Những người khách Nhật "phải lòng Việt Nam!!

Những người khách Nhật "phải lòng Việt Nam!!


Những người khách Nhật "phải lòng" Việt Nam



Những người tham quan khu ẩm thực
"Có lẽ chúng tôi đã phải lòng đất nước này vì đã đi đến 8 lần rồi mà vẫn còn thích đến", hai du khách Nhật Junichi Hirata, 42 tuổi và Yasushi Uematsu, 49 tuổi nhận xét.


Anh Junichi nhấn mạnh: "3 điểm tôi thích nhất ở đây là các shop thời trang, thủ công mỹ nghệ, các bài hát Việt Nam và đặc biệt là các món ăn truyền thống. Tuy nhiên, nếu so với du lịch ở Singapore thì giá tour trọn gói ở Việt Nam đắt hơn. Ở Singapore, người ta thường có chương trình giảm giá vé máy bay nhiều đợt".



"Việt Nam cho tôi biết giấc mơ của đời mình". Đó là lời nhắn gửi của nhà nhiếp ảnh Nhật Bản Hitomi Toyama tại triển lãm "Gió và nguồn sáng Việt Nam" trong khuôn khổ chương trình giao lưu văn hóa du lịch Việt-Nhật tại TPHCM (19 đến 21/11/2004).



Chị chứng minh niềm say mê phong cảnh và con người của mình bằng những bức hình đầy cảm xúc về hoa trái, các thiếu nữ Việt Nam trong suốt 12 năm qua, qua những chuyến xuyên Việt trên chiếc xe gắn máy.



Chị Hitomi đã nói thay tâm trạng của nhiều du khách Nhật khi họ đặt chân đến TPHCM tham dự lễ hội giao lưu văn hóa du lịch Việt-Nhật Chính chị Hitomi đã viết cuốn sách về Việt Nam mang tựa đề “Cơn bão Việt Nam”. Tại dinh Thống Nhất, triển lãm của chị thu hút khá đông khách Việt và Nhật.



Chị giải thích: "So với 12 năm trước đây, Việt Nam đã thay đổi rất nhiều. Phụ nữ Việt Nam ăn mặc rất hợp thời trang, họ có nụ cười rất quyến rũ. Hơn thế nữa, tôi thích dáng đi kiêu hãnh của những người mà tôi gặp trên đường. Ở đấy, tôi đọc thấy một vùng đất nắng gió nhưng đầy sức sống và cho tôi nhiều niềm vui khám phá".



Cặp uyên ương Yamazaki Kenji và Minoda Shoko đặc biệt thích thú các món ăn Việt Nam. Đặc biệt, ngoài việc thưởng thức trà đạo theo phong cách Nhật, họ được nếm thử mùi vị của các loại trà của Việt Nam. Họ nói: "Việt Nam, nhất là TPHCM rất thú vị, nhưng nếu ở lâu thì chúng tôi vẫn chưa thể quen được cảnh phố xá đông đúc toàn xe máy lưu thông. Hy vọng khi trở lại, chúng tôi sẽ cảm thấy những đổi thay mới ở thành phố của các bạn". Để đi hết 1 tour Châu Á, họ đã bỏ ra 15.000USD/người, đi theo dạng du lịch bụi.



Trong ba ngày qua, số khách Nhật tham gia khu ẩm thực và khu may đo áo dài khá đông. Ở gian hàng của nhà thiết kế Sĩ Hoàng, người thợ may áo dài cho biết, mỗi ngày có khoảng 50 khách đến đặt hàng. Còn gian hàng của Võ Việt Chung thì đa số khách đến xem là chính, chủ yếu họ mua đá thạch anh làm đồ trang trí trên trang phục của họ. Shop "Miss Ao dai" cũng khá nhiều khách đến tham quan. Nơi này tặng một chiếc áo dài cho du khách mua tour trọn gói của hãng lữ hành.



Theo bà Nguyễn Thị Lập Quốc, Giám đốc Sở Du lịch TPHCM, lượng khách người Việt quá đông vào buổi tối, nên các đoàn dẫn khách du lịch chỉ đến vào những lúc tạm vãn khách. Các gian trà đạo do nghệ nhân Nhật Bản thực hiện thu hút đông khách nhất. Còn ở các gian hàng thủ công mỹ nghệ, gốm sứ Minh Long được người Nhật ưa chuộng. Nhiều người đã tìm mua về làm quà cho bạn bè, người thân.



Khép lại ba ngày hội, du khách Nhật Bản mong muốn được giới thiệu, quảng bá nhiều hơn nữa về Việt