Nhỏ mà không nhỏ.

Nhỏ mà không nhỏ.

Ông phó thủ tướng Malaysia tuyên bố rằng: "Mức độ sạch đẹp của cầu tiêu dùng để đánh giá trình độ văn minh". Như vậy thì nhìn vào mấy cái cầu tiêu công cộng ở ga Hàng cỏ mới thấy rằng chao ôi, nước ta quả là văn minh hạng nhất. ;)


'Cầu tiêu là bộ mặt của đất nước'


Phó thủ tướng Malaysia tuyên bố là mức độ văn minh của một quốc gia được đánh giá qua độ sạch đẹp của cầu tiêu.
Ông Najib Razak phát biểu như vậy trong buổi triển lãm cầu tiêu đầu tiên ở nước này.

Ông Najib nói cầu tiêu dơ sẽ làm mất mặt quốc gia đó với thế giới.

Tuyên bố của ông được đưa ra trong bối cảnh chính phủ chuẩn bị khởi động một năm khuyến mãi cho ngành du lịch Malaysia.

Chương trình của "Năm đến thăm Malaysia", dự tính sẽ bắt đầu trong năm 2007.

Quay trở lại cuộc triển lãm cầu tiêu thì các nhà tổ chức nói họ muốn giáo dục dân chúng về sự sạch sẽ.

Vậy độc giả của BBCVietnamese.com nghĩ gì về chuyện này, mong đón nhận ý kiến của quí vị qua thư từ và hình ảnh gửi về.

-------------------------------------------------------------------------------------

Phát, TP. HCM
Hoan hô bác Không có tên. Tôi thì cứ nghe những câu "lo kinh tế trước rồi mới tới dân chủ" chứ câu "Ta chú tâm vào phát triển kinh tế trước đã rồi hãy lo đến nếp sống văn minh" thì quả là lần đầu tiên.

Noname
Tôi từng sống ở một thành phố lớn miền đông bắc Mỹ. Một kỳ Tết, cộng đồng VN mướn một hội trường của Mỹ tổ chức hội chợ, vì lúc đó lạnh không làm ở ngoài được như bên Cali. Vậy là quý vị có thể tưởng tượng mấy trăm người tha hồ... xả rác. Nhất là vì có bán thức ăn "đậm đà hương vị quê hương" kể cả các loại có nước mắm. Mọi người vừa coi ca nhạc vừa nhâm nhi, cười giỡn, ôi thôi đổ nước mắm xì dầu ra ghế, xuống sàn, vung vãi tung tóe đúng là "như cái [hội] chợ", còn trong nhà vệ sinh thì nào là đủ loại giấy, tàn thuốc, tả trẻ em, v.v...

Kết quả, năm sau chỗ đó hết dám cho Việt Nam thuê mướn, và nghe đâu cộng đồng từ đó về sau hết thuê được chỗ nào khác cho đàng hoàng. Quý vị biết, cái ghế mà đổ nước mắm vào các kẽ hở, và nếu là ghế bọc plastic đã bị sờn mặt thì dùng vòi chữa lửa xịt chưa chắc hết mùi hôi. Càng lau có khi càng trây ra cho rộng. Người Việt nghe mùi này đã quen, không mấy gì khó chịu, chứ Mỹ mà ngửi nhằm mùi nước mắm thì có đứa chạy cả cây số.

Đây lại đưa ra vấn đề nhiều người Việt làm sở Mỹ có thói quen đem đồ ăn từ nhà vào, lại hay đem các thứ có nước mắm, bị Mỹ xa lánh rồi đổ thừa họ kỳ thị. Các malls VN tại Mỹ luôn dơ bẩn hơn các malls Mỹ chỉ cách đó vài trăm mét. Ai ở Pháp xuống quận 13, sẽ thấy các malls Tàu, Việt ở đó cũng vậy.

Búa Tạ, LA, USA
Tôi cũng có lần vào "nhà cầu" khu Little Saigon. Đúng như bạn đã mô tả, nhưng tôi thông cảm ngay. Biết văn minh thì dễ, làm người văn minh rất khó. Tôi hi vọng chừng 100 năm nữa may ra người Việt Nam nói chung mới thấy tiểu tiện ngoài đường là đáng xấu hổ.

