôi kết thân được với 1 người bạn nam, Saito Toshihiro.

Lần đầu tiên gặp nhau là trong giờ thực hành cơ khí. Tôi chọn khóa học chế tạo robot, giống như robocon mà Việt Nam ta rất mạnh đó (Tuy nhiên robot của bọn tôi làm đơn giản thôi, không phức tạp thế đâu).

Buổi đầu tiên chia nhóm, đang ngồi ngển cổ lên nghe bài dài thích dài lê thê của ông thầy, tôi lơ đãng nhìn quanh quất xung quanh. Bên trái tôi, một thanh niên ria mép tua tủa, ăn mặc hip hop với cái quần có đũng ở chỗ đầu gối của anh ta. Bên phải, một thanh niên nhìn mặt cũng khá tử tế, nhưng khi nhìn xuống dưới tôi suýt phì cười khi thấy cái quần của anh ta. Thường người ta quên kéo khóa quần, đã là một cái tội rất lớn.

Nhưng anh ta, ngoài chuyện không kéo khóa quần còn quên luôn cả... đóng cúc quần dài. Cái quần bung ra, làm lộ cả quần đùi bên trong, nhìn cứ như chực tuột xuống tới nơi (xem ảnh).

090515ds2anh3.jpg


Sau này tôi biết đó là thiết kế, cái quần dài được may liền với quần đùi rồi, nó không bao giờ tụt đâu. Nghe thầy nói đến đoạn “Mỗi người phải tìm ra việc để làm trong nhóm”, chợt tôi phát hiện ra trước cái ghế mình đang ngồi là một cái máy tính đời cổ, không bật. Tính tôi hay đùa, nghĩ ngay ra trò đùa là tôi phải làm ngay. Tôi quay sang anh chàng quần tụt, bảo: “Việc của tôi là sử dụng cái màn hình vào cái cục CPU này, cho cậu sử dụng cái bàn phím nhé.” J Rất may, anh ta cũng là người thích đùa, hiểu ngay ý tôi, còn đùa thêm: Làm điệu bộ vừa đánh máy vừa nhìn lên trần nhà, anh ta gọi anh chàng hip hop bên trái tôi: “ Hayato, cho cậu sử dụng cái con chuột này, có việc làm rồi nhé”. Ba chúng tôi lăn ra cười, tự nhiên không khí mềm hẳn. Thế đấy, hài hước thì dân tộc nào cũng chấp nhận! Đến cuối buổi học đó, ba bọn tôi tự xin lập thành một nhóm: Saito Toshihiro - “Toshi-chan”, Saito Hayato - “Hayato” và LE TRUNG DUNG – “Zun-kun”. Thế là cả nửa năm học, mỗi tuần cứ thứ Năm tôi lại làm việc chung nhóm với Toshi-chan.

Tôi lúc đầu đăng ký vào khóa Robocon vì thấy có vẻ vui vui, vào rồi mới thấy mình chả làm được gì cả. Hayato thì lười, suốt ngày ngồi nói chuyện với nhóm bên cạnh. Một mình Toshi-chan quán xuyến hầu hết mọi việc: Từ vẽ bản thiết kế robot, đến chỉ đạo “thi công” phần cứng của robot, và lập trình điều khiển. Nhưng cậu ta tâm lý, biết bọn tôi không có việc gì làm sẽ buồn, nên giao cho tôi mấy công việc đơn giản.

Trong quá trình thực hiện mấy công việc “đơn giản” đó, tôi đã kịp để lại mấy cái lỗ khoan “lỡ tay” trên cái bàn sắt của máy khoan, làm gẫy vài ba cái mũi khoan, vất đi mấy tấm nhôm vật liệu, và một vài “vết thương rỉ máu” trên tay. Ở Việt Nam tôi đã dùng máy khoan bao giờ đâu.

Toshi-chan tốt đến không thể tưởng tượng được. Ngoài làm hết việc phần 3 người của nhóm robot, cậu ta còn tận tình chỉ bảo tôi cách viết báo cáo thí nghiệm, báo cáo giữa kỳ các môn. Cậu ta không bao giờ từ chối giúp đỡ tôi điều gì. Tôi hỏi đề bài báo cáo, cậu ta chỉ. Tôi không viết được – cậu ta cho chép. Mặc dù cho copy bài là điều mà sinh viên Nhật thường không làm, một phần vì hình phạt cho sự gian trá rất nặng: Từ cả hai đứa đều điểm 0 đến cả hai đình chỉ học 1 năm. Toshi-chan cho tôi chép bài, nhưng tôi ngại, dựa trên ý mà viết lại thành bài khác khác, hoặc nếu không hiểu thì thôi không nộp báo cáo nữa, bỏ luôn không lấy môn đó.

