Hơn 1.200 các tổng giám đốc DN châu Á - Thái Bình Dương đã có mặt tại Hà Nội tham dự Hội nghị Tổng giám đốc doanh nghiệp châu Á - Thái Bình Dương (APEC CEO Summit), diễn ra trong hai ngày 17-18/11.
Toàn cảnh Hội nghị CEO Summit ngày 17/11 ( Ảnh )
Trước khi tiến hành các phiên thảo luận, Chủ tịch nước kiêm Chủ tịch Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC 14 Nguyễn Minh Triết đã đọc diễn văn khai mạc chào mừng hội nghị.
Chủ tịch Nguyễn Minh Triết khẳng định, trong những năm qua, kinh tế khu vực châu Á -Thái Bình Dương chẳng những đã phục hồi, vượt qua cuộc khủng hoảng vào cuối thế kỷ trước mà còn lấy lại được “phong độ” vốn có của mình và tăng trưởng rất khả quan. Một trong những nhân tố tạo nên sự năng động ấy là sự hợp tác ngày càng gia tăng trong khuôn khổ APEC về thương mại, đầu tư, kinh tế kỹ thuật… mà các nhà doanh nghiệp đứng ở vị trí trung tâm.
Tuy nhiên, các nền kinh tế APEC nói riêng và kinh tế thế giới nói chung cũng đang đứng trước không ít thách thức. Giá cả trên thị trường, nhất là giá dầu mỏ và nguyên liệu, biến động thất thường, tình hình tài chính tiền tệ có nhiều bất ổn, dịch bệnh, thiên tai trầm trọng xuát hiện ở nhiều nơi, sự căng thẳng về an ninh và xã hội nẩy sinh ở một số khu vực, sự đổ vỡ của vòng đàm phán Đôha đang đe dọa hệ thống thương mại đa phương, sự phân hóa giầu nghèo đang ngày càng gia tăng…
Chủ tịch Nguyễn Minh Triết cho biết, các nhà lãnh đạo các nền kinh tế APEC sẽ thông qua Kế hoạch hành động Hà Nội, thực hiện Lộ trình Busan nhằm tới mục tiêu Bogor, thúc đẩy quá trình tự do hóa, thuận lợi hóa thương mại và đầu tư, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng nhất cho các doanh nghiệp, tăng cường hợp tác về kỹ thuật, bảo đảm an sinh của người dân và an toàn cho kinh doanh, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển, kể cả về kỹ thuật số, cải tiến mạnh mẽ cơ chế hợp tác của APEC theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động.
Đây là những thông điệp mạnh mẽ phát đi từ Hà Nội vì sự phồn vinh không chỉ của các nền kinh tế chúng ta mà của cả thế giới. Đây không chỉ là thông điệp của các nhà lãnh đạo mà còn là thông điệp của các nhà doanh nghiệp. Các nhà lãnh đạo đã nghiêm túc nghiên cứu các khuyến nghị rất xây dựng của Hội đồng tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC).
Sau phiên khai mạc, APEC CEO Summit sẽ có 15 phiên thảo luận, với các chủ đề: Tạo một cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương: thách thức với APEC; những cơ hội và mối đe dọa đặt ra trong nền kinh tế hiện nay; làm thế nào để APEC thúc đẩy chia sẻ trong phát triển nhằm thu hẹp khoảng cách giữa các thành viên; hướng tới thành công trong thu hút đầu tư nước ngoài…
Khách mời phát biểu tại các phiên sẽ là lãnh đạo các nền kinh tế, các chuyên gia, doanh nhân hàng đầu từ các nền kinh tế thành viên APEC. Đây là một kỷ lục của APEC bởi tất cả hội nghị CEO của các kỳ APEC trước chưa bao giờ vượt qua con số 1.000 đại biểu.
Không chỉ là kỷ lục về số lượng, hội nghị CEO lần này còn đạt đẳng cấp cao bởi sự hiện diện của lãnh đạo các tập đoàn, các công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới. Các công ty nằm trong danh sách 500 công ty hàng đầu thế giới như FedEx, Boeing, Citigroup, AIG, GM, DHL, Visa... đều cử các nhân vật rất quan trọng tới Hà Nội. Lãnh đạo các tập đoàn nối tiếng này sẽ tham gia các phiên thảo luận trong hai ngày làm việc của hội nghị.
Ít nhất có 10 lãnh đạo các nền kinh tế APEC tham gia diễn đàn, nhiều hơn tất cả các kỳ hội nghị từ trước tới nay.
Trong đó, tiêu biểu là có sự hiện diện của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào với bài phát biểu về thu hẹp khoảng cách phát triển trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono, Tổng thống Chilee Michelle Bachelet và Thủ tướng New Zealand Helen Clark, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, Thủ tướng Thái Lan Surayud Chulanont cũng có bài phát biểu tại hội nghị.
CEO Summit là một sự kiện được tổ chức thường niên, lần đầu tiên năm 1996, bên cạnh Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC. Hội nghị đã trở thành một diễn đàn quan trọng để các nhà lãnh đạo, các doanh nhân, nhà hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu chia sẻ kinh nghiệm, đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường hợp tác kinh tế giữa các doanh nghiệp trong khu vực và giữa khu vực APEC với toàn thế giới.