Anh Ba, Westminster, USA
Tôi hoàn toàn đồng ý với lời nói của ông thủ tướng Mã Lai. Nói chi cho xa, ngay tại Little Saigon trong khu thương xá Phước Lộc Thọ, mùi hôi từ trong restroom lan ra đường tồn tại triền miên từ năm này qua năm khác.

Tôi sợ nhất là lúc đi bên hông Phước Lộc Thọ để đi ra parking lot ngoài sau bởi vì cái mùi hôi nồng nặc đã tồn tại khoảng trên 10 năm rồi hoặc là lâu hơn. Chúng tôi gọi đùa với nhau là "mùi vị quê hương" mỗi khi không may phải chạy xe qua cái alley của khu thương xá này!


Hoàng Hà, tp.HCM, VN
Tôi đồng ý với tuyên bố của ông phó thủ tướng Malaysia. Mỗi lần đi du lịch trong nước, người ta lại quá đau khổ với cái dịch vụ " tứ khoái" này. Không có một tiêu chuẩn nào để làm căn bản hết, mỗi nơi tiện nghi mỗi khác.

Sống ở SG quen với nếp sống văn minh, mỗi lần đi chơi xa, tôi sợ nhất là gặp cái nhà vệ sinh dơ bẩn, mà dường như, lúc nào tôi cũng gặp khắp nơi. Khổ nhất là gặp nhà vệ sinh phải ngôì chồm hổm kiểu Pháp ngày xưa, những người có cái bụng hơi to như tôi đành phải ngậm ngùi " nhịn nhục" đi kiếm chỗ khác vì không thể ngồi như vậy. Các cháu của tôi tại Hoa Kỳ và Úc châu về thăm nhà, mỗi lần rủ đi đâu, chúng nó cứ hỏi là có nhà vệ sinh không?nhà vệ sinh có sạch không ? Có giấy xốp, nước nôi đàng hoàng không! ?? Nếu không trả lời được là tụi nó nhất quyết không đi.

Một lần ra Hải Phòng ghé thăm nhà ngươì bà con xa, đang ngồi "tận hưởng" những giây phút "xả" những đè nén chất chứa trong ruột thì bất ngờ tôi nghe tiếng sột soạt ngay dưới chỗ mình ngồi. Mới đầu tưởng là chuột , nhưng sau đó nhìn xuống mới thấy một cái thùng được lấy ra và một cái thùng mới khác được đẩy vô thay thế... ngạc nhiên quá, ra ngoài hỏi thì mới hay nhiều thành phố miền Bắc còn dùng kiểu cầu tiêu thùng, có công nhân vệ sinh thay đổi mỗi ngày như thế và không những vậy họ còn có thể bán "c.." cho những người mua dạo để về bón thẳng cho rau quả.

Lúc mơí ra Hà Nội lần đầu (khoảng 1980) đi ngang đoạn đường trồng rau ở Đê La Thành Hà Nội, du khách bị nghe một mùi thối nồng nặc cả vùng, thôí không thể tả. Nghĩ lại mà còn rùng mình hãi hùng. Người ta có thói quen là chỉ thích nhà vệ sinh sạch bằng hoặc hơn nhà mình. Vì vậy trong du lịch, điều quan trọng là phải có nhà vệ sinh sạch sẽ và đúng tiêu chuẩn, như vậy thì mới kéo lại du khách. Tôi thấy các nhà vệ sinh trong trường học và rạp hát cũ ở Sài gòn vẫn thật là dơ dáy, bẩn thỉu và hôi hám. Cả một thời học sinh trung học ở Sài Gòn, tôi chưa từng vào "ngôì" nổi trong nhà vệ sinh của trường hay rạp hát, chỉ dám bịt mũi đứng tiểu tiện mà thôi. Nếu tôi là người nắm đầu ngành của bên du lịch, tôi sẽ đặt chuyện làm nhà vệ sinh công cộng và đúng tiêu chuẩn ở các danh lam thắng cảnh và các nhà hàng kinh doanh trực thuộc cùng các chỗ giải trí công cộng đông người lên hàng đầu, và là một tiêu chuẩn bắt buộc trước khi cấp giấy phép hoạt động.