Tôi đến phòng cậu ta nói chuyện nhiều, nhiều lần còn tham gia NOMI-KAI ở đó nữa. Nomi-kai tiếng Nhật là “cuộc họp uống rượu”, một số người tụ tập lại uống OSAKE (từ chỉ đồ uống có cồn nói chung) – thường là NIHONSHU (rượu Nhật Bản, cái mà người ngoài nước Nhật gọi là osake), SOCHU (rượu truyền thống của Hàn Quốc), bia, chuhi... Ở các nomi-kai tôi gặp nhiều bạn của Toshi-chan, mặc dù sau này chả chơi với ai trong đó cả. Công nhận Toshi-chan có rất nhiều bạn, tất cả bọn họ đều quý Toshi-chan vì Toshi-chan luôn đối xử hết lòng với mọi người. Sau này thành rất thân với Toshi-chan rồi, cậu ta có lần bảo tôi, có người cậu ta rất ghét nhưng vẫn đối xử tử tế, vì cậu không muốn làm phật lòng bất kỳ một ai cả. Tôi nghĩ, đây là hình ảnh điển hình cho kiểu tốt của người Nhật đây.

090515ds2anh2.jpg


Giờ học thực hành làm robot của năm thứ 3. Thời gian; Đến Nhật 15 tháng. (Minh họa cho đoạn mô tả cách ăn mặc của Toshi-chan)

Khi ngồi viết bài này, tôi đã suy nghĩ tại sao tôi lại chơi thân với Toshi-chan. Có lẽ, do cậu ta yêu tất cả - TẤT CẢ - mọi người xung quanh, một cách thật lòng. Nghĩ lại, ở những lớp tôi đã học qua, đều có ít nhất là một người như vậy. Nếu bạn mới tới Nhật và muốn tìm kiếm những người bạn Nhật thân, hãy tìm những người như vậy: Họ chơi với rất nhiều người, từ những anh chàng cô nàng nhìn như “quý tộc”, đến dạng “chơi bời đầu gấu” và cả mọt sách otaku nữa. Và họ được tất cả mọi người yêu quý. Hãy tìm cách làm thân với họ: Ngồi cạnh và hỏi từ kanji này đọc là gì, hỏi nội dung bài giảng nếu bạn không hiểu (thường xuyên không hiểu), xin vào cùng nhóm với họ ở những môn học được tự do lập nhóm... Họ sẽ thân với bạn, vì bản năng của họ thích giúp đỡ người khác, và những lưu học sinh, những người khổ sở vì ngôn ngữ và sự khác biệt trong cách học, chính là những người đáng thương nhất trong lớp học đó.

Tóm lạii: Lời khuyên của tôi cho những bạn sắp sang Nhật du học, hoặc đang học ở Nhật: Hãy để ý tới những sinh viên Nhật có rất ít bạn và rất nhiều bạn trong lớp.


- -hết kì 5-
(kì 6:Thi học kì và lấy bằng lái xe )
 

jindo_89

Liu liu.... (*´з`)~♪
Ðề: nhật kí một lưu học sinh tại Nhật ( tiếp kì 5,6,7 )

kì 6 :Thi học kì và lấy bằng lái xe

Tôi xác định ở Nhật đi học đi làm dài dài nên tính kiếm luôn bằng lái xe ô tô ở Nhật. Tôi ngạc nhiên vô cùng vì thấy xe rẻ không tưởng được. Một chiếc xe đi được ngon lành rẻ hơn cả tiền lấy bằng lái...

Thi học kì
]Tôi nhập học vào năm 3 Đại học, học được nửa năm thì dĩ nhiên là tôi phải thi học kỳ. Trời thi àh? Bình thường ngồi trên lớp nghe thầy giảng có hiểu gì đâu. Vậy mà thi. Mấy đứa bọn tôi lo sốt vó.

Được cái học ở Nhật này các môn học nhẹ tênh. Thường môn nào cũng một tuần một tiết 90’ mà, trừ vài môn bắt buộc đặc biệt thôi. Bọn tôi còn phát hiện ra một kho báu: Đề thi cũ. Giống như hồi xưa bọn tôi học ở Bách Khoa, ra hàng phô tô sau cổng trường mua bộ đề về ôn đó. Nhưng ở đây không có hàng phô tô, cũng chẳng có công nghệ buôn bán đề cũ. Bọn tôi may quen với một hai đứa Nhật, bọn nó kiếm đâu ra đề, còn kèm cả bài làm của các đàn anh đi trước nữa. Có bài đàn anh làm được 100 điểm thì không nói làm gì, có bài 20/100 mà bọn nó cũng phô tô chuyền tay nhau. Lấy làm phản ví dụ đừng có làm sai thế này àh.