Theo VietnamNet
Toàn cảnh Hội nghị CEO Summit ngày 17/11 ( Ảnh )
Trước khi tiến hành các phiên thảo luận, Chủ tịch nước kiêm Chủ tịch Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC 14 Nguyễn Minh Triết đã đọc diễn văn khai mạc chào mừng hội nghị.
Chủ tịch Nguyễn Minh Triết khẳng định, trong những năm qua, kinh tế khu vực châu Á -Thái Bình Dương chẳng những đã phục hồi, vượt qua cuộc khủng hoảng vào cuối thế kỷ trước mà còn lấy lại được “phong độ” vốn có của mình và tăng trưởng rất khả quan. Một trong những nhân tố tạo nên sự năng động ấy là sự hợp tác ngày càng gia tăng trong khuôn khổ APEC về thương mại, đầu tư, kinh tế kỹ thuật… mà các nhà doanh nghiệp đứng ở vị trí trung tâm.
Tuy nhiên, các nền kinh tế APEC nói riêng và kinh tế thế giới nói chung cũng đang đứng trước không ít thách thức. Giá cả trên thị trường, nhất là giá dầu mỏ và nguyên liệu, biến động thất thường, tình hình tài chính tiền tệ có nhiều bất ổn, dịch bệnh, thiên tai trầm trọng xuát hiện ở nhiều nơi, sự căng thẳng về an ninh và xã hội nẩy sinh ở một số khu vực, sự đổ vỡ của vòng đàm phán Đôha đang đe dọa hệ thống thương mại đa phương, sự phân hóa giầu nghèo đang ngày càng gia tăng…
Chủ tịch Nguyễn Minh Triết cho biết, các nhà lãnh đạo các nền kinh tế APEC sẽ thông qua Kế hoạch hành động Hà Nội, thực hiện Lộ trình Busan nhằm tới mục tiêu Bogor, thúc đẩy quá trình tự do hóa, thuận lợi hóa thương mại và đầu tư, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng nhất cho các doanh nghiệp, tăng cường hợp tác về kỹ thuật, bảo đảm an sinh của người dân và an toàn cho kinh doanh, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển, kể cả về kỹ thuật số, cải tiến mạnh mẽ cơ chế hợp tác của APEC theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động.
Đây là những thông điệp mạnh mẽ phát đi từ Hà Nội vì sự phồn vinh không chỉ của các nền kinh tế chúng ta mà của cả thế giới. Đây không chỉ là thông điệp của các nhà lãnh đạo mà còn là thông điệp của các nhà doanh nghiệp. Các nhà lãnh đạo đã nghiêm túc nghiên cứu các khuyến nghị rất xây dựng của Hội đồng tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC).
Sau phiên khai mạc, APEC CEO Summit sẽ có 15 phiên thảo luận, với các chủ đề: Tạo một cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương: thách thức với APEC; những cơ hội và mối đe dọa đặt ra trong nền kinh tế hiện nay; làm thế nào để APEC thúc đẩy chia sẻ trong phát triển nhằm thu hẹp khoảng cách giữa các thành viên; hướng tới thành công trong thu hút đầu tư nước ngoài…
Khách mời phát biểu tại các phiên sẽ là lãnh đạo các nền kinh tế, các chuyên gia, doanh nhân hàng đầu từ các nền kinh tế thành viên APEC. Đây là một kỷ lục của APEC bởi tất cả hội nghị CEO của các kỳ APEC trước chưa bao giờ vượt qua con số 1.000 đại biểu.
Không chỉ là kỷ lục về số lượng, hội nghị CEO lần này còn đạt đẳng cấp cao bởi sự hiện diện của lãnh đạo các tập đoàn, các công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới. Các công ty nằm trong danh sách 500 công ty hàng đầu thế giới như FedEx, Boeing, Citigroup, AIG, GM, DHL, Visa... đều cử các nhân vật rất quan trọng tới Hà Nội. Lãnh đạo các tập đoàn nối tiếng này sẽ tham gia các phiên thảo luận trong hai ngày làm việc của hội nghị.
Ít nhất có 10 lãnh đạo các nền kinh tế APEC tham gia diễn đàn, nhiều hơn tất cả các kỳ hội nghị từ trước tới nay.
Trong đó, tiêu biểu là có sự hiện diện của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào với bài phát biểu về thu hẹp khoảng cách phát triển trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono, Tổng thống Chilee Michelle Bachelet và Thủ tướng New Zealand Helen Clark, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, Thủ tướng Thái Lan Surayud Chulanont cũng có bài phát biểu tại hội nghị.
CEO Summit là một sự kiện được tổ chức thường niên, lần đầu tiên năm 1996, bên cạnh Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC. Hội nghị đã trở thành một diễn đàn quan trọng để các nhà lãnh đạo, các doanh nhân, nhà hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu chia sẻ kinh nghiệm, đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường hợp tác kinh tế giữa các doanh nghiệp trong khu vực và giữa khu vực APEC với toàn thế giới.
Theo VietnamNet
Có thể bạn sẽ thích