Cháu tôi cho biết ở tư gia bên Hoa Kỳ, việc có một nhà vệ sinh thật sạch sẽ ngay kế bên phòng khách là một chuyện đương nhiên và tiện lợi cho khách viếng thăm. Phải chăng là quá khó cho những ngươì đang lãnh đạo ngành du lịch ?? Nếu xác định được rằng, cái "toa lét" công cộng ở một danh lam thắng cảnh cũng quan trọng bằng hoặc hơn chính cái thắng cảnh đó, vì nhu cầu " vệ sinh" là một nhu cầu tự nhiên và cần thiết trong bất cứ nơi nào, thời khắc nào của mọi người, mọi giới từ sang đến hèn, từ vô danh cho đến người nổi tiếng, từ kẻ ăn người ở cho đến vua quan, tổng thống. Vậy thì ta xem sự văn minh của cầu tiêu là bộ mặt của đất nước cũng đâu có gì là sai, phải không các bạn.


"Tại sao không nhập gia tùy tục?"

Trần Ngọc Yến, Sydney, Australia
Niềm tự hào của tôi không đủ lớn để che hết những lối sống và cách cư xử của người dân Việt ở Úc. Tôi vẫn thấy cảnh những em bé được cha mẹ cho tiểu tiện ngay lề đường, những thói quen ăn đâu vất rác đó của dân tôi, và vào giáo đường mà bọn trẻ nói chuyện như nơi công cộng. Có thể bạn cho tôi là kẻ khó tính, kẻ trưởng giả học làm sang vì tôi chẳng qua cũng là dân cùng đinh xứ Việt, du nhập vào xứ Úc hòng kiếm miếng cơm manh áo mong thoát khỏi cái đói nghèo trên quê hương.

Vâng, tôi đồng ý mình chỉ là kẻ chân ướt, chân ráo đến đây nhưng tôi tự hỏi tại sao chúng ta không “nhập gia tùy tục”, điều này ông bà mình có dạy cho mình chứ đâu phải không. Một đất nước Úc xinh đẹp với đường phố sạch, xanh và bất kể ở đâu họ cũng có nhà vệ sinh công cộng, tại sao bạn không tìm chỗ để cho con bạn giải quyết...

Đọc tiếp: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/story/2006/08/060828_toilet_ngocyen.shtml

Không tên
Câu này không mới, cách đây vài năm bên Nga đã có quan chức nói điều này, nghe nói sau đó có thêm nhiều nhà vệ sinh công cộng tại Moscow. Nếu qua diễn đàn này mà tại VN cũng được như vậy thì quả là điều may mắn cho biết bao du khách.

Đa số các việc quá dễ tại nước ngoài, vào VN trở nên vô cùng khó khăn, chồng chất tệ nạn. Nếu nhà vệ sinh tại các sân bay quá tệ, thì tại sao không cho công ty tư nhân thầu, với điều kiện rõ ràng là nếu kiểm tra đột xuất không sạch sẽ, vệ sinh, thì nếu nhẹ sẽ bị phạt, còn nặng sẽ rút giấy phép giao cho công ty khác?

Nhưng trong tình hình hiện nay, khi Đảng viên coi sân bay, thì các vụ đấu thầu, kiểm tra loại này sẽ lại gây ra bao nhiêu tệ nạn khác, do Đảng viên phụ trách. Đừng trách các nhân viên vệ sinh tại đó, họ không phải Đảng viên đâu, và họ không thể làm gì khác, không thể tự bỏ tiền ra mua thuốc khử trùng, khử mùi, máy hút không khí dơ ra ngoài, v.v...

Cho dù chính phủ đưa tiền xuống thì lập tức sẽ xảy ra biết bao vụ biển thủ, mua hàng dỏm, tiền dư bỏ túi, do các cấp khác thực hiện. Tư hữu hóa tất cả, toàn bộ nguyên xứ VN, là chìa khóa cho hầu hết các vấn đề ngàn năm khó giải quyết tại VN, bắt đầu từ các nhà vệ sinh công cộng khắp nước.

Sau đó là dẹp tất cả mọi quyền lợi của Đảng viên, bắt đầu bằng cách thuê người ngoài Đảng làm Bộ trưởng Bộ Vệ sinh Công cộng. Dám bảo đảm mọi việc sẽ tốt hơn, bắt đầu bằng các nhà vệ sinh công cộng tại các sân bay.

Bin Sài Gòn, VN
Ở quê tôi thì cầu tiêu là cánh đồng hoặc quả đồi bên cạnh làng. Ở Sài Gòn, Hà Nội... thì tấp đại quán cafe nào đó mà "đi". Đi xe lửa thì nhà xe xả đại xuống đường, đi xe đò vô nhà vệ sinh phải bụm mũi. Mất thể diện quá.