Mấy ông thầy cũng không cảnh giác với nạn đề cũ lắm, nhiều ông cho đề gần giống hệt đề năm trước, thay mỗi số. Bọn tôi làm ngon ơ. Thế là cũng thi qua được hầu hết số môn. Có một số môn tự chọn khó quá, tôi bỏ luôn khỏi đi thi. Đến lúc tốt nghiệp bảng điểm chỉ ghi những môn đỗ thôi mà, môn nào D ( trượt) thì không ghi vào. Thà trượt (<60) còn hơn bị ghi điểm C (60-69 điểm) vào bảng điểm!

Lấy bằng lái xe.

Tôi xác định ở Nhật đi học đi làm dài dài nên tính toán kiếm luôn bằng lái xe ô tô ở Nhật. Hồi ở Việt Nam tôi cứ định đi lấy bằng mãi nhưng mà nộp đơn đợi mãi đến khi sang Nhật vẫn chưa được đi học!

Nghe đến việc sở hữu một chiếc xe hơi, lúc ở Việt Nam tôi thấy cao siêu lắm, nghĩ rằng đời mình phải đến lúc già khụ lên giám đốc rồi thì mới có được. Nhưng sang Nhật, tôi ngạc nhiên vô cùng vì thấy xe rẻ không tưởng được. Xe hơi xấu một tý, đủ điều kiện chạy được thì có khi rẻ hơn cả tiền lấy bằng lái (chính xác giờ con xe tôi đang đi giá bằng một nửa cái bằng lái của tôi). Quan trọng là cái bằng lái, đắt lắm.

Tôi sau khi xem xét mấy lựa chọn: Học ở trường lái, học thầy tư, không học mà đi thi luôn, tôi chọn học ở trường lái. Vì tôi nghe nói học trường thì lúc thi lái thầy chấm, lái dở kiểu gì cũng qua. Còn học thầy tư với đi thi luôn thì cảnh sát chấm chặt lắm, thi lại toàn đến cả chục lần tiền thi lại nó đội lên thì cũng quá tội. Thế là tôi rong ruổi đến trường lái 3 tháng.
090516002122-105-397.jpg

090516002122-498-947.jpg


==>Con xe cũ giá rẻ hơn tiền lấy bằng

Học ở trường tôi có mấy cái ngạc nhiên.

Thứ nhất là hệ thống đường ưu tiên không ưu tiên của họ được tuân thủ cực nghiêm. Khi 2 đường giao cắt mà không có đèn tín hiệu, kiểu gì một đường cũng có biển “dừng lại”. Xe đi gặp biển này là phải dừng lại đợi cho đường kia không có xe nào thì mới được ra. Ló ra nó đâm ráng chịu. Lúc học lái tôi có lần phải đợi 5 phút mới rẽ ra được đường chính.

Thứ hai là đường rất nhiều xe nhưng không hề có tiếng còi. Nếu sợ quệt vào một người đang đi xe đạp ven đường, họ giảm tốc độ xuống rất thấp rồi đi qua, hoặc vòng lấn xa sang đường đối diện để vượt, tuyệt đối không dùng còi “cảnh báo”. Còi chỉ được dùng khi bắt buộc, nếu không dùng thì sẽ xảy ra tai nạn, hoặc để biểu lộ sự giận dữ vì hành động vi phạm luật của người khác. Mỗi lần nghe thấy tiếng còi tôi lại giật thót mình nhìn ngang nhìn dọc xem mình có làm gì sai trái không.

Thứ ba là người Nhật lái xe cực kỳ nhường nhịn. Ở những đoạn đường giao nhau mà đường ưu tiên có quá nhiều xe, thỉnh thoảng có xe dừng lại để nhường cho xe đang đợi ở đường không ưu tiên rẽ ra, mặc dù theo luật họ không phải làm thế. Hoặc lúc rẽ ở ngã tư, nếu có người đi bộ ngang băng qua là ô tô phải dừng lại đợi. Lúc mới sang đi bộ có mấy lần tôi dừng lại nhường cho ô tô đi trước, họ nhìn tôi lạ lắm. Những cái “theo luật thì không phải làm nhưng nếu là người tốt thì nên làm” như thế này, họ đều dạy hết ở trong trường lái.