Bệnh truyền nhiễm cứ thế mà lây lan: tiêu chảy, giun sán... (ngàn lần cám ơn "ông đường sắt" vì đã có công gieo mầm giun sán từ nam tới bắc). Bởi vậy mấy sinh viên các nước qua VN mới có mẫu giun sán để học. Nhà nước VN chỉ quan tâm tới chuyện 'đại sự' không hà, còn chuyện cầu tiêu thì 'quá nhỏ', chẳng đáng quan tâm, trong khi tiền thì thất thoát vào túi các quan tham vì họ là 'đầy tớ' mà.

Du học sinh, Sydney, Australia
Tại các thành phố ở Việt Nam hiện nay, người dân có khuynh hướng xây cầu tiêu và đặt đường ống thoát ra ngoài đường chảy vào hệ thống cống thoát nước. Vì vậy mỗi khi trời nắng , những miệng cống ở 2 bên đường bốc lên mùi hôi thối nồng nặc.

Có nhiều gia đình phải dùng đồ bịt miệng cống lại để chận mùi thối bốc lên. Nhân chuyện này tôi xin có ý kiến với các cơ quan chức năng tại Việt Nam hãy xem xét và nghiên cứu tạo cho bộ mặt quốc gia được sạch đẹp và môi trường thật trong lành hơn, người ngoại quốc khi đi ngoài đường không phải bịt mũi lại khinh bỉ khi đi du lịch sang Việt Nam.

Đoàn Công Định, Nha Trang
Đíng là vấn đề này ở Việt Nam chưa được quan tâm. Cái nhà vệ sinh về một khía cạnh nào đó cũng thể hiện văn minh của một đất nước. Vấn đề ở đây không phải là chúng ta không có tiền mà là sự quan tâm của chính quyền và người dân. Tại sao không phát động cuộc thi về đề tài này.

Nguyễn Ngọc Minh, Toronto, Canada
Xin hỏi bạn không tên vậy thì ta cứ để tình trạng dơ bẩn của Việt Nam để làm đẹp đất nước sao?

SN, Việt Nam
Bạn LyLy nói chí phải, bấy lâu nay dân ta cứ bạ đâu tiểu đấy rối cứ thế gặp mấy chú police thì bỏ chạy mà chưa kịp kéo quần. Mà bạn không tên nè sao bạn nói mà không suy nghĩ vậy cái tiêu chuẩn đầu tiên để đất nước trở thành một nước văn minh thì đó là ý thức, chứ sống kiểu bạn xởi lởi thì lấy gì gọi là một nước văn minh.

Đất nước không văn minh thì lấy gì phát triển, thế cứ bạ đâu là làm đấy à. "Cầu tiêu là bộ mặt của đất nước" là đúng. Tui hoàn toàn đồng ý với ngài phó thủ tướng Malaysia.

Noname
Cái quốc đảo Mã Lai Hồi giáo nằm chênh vênh ở Thái Bình Dương, sở dĩ có đủ trí lực và tư cách để mang 1 cái cầu tiêu ra làm bộ mặt của đất nước, là vì trước khi có cái mặt, thì đã có đầy đủ mình mẩy tay chân rùi. Cái mình chính là Kinh tế, cái tay chính là Pháp luật, và cái chân là Vị thế trên trường thế giới. Thành ra ghép thêm cái mặt là đầy đủ và ấn tượng.

Cứ như VN ta văn hiến 4000 năm mà Kinh tế chưa xong, Pháp luật chưa thật nghiêm minh, Vị thế khiêm tốn thì thành ra cái mình chẳng có. Cái tay còn cụt, cái chân còn què, liệu nên chăng bắt chước ghép cái mặt cầu tiêu vào, rùi đi hênh hoang với toàn cầu chăng? Nói thế không có nghĩa là ta bỏ bê công tác vệ sinh, muốn ra sao thì ra. Nhưng tùy lực mà làm, tùy trí mà tính, như ta chưa đủ tinh xảo làm cái bồn cầu cho đẹp để gắn lên cái cổ, thì cũng có thể khiêm nhường mang xuống làm cái mông được vậy.

Không có tên
Quả nhiên đề tài này không những để mấy vị kiểu cách, đài các bêu xấu đất nước rồi lại lái qua chính trị cho mà xem. Nói thật chứ dân VN thích sống thoải mái, xởi lởi, không lệ thuộc môi trường. Ăn thì lắm chứ ở với lại tiêu tiểu thì đâu có bao nhiêu mà phải học hỏi những thứ không đáng. Ta chú tâm vào phát triển kinh tế trước đã rồi hãy lo đến nếp sống văn minh.

Lãnh Tử, Montreal, Canada
Ít khi nghe một vị lãnh đạo quốc gia chú ý về lãnh vực này. Ở các thành phố phát triển về kỹ nghệ có các nhà máy lọc nước bẩn thải ra từ nhà cửa, đường phố, nhà máy, và tất cả nhà vệ sinh công cộng. Những nhà vệ sinh này được xây dựng và bảo trì bởi công nhân của thành phố. Tôi chỉ tạm đưa ra đây vài con số để so sánh.

Montréal Canada tiền ngân sách hoạt động hàng năm là 2 tỷ đô-la Canada với một số dân chưa tới 2 triệu người. Thành phố Sài Gòn 50 triệu đô-la Canada với trên 5 triệu dân. Nhưng đây chỉ là trên phương diện kinh tế. Về giáo dục công dân, ăn ở cho vệ sinh, từ gia đình tới trường học và các nơi làm việc. Về lãnh vực này thì tất cả các quốc gia không kể giàu nghèo đều có thể làm được.


Ở Seoul các khu mua bán bắt buộc phải xây dựng và chi tiền dọn dẹp nhà vệ sinh công cộng

Lyly
Theo mình thì phó thủ tướng Malaysia nói đúng. Vì mình đã từng đi du lịch nhiều nước và ghé thăm nhiều phòng vệ sinh như Phần Lan, Đức, Pháp, Bỉ,... Và mỗi lần ghé những sân bay đó, mình cứ như muốn ngủ ở trong ấy, vì nó thật đẹp và sạch sẽ. Và một lần vì quá mắc tiểu sau khi hạ cách ở sân bay Tân Sơn Nhất, mình chạy vào phòng vệ sinh. Và ý trời ơi mình chẳng dám nghĩ đây là sân bay của một thành phố lớn nhất cả nước. Nào là mạng nhện, vôi bị trốc từ tường ra, hôi thối và nhà vệ sinh cứ như được xây dựng cách đây lâu lắm rồi. Từ đó mình chẳng dám đi vệ sinh ở đó nữa mà chỉ dám đi ở trên máy bay thôi.

Và còn nữa, có nhiều lần mình đi chơi cùng với các bạn nước ngoài. Sau khi mời và giới thiệu với họ về đất nước Việt Nam tươi đẹp, thì mình nghĩ không biết mình mời họ về Việt Nam là có đúng không. Vì trong quá trình dẫn họ tham quan, và đột nhiên một trong số những người bạn đó hỏi mình rằng bộ ở đây mọi người có thể đi vệ sinh ở ngoài đường hả. Lúc ấy mình ngạc nhiên thì người bạn đó chỉ mình ở trên một vỉa hè có một người đang đi đại tiện ở đó. Và mình chẳng biết nói gì mà chỉ muốn độn thổ mà thôi.

Đã vậy, sau cuối chuyến đi những người bạn đó còn nói họ thấy có những người vừa chạy xe vừa khạc nhổ, làm trúng người khác, rồi còn có người đang ngồi trên xe vừa ăn, vừa vụt rác xuống đường,v.v. Mình thật xấu hổ vì Việt Nam là một nước văn minh sạch đẹp, nhưng lại...

Hoa, Sydney, Australia
Tôi đi du lịch nhiều nơi tại VN quê hương tôi. Tôi rất tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước mình, nhưng tôi cũng rất xấu hổ và đau lòng vì nhiều nơi chánh quyền và cơ quan quản lý du lịch chưa quan tâm lắm về vấn đề vệ sinh ở các toilet.

Tôi hoàn toàn đồng ý với ông thủ tướng Malaysia nói cầu tiêu dơ sẽ làm mất mặt quốc gia đó với thế giới. Vậy tôi cũng đề nghị với chính quyền và lãnh đạo ngành du lịch nên quan tâm đến phát biểu của ông Najib để xét đến trường hợp của nước mình. Vì tôi nghĩ chuyện nhỏ này rất lớn, nó ảnh hưởng đến ngành du lịch nước nhà và suy nghĩ của người nước ngoài về người VN ta.