Thứ tư là họ dạy cả cách đặt mình vào vị trí của người khác mà suy nghĩ. Tiếng Nhật họ gọi là “OMOIYARI”, người Nhật là trùm của việc này. Ví dụ có bài tôi được học, đang đi ô tô trên đường vắng, chợt xa xa thấy một đứa trẻ băng chạy qua đường ở ngã tư khuất góc nhìn. Lúc chạy qua đứa trẻ mặt tươi cười, rồi ngoái lại bên kia đường. Họ dạy tôi là trong trường hợp này phải nghĩ ngay rằng có thể còn mấy đứa bạn của đứa trẻ đấy sắp băng qua theo, nên phải giảm tốc độ. Tôi học xong mà cảm thấy như họ dạy lái xe kèm theo dạy cả nhân cách cho thanh niên vậy.

Làm thêm 2 tháng mùa đông.

Mùa đông năm ba đại học.

090516ds1anh1.jpg


Trường tôi ở vùng nổi tiếng nhiều tuyết của Nhật, lại ở trên núi cao nữa chứ, nên 3 tháng mùa đông cứ gọi là ngập tuyết. Trường cho sinh viên đại học nghỉ nguyên 3 tháng này. Cơ hội được nghỉ nguyên 3 tháng liền đầu tiên và duy nhất trong đời sinh viên của tôi! Tôi đã nộp đơn xin đi làm thêm 3 tháng liền ở khu trượt tuyết, họ nhận rồi, nhưng đến phút cuối lại phải ở lại lấy 1 môn học nên không đi được.

Thế là tôi đành tính cách khác. Lên trường xem danh sách cách công ty cần người, tôi xin tuyển được vào 1 công ty khác. Thế là suốt 2 tháng liền, ngày 12 tiếng tuần 5-6 ngày, tôi đi làm như một công nhân thực thụ. Đến giờ nghĩ lại tôi vẫn thấy ớn với khoảng thời gian ấy.

Tôi làm trong 1 nhà máy tái chế hộp mực của máy in. Chắc bạn cũng biết, cái hộp mực làm bằng nhựa đen to đùng dùng cho mấy loại máy in cỡ to đấy. Trong đó có cái lõi mực, chỉ cần thay cái lõi này là lại thành hàng mới. Bình thường CANON hay FUJIXEROX họ có nhà máy riêng dành cho việc tái chế, nhưng có khi hàng nhiều quá họ làm không hết phải đem ra ngoài nhờ. Công ty tôi làm là một công ty nhỏ chuyên nhận những việc như thế này. Ở công ty tôi họ nhận những hộp mực dùng rồi, tháo ra, vệ sinh sạch sẽ, rồi lắp lại với lõi mực mới. Tôi làm ở bộ phận lắp lại, từ sáng đến tối làm đúng 1 động tác: nhận hộp mực từ người bên trái, với tay lấy 1 cái lẫy nhỏ xiu, ấn vào đúng chỗ kêu cách một tiếng, rồi đưa cho người bên phải.

Cứ thế từ 8h sáng đến 8h tối (được nghỉ 1 tiếng ăn trưa), từ thứ 2 đến thứ 6, có khi cả thứ bẩy. Tôi nhiều lần mệt quá, vừa làm vừa ngủ, mắt nhắm mà tay vẫn làm. Mà tôi rất phục mấy người làm cùng tôi. Họ toàn là các bà già tầm 40 – 50 tuổi. Thanh niên như tôi làm từ sáng đến tối mệt rã rời mà họ vẫn tươi cười vui vẻ, có khi bọn tôi về rồi mà họ vẫn làm. Mà buổi trưa bọn tôi ăn cơm hộp, mấy bà già thì người mang cơm nắm ra ăn, người đổ nước ăn mì, người uống mỗi hộp sữa không ăn. Đúng là không hiểu nổi khả năng làm việc của người Nhật.
skwfu1242408129.jpg


-->Đoạn đường sau phòng ký túc xá của tôi. Đường nhão nhoét trơn trượt. Nhìn vào hình có thể thấy vỉa hè rất nhỏ, và tuyết đọng trên vỉa hè đi rất nguy hiểm.

Hồi đi làm thêm này tôi mới lấy bằng lái ô tô chưa mua xe. Đi xe đạp đã vừa xa vừa lạnh vừa tối rồi, lại nguy hiểm nhất là đường tuyết với nước pha vào nhau nhão nhoét trơn trượt, mấy lần tôi ngã. Ngã vào vỉa hè còn may chứ ngã ra lòng đường đúng lúc ô tô đi qua thì cực kỳ nguy hiểm. Làm xong 2 tháng tôi được khoảng 3000 USD, lấy tiền mua một con xe ô tô phóng vi vu ngay
.
-hết kì 6-
 

jindo_89

Liu liu.... (*´з`)~♪
Ðề: nhật kí một lưu học sinh tại Nhật ( tiếp kì 5,6,7 )

kì 7:Quần áo và thời trang

Con gái Nhật rất thích khoe chân, nhưng không thích khoe ngực. Con gái Nhật cũng ít mặc áo bó, thường là lùng thùng. Đặc biệt ở dưới chân, bao giờ họ cùng đi một đôi giày rất đẹp, thường là bốt cao cổ...

Quần áo và thời trang

Người Nhật ăn mặc khác lưu học sinh chỗ nào, nói ra lời rất khó, nhưng tôi cũng thử tổng hợp: Con gái Nhật rất thích khoe chân, nhưng không thích khoe ngực. Con gái Nhật cũng ít mặc áo bó, thường là lùng thùng. Đặc biệt ở dưới chân, bao giờ họ cùng đi một đôi giày rất đẹp, thường là bốt cao cổ. Giáo sư phòng thí nghiệm của tôi rất thích nói chuyện về con gái với học sinh. Có lần thầy bảo: Gái Nhật có một cách kết hợp “ma thuật”. Đó là áo măng tô đen dài + quần soóc ngắn, mặc giữa mùa đông. Nhiều khi áo măng tô dài quá quần làm cho cô ta có vẻ không mặc quần. Thầy bảo bất kỳ một đứa con gái nào mặc kiểu này vào nhìn cũng rất dễ thương.

Còn con trai Nhật, ngoài một số ít ăn mặc các kiểu hơi quái quái, hầu hết khi đi học mặc kiểu thường ngày. Nhưng mà kiểu thường ngày của họ cũng xịn lắm, khác hẳn với bọn tôi. Có lẽ là do gam màu nâu và xanh rêu, bọn tôi không bao giờ sử dụng. Và điểm làm họ khác bọn tôi, có lẽ cũng là đôi giầy. Có khi là một đôi giày da của Timberland, có khi là một đôi bốt cao cổ đen, có khi là một đôi sneakers rất tinh tế. Trông tổng thể, bộ đồ của họ cứ xịn xịn kiểu gì đó. Hàng hiệu thì tất nhiên họ cũng có dùng, nhưng có những nhãn hiệu nhỏ, giá rẻ mà trông cũng rất xịn.

Tôi mới sang 1 năm đầu ăn mặc thuần Việt. Chơi với Toshi-chan lâu, 1 lần nói chuyện về ăn mặc đầu tóc, nó rủ tôi đi cắt tóc ở hàng nó mới được giới thiệu. Nó hứa hẹn có giảm giá. Chẳng hiểu nghĩ thế nào mà tôi đồng ý đi theo nó. Mà cũng chẳng hiểu hứng chí thế nào mà tôi quyết định nhuộm tóc thành màu nâu hạt dẻ. Mãi sau này, có một cô giáo dạy tiếng Nhật dạy tôi suốt từ khi tôi ở Việt Nam đến khi học ở trường bên này, cô bảo cô không bao giờ nghĩ rằng tôi sẽ nhuộm tóc. Tôi là người cuối cùng trong nhóm mà cô nghĩ sẽ nhuộm tóc.

Chà thế đấy nhiều khi người ta đánh giá không đúng về mình. Nhưng mà ở trong môi trường đại học này, 10 thằng con trai thì 5 thằng nhuộm tóc vuốt keo, tôi nhìn quen mắt rồi cũng thấy đỡ ngại. Các thầy cô giáo của tôi cũng chả nói gì, may. Cũng hôm đấy, Toshi-chan dẫn tôi đến cửa hàng quần áo nó thường mua, rẻ mà khá đẹp. Tôi mua 1 bộ quần áo Nhật, thế là vào đời ^^. Hôm sau đó đi du lịch trường, tôi ra mắt bộ quần áo Nhật với cái đầu mới, cả lũ bạn tôi cứ bảo nhìn từ xa cứ tưởng anh Nhật nào. Thế đấy, người đẹp vì lụa.:D Từ lần đấy tôi đâm ra thành ham mê thời trang, mua tạp chí tìm hiểu rất nhiều phong cách thời trang Nhật, đua đòi sắm sửa quần áo theo cách phong cách đó.