Nancy Trần, Santa Ana, USA
Ông này quá hay. Cái tối thiểu mà còn được coi trọng như thế. Tôi bước chân vào nhà ai thường ghé thăm cái... cầu tiêu mà không màng đến cái phòng khách nó đẹp đến như thế nào.

Nguyễn Thanh
Chuyện Phó thủ tướng Malaysia tuyên bố là mức độ văn minh của một quốc gia được đánh giá qua độ sạch đẹp của cầu tiêu thật là tiếu lâm. Nhưng theo tôi đó là thước đo sự văn minh của một dân tộc.

Phan Ngân, Sài Gòn
Quê tôi (Núi Thành, Quảng Nam) và rất nhiều miền quê khác của Việt Nam người dân vẫn còn chưa có nhà vệ sinh mà chủ yếu ra bãi cát sau nhà thải ra. Sau đó mấy chú chó sẽ làm việc, và những chú cú chó này vẫn sinh hoạt với gia đình có khi còn liếm láp chén đĩa cũng như chơi đùa với trẻ em. Vệ sinh coi như con số không nhưng cuột sống vẫn tiếp diễn tự ngàn năm nay.

Vãng Lai
Tôi thấy đúng đó. Khách du lịch đến Việt Nam sẽ nghĩ sao về đất nước chúng ta khi họ vào trong nhà vệ sinh. Ngay tại phi trường Tân Sơn Nhất đi vệ sinh phải trả tiền và quá ư là hôii.

Noname
Người VN có những thói quen quái lạ: bí mật như hôn nhau, công khai như tiểu tiện. Hồi tôi ra HN, đang dạo quanh Hồ Gươm thì có nhu cầu đi tiểu tiện nhưng chẳng biết đi đâu, cuống cuồng 1 lúc mới tìm ra chỗ, nhưng chổ ấy khai quá. Ngay giữa thủ đô mà cái WC kinh khủng thế thì chắc ấn tượng về đất nước VN của dân du lịch nước ngoài chắc là cũng dị hợm.

Vô danh
Tôi thì gặp 2 "vố" lớn, một là trên đường đi Đà lạt theo tour, xe ghé qua một ngọn đồi quá ư là hữu tình để hành khách xuống... xả xui. Bước mấy bậc thang trơn trợt mới xuống cái chòi khoảng 0,8m2 để giải quyết bầu tâm sự. Tốn 2.000 đồng. Cũng may tôi biết bơi ếch hoặc bơi chó... nên nín thở không tệ, "làm lẹ" không đến 30 giây rồi chạy lên tổng cộng thời gian lên xuống khoảng 1 phút nên không sao. Nhưng nhìn những thứ lỏng chỏng "trong đó" và xung quanh thì thấy tội giùm cho đàn bà phụ nữ, hoặc ai đó phải xoay lại 180 độ và ngồi xuống...

Lần khác bị "phục kích" quá bất ngờ không kịp trở... mũi là tại Dinh Bảo Đại, cũng trên Đà lạt. Giống như sấm sét, một thứ kinh khủng sập vào mũi làm tối tăm mặt mày khi đi ngang cách "đó" khoảng 5 m trong sân vườn Thượng uyển... Nói nghiêm túc thì bên VN do thiếu kiến thức mà ra. Không phải xịt nước là xong mà phải diệt trùng - vì chính vi trùng tạo mùi hôi - bằng các thứ hóa chất. Thật ra không tốn bao nhiêu tiền, như vôi hoặc muối pha loãng cũng được, rồi tráng nước lại sau đó. Nếu có thể thì phải có quạt hút không khí ra ngoài, và có máy dehumidifier (giảm độ ẩm).

Giấu tên
Lại là vấn đề Dân trí. Cán bộ không kiến thức, nên muốn lo cũng không xong.

Ở Paris ngay khu trung tâm có nhiều WC công cộng đặt trên lề đường cho việc này. Khách bỏ tiền vào thì cửa mở ra. Ở VN sẽ khó khăn 1 chút, vì có thể đoán trước là sẽ có khách lấy hết giấy bỏ túi xách đem về. Nhưng có thể khắc phục bằng cách có người coi chừng khi thấy ai "khả nghi" vừa đi ra thì vào coi, nếu hết giấy thì bỏ thêm. Nói chung, các rắc rối nhỏ rất dễ giải quyết nếu có trí, có lòng.