zqnyl1242497181.jpg

090518ds1anh12.jpg

[
-->Hình ảnh của tác giả sau một thời gian dài sống tại Nhật

Hành trình thời trang của tôi như thế này: Lúc đầu là “quá khích”, tôi cứ thấy gì rách rưới, hoa hòe hoa sói, bó sát... là mua. Đến mức bọn con gái Thái cùng trường tưởng tôi là gay suốt ngày thì thầm sau lưng tôi. Được 1 năm, tôi chuyển sang “sạch sẽ”, ăn mặc như ngôi sao sắp lên sân khấu biểu diễn, VD áo sơ mi trắng cách điệu giày da đen, áo vest. Cuối cùng gần đây là “thường ngày”, tôi chú trọng vào những bộ đồ “trông có vẻ bị bẩn cũng không sao”, để còn làm thí nghiệm cho thầy đỡ nói linh tinh. Tủ quần áo của tôi toàn đồ mua ở Nhật, đồ Việt Nam mang sang vứt hết rồi (3 năm rồi còn gì). Tôi được tiếng đua đòi đú đởn ở cộng đồng người Việt ở đây. Trong 50 người, có mỗi một mình tôi bị biến chất.

090517ds1anh22.jpg

uhntv1242497181.jpg

--->Tôi được tiếng đua đòi đú đởn ở cộng đồng người Việt ở đây.

Nghiên cứu

Hồi học đại học, lấy học trình là việc chính. Nhưng từ khi vào Thạc sỹ, khối kỹ thuật như tôi thì lấy học trình lại thành việc phụ. Có vài trình, tà tà lấy cũng xong. Việc chính là nghiên cứu. Mỗi đứa được giao 1 đề tài. Trong vòng 2 năm phải làm xong, phải tìm ra kết quả mới chưa ai tìm ra, phải phát biểu ở hội nghị toàn quốc và nước ngoài, có khi phải viết bài đăng trên các tạp chí uy tín. Làm không xong là khỏi tốt nghiệp. Thực tế có nhiều người không hoàn thành thạc sỹ trong vòng 2 năm vì không làm nghiên cứu.

Tôi được giao một cái bàn trong 1 căn phòng 12 người ngồi. Nó đã trở thành “nhà” của tôi. Từ sáng đến tối tôi ở đó. Ngoài những lúc có giờ học, lúc đi phòng khác làm thí nghiệm, hầu hết thời gian trong ngày tôi ở đó. Làm file Power Point, đọc luận văn, tìm tài liệu trên mạng, và vào... kenh14 hihi.

Thầy hướng dẫn tôi – cũng là chủ nhân của cái phòng thí nghiệm này- là một người tầm 45 tuổi. Thầy rất hay nói chuyện thế gian với học sinh. Qua những lần nói chuyện với thầy, tôi dần hiểu được cái “thần” của người Nhật. Thầy tôi – cũng như rất nhiều thầy giáo Nhật khác – đã nói rằng, văn hóa của người Nhật là MONOZUKURI, văn hóa làm ra sản phẩm.

Cái họ quan tâm nhất là làm ra được đồ vật, thật tốt, chứ không quan tâm đến việc làm sao để quảng cáo sản phẩm này, làm sao để sinh lợi thật nhiều từ nó. Khi làm ra được sản phẩm gì đó người Nhật cảm thấy sung sướng vì hoàn thành công việc, vì mình có ích cho xã hội. Có lẽ cái tinh thần này là cái đã kéo họ từ kẻ bại trận sau thế chiến thứ hai thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới như bây giờ.

Thầy cũng hay nói về những người công nhân đạt trình độ “thần” của Nhật. Gia công cơ khí chính xác, họ có những cái máy tân tiến nhất thế giới trị giá nhiều triệu đô để cắt gọt chính xác, và có nhiều cái máy nhiều triệu đô để kiểm tra chất lượng của sản phẩm. Tuy nhiên, khâu kiểm tra cuối cùng lại là mắt trần của con người.

Có một ông công nhân “thần” cầm chi tiết lên săm soi 1 lúc, OK – xuất xưởng, không được – làm lại. Thầy cũng kể chuyện, bề mặt kim loại sáng bóng mặt sau của iPod nano, trên thế giới chỉ có một chỗ làm được thôi. Đó là một công ty nhỏ ở gần trường đại học của tôi. Ở đó họ không dùng máy triệu đô, mà chỉ có một cái máy thủ công quay quay đơn giản, và có những ông công nhân “thần” đứng máy. Bọn tôi nghe mà cứ há hốc mồm.

Sang Nhật tôi nhận ra một điểm yếu của học sinh Việt Nam kém thực hành. 2 năm học đại cương ở DH Bách Khoa Hà Nội, tôi chưa nhìn thấy cái máy phay hay máy tiện bao giờ. Sau này tôi có việc cần đi cắt gọt kim loại, mấy ông ở xưởng cơ khí cứ tròn mắt lên cười hô hố khi tôi bảo dạy tôi cách dùng máy phay và máy tiện. Khi học được cách dùng rồi, tôi bị “nghiện” gia công cơ khí.

Cảm giác mình điều khiển máy phay gọt thép ngọt xớt như gọt vỏ táo, một lúc sau làm ra chi tiết bóng loáng hình dạng phức tạp như mình đã thiết kế, thật là mê ly. Có lẽ đây là bước đầu để cảm nhận được cái văn hóa MONOZUKURI của người Nhật chăng?

(hết kì 7)
(kì cuối : Những điều được và mất khi du học ở Nhật)
 

jindo_89

Liu liu.... (*´з`)~♪
Được và Mất khi du học Nhật ( Nhật kí lưu học sinh tại Nhật - kì cuối )

Kì cuối này đặc biệt hơn nên mình muốn sang top mới .
Dũng Axel.:

"Cuộc đời tôi đã có thất bại, nhưng nhờ những thất bại đó mà kết quả cuối cùng tôi đang ở trên nước Nhật. Cuộc sống ở Nhật có những điều không vui, những điều căng thẳng, nhưng nhờ đó mà tôi đã thành người mạnh mẽ hơn."

Những điều tôi được (tôi sẽ không bàn đến kiến thức tôi đã được học trong trường):

1. Khả năng ngôn ngữ.
Khỏi bàn rồi. Bị ném xuống sông không biết bơi mới lạ. Bị đặt vào hoàn cảnh không có ngôn ngữ không sống được, tôi phải tự cố gắng rồi.

2. Dễ thân với người nước ngoài.
Và có bạn ở nhiều nước sau này tha hồ du lịch hoặc dắt mối làm ăn.
Nếu như trước khi ra nước ngoài tôi “sợ” người nước ngoài bao nhiêu thì nay tôi dễ thân với các bạn ấy bấy nhiêu.

zipnb1242581340.jpg

-->Hình ảnh mới nhất của Dũng tại Nhật (tháng 4/2009)

3. Có được “phong thái” của người Nhật.
Đơn cử như cách suy nghĩ, kiểu nói đùa, cách cư xử trong các tình huống... Sếp Nhật trong các công ty Nhật ở Việt Nam rất nhiều, nhưng nếu họ cảm thấy bạn “không giống” họ, bạn không có “phong thái” Nhật thì họ khó cất nhắc bạn lên vị trí cao trong công ty.

4. Một môi trường mới – một khởi đầu mới, để thay đổi mình thành một người tốt hơn.

Nếu như trước đây bạn bè bạn nghĩ bạn là một người nhút nhát và khó gần, mà thực ra bạn không phải thế? Ra nước ngoài, không có bạn bè, không mối quan hệ. Nói theo chiều hướng xấu, bạn mất tất cả. Nói theo chiều hướng tốt, bạn có một cơ hội có một không hai để ấn nút reset trở về một khởi đầu mới mẻ để khẳng định mình. Bạn sẽ trở thành một con người mới – tốt hơn.

5. Được sống giữa manga, anime và thời trang.

Nếu bạn yêu manga, anime và thời trang như tôi thì tôi chắc bạn sẽ thấy rất vui khi đi đến Akihabara vào những cửa hàng dành cho otaku, đi ngoài đường và thấy dân tình cosplay ầm ĩ nhảy nhót làm trò, hoặc khi đi giữa đường phố mà như sàn diễn thời trang.

Những điều tôi mất khi đến Nhật.

1. Tuổi thanh xuân, tuổi đẹp nhất trong cuộc đời, tôi trải qua trên một đất nước khác.Do vậy tôi không có khái niệm gì về những điều đang diễn ra trên đất mẹ. Tôi không biết ngôn ngữ 9x, không đi trà đá vỉa hè hay ăn chân gà nướng đêm. Tôi nhiều lúc lệch kênh với những người trẻ tuổi của chính đất nước mình.

2. Cô độc.

Người Nhật có những cái xấu riêng của họ. Và dĩ nhiên tôi cũng không tránh khỏi ảnh hưởng của những cái xấu đó. Ví dụ, người Nhật thích độc lập, con cái không nhận tiền gia đình đi học đại học, việc gì làm được một mình thì nhất quyết không đi nhờ người khác. Cũng tốt. Nhưng họ cứ lảng tránh những việc làm phiền người khác, đến 1 lúc nhìn lại không thấy ai ở bên cạnh mình cả. Tôi, có rất nhiều lúc cảm thấy cô độc trên đất Nhật.

lldyz1242581340.jpg

3. Xa gia đình.

Có nghĩa là khi ốm sẽ không có mẹ chăm sóc (có bạn nhưng bọn nó cũng bận nhiều việc của nó). Có nghĩa là khi xảy ra việc như tai nạn ô tô sẽ không có bố để cho lời khuyên nên giải quyết thế nào – dù gọi điện được thì bố cũng không biết ở Nhật họ xử lý thế nào. Tôi đã nhớ nhà.