--------------------------------------------------------------------
Link: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/story/2006/08/060824_toilet.shtml
 
Bình luận (3)

kamikaze

Administrator
Nhiều người cho ý kiến ở đây đều xoay quanh vấn đề người Việt và nhà vệ sinh hay nói rộng ra là cách cư xử! Về câu nói của vị thủ tướng kia thì mình đã nghe một ông giáo sư dạy khoa du lịch của một trường ở Nhật cũng nói câu giống như thế "Muốn biết ai ăn ở sạch sẽ gọn gàng hay không thì không nên xem phòng khách mà nên kiểm tra khu vực nhà vệ sinh"!

Chuyện nhà vệ sinh ở VN thì ngoài những việc phóng uế ở gốc cây (gần đây về sài gòn thấy giảm rồi) ra thì mình còn ghê sợ nhà vệ sinh ở các trường đại học! Còn nhớ là cách đây khỏang 19 năm về trước nhà vệ sinh không có nước tự động mà phải tự dội nước! Tuy nhiên hầu như chẳng ai làm việc này cả! Nhiều người còn cố tình "vãi đạn" tung tóe khắp nơi .... Hy vọng là bây giờ mọi thứ đã thay đổi!

Nhân tiện xin bàn đến vài chuyện ở Nhật:

Do công việc nên mình có cơ hội đi gần như khắp nơi trên nước Nhật từ các thành phố lớn cho đến những vùng hẻo lánh (có lẽ còn hơn cả vn). Điều mình cảm nhận được đó chính là sự khác nhau ở cách thức "trang trí" và độ hiện đại của nhà vệ sinh trong nhà ga! Tất nhiên là theo cách quan niệm bình thường càng ở thành phố thì càng hiện đại và sạch sẽ ! Tuy thế cũng có nhiều nhà ga ở vùng quê lại sạch sẽ và hiện đại hơn ở thành phố! Ngoài ra có lẽ trong các tuyến tàu thì JR là tuyến có nhà vệ sinh bẩn nhất (có nhiều nơi không có nước để dội mà chỉ có một cái lỗ và mọi người tha hồ ...). Một nỗi khổ nữa là có nhiều nhà vệ sinh không để giấy vệ sinh mà người sử dụng phải mua ở cửa! Thật khốn khổ nếu bạn không để ý mà vào tuột trong sau đó phát hiên là .. không có giấy!

Nhật là một nước văn minh nhưng cũng không phải là không có nơi "bốc mùi quen thuộc" như những bài nhận xét ở trên! Ví dụ nếu bạn ở osaka thì bạn có thể ra vùng SHINIMAMIYA bạn sẽ cảm nhận mùi không dễ ưa này (lý do là vì ở khu vực này tập trung nhiều người sống vô gia cư)!
 

quyenjp

Member
Bời vậy cho nên quyenjp đề nghị bác Kami nên xách theo 1 cuốn Manga, vừa xem vừa ...có thể sử dụng khi gặp phải những nhà ga... như trên.Người Nhật ai cũng đọc sách báo, hoặc Manga. Nên không sợ mấy cái nhà ga này ! ;))
 

@.ca

New Member
Nói tới cái chuyện này thì quả là đau lòng ,năm ngoái @.ca và gia đình về Vn chơi ,mình ở tại Hanội 10 ngày ,và có vào Lăng Bác tham quan ,ở đó tất cả mọi thứ rất nghiêm ngặt ,ngay cả máy chụp ảnh cũng không cho đem vào ...nói chung là 1 nơi rất ..rất là trang nhiêm ,canh gác còn hơn cả tòa nhà quốc hội tại thủ đô Canada ,thế nhưng 1 điều đáng buồn và xấu hổ cho dân tộc ( bởi vì hôm ấy cũng có nhiều người ngoại quốc vào ,họ nói nhiều câu nghe chịu không nổi ): Cái cầu tiêu rất kinh khủng ! rất kinh khủng !
Thực ra ,nếu làm lại 1 cái cầu tiêu cho văn minh 1 tý tại Lăng Bác Hồ ,thì cũng chả tốn kém là bao nhiêu ,tại sao chả có ai quan tâm tới việc cỏn con này !!mình có hỏi chuyện vài người dân thủ đô họ trả lời là : bọn em cả đời chả vào coi xác ướp lạnh bao giờ !..............trời ! Pó tay .
@.ca viết vài giòng cảm nghĩ và sự thật ,có gì làm các bạn không vui ,thì đừng chưởi nha !:((
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top