4. Mai một bản xứ.

Đồng thời với việc hấp thu một nền văn hóa mới, một ngôn ngữ mới, một cách sống mới, tôi bị mai một đi nền văn hóa bản xứ, tiếng Việt và cách sống của người Việt – bộ nhớ con người có hạn mà. Có khi tôi không cố tình, nhưng lỡ mồm nói chêm vào 1 từ tiếng Nhật, tôi bị bạn người Việt nhìn với ánh mắt khó chịu.

Có khi tôi cảm thấy bị tổn thương với một câu nói đùa của người Việt – câu mà trước đây ở Việt Nam tôi thấy rất bình thường. Có khi tôi không thấy những trò chơi của các bạn người Việt vui nữa. Có khi tôi cảm thấy rất khó mở miệng nhờ vả một việc mà nếu ở Việt Nam tôi nói dễ dàng – vì ảnh hưởng cái văn hóa “không làm phiền người khác” của Nhật. Tất cả những điều trên sẽ chống lại tôi một khi tôi về nước và cố gắng hòa nhập vào cuộc sống Việt.

Hôm đi phỏng vấn xin việc, người phỏng vấn có hỏi tôi một câu: “Nếu được quay trở lại quá khứ, anh sẽ trở về lúc mấy tuổi?”. Tôi đã trả lời: “Tôi sẽ không trở về. Cuộc đời tôi đã có những thất bại, nhưng nhờ những thất bại đó mà kết quả cuối cùng tôi đang ở trên nước Nhật. Cuộc sống ở Nhật có những điều không vui, những điều căng thẳng, nhưng nhờ đó mà tôi đã trở thành người mạnh mẽ hơn. Tôi hoàn toàn không hối hận với những quyết định từ trước đến nay”.

Nhất là quyết định đến Nhật.
pncqo1242581340.jpg


Những bạn đang băn khoăn lựa chọn giữa việc học ở Việt Nam và đi du học Nhật, hoặc một nước nào khác, hãy quyết định du học đi. Đó là một thử thách rất lớn, nhưng cũng là một cơ hội rất lớn đang chờ bạn. Sống tr--ong địa ngục hoặc sống trong thiên đường, tất cả là do BẠN lựa chọn!

Tác giả Dũng Axel
(theo kenh 14)
----------------------------------------------------------Hết-------------------------------------
 

yamaha

Ảnh với chả ọt...Spacy...sh
Re: Được và Mất khi du học Nhật ( Nhật kí lưu học sinh tại Nhật - kì cuối )

Một bài viết khá hay, khá cô đọng và chi tiết. Cảm ơn tác giả đã đúc rút ra những điều mà bất cứ ai trước khi bước chân sang Nhật cũng nên đọc qua.
Cảm ơn jindo_89 đã đưa lên đây cho mọi người tham khảo. Có lẽ bác Kami nên đưa vào một vị trí nào đó trong giễn đàn để mọi người có thể dễ tìm và biết đến nó.
Mình cũng đã sang Nhật được gần 3 năm ( đi làm) Cũng trải qua nhiều kỷ niệm vui buồn, cũng biết và hiểu được một phần về con người và văn hoá của người Nhật. Dự đinh sang năm cũng sẽ về Vn làm việc nên cũng có nhiều những tiếc nuối được và mất.
Mong rằng những ai có ý định sang hay chuẩn bị sang hay giữ vững lập trường và có những quyết định sáng suốt cho chính cuộc đời của bạn.
3 năm không phải là nhiều nhưng cũng là một khoảng thời gian đủ là một bước ngoặt lớn trong đời giống như được đào tạo trong một trường " ĐH giáo đời" vậy.
 

-nbca-

dreamin' of ..
Re: Được và Mất khi du học Nhật ( Nhật kí lưu học sinh tại Nhật - kì cuối )

Nếu là bài viết về cuộc sống của chính thành viên TTNB có lẽ sẽ nhiều điều hấp dẫn hơn :)
 

halamvi

New Member
Re: Được và Mất khi du học Nhật ( Nhật kí lưu học sinh tại Nhật - kì cuối )

bài viết này mang tính báo viết hơn là cảm xúc thật
 

Bài viết liên quan

Văn hóa xã hội 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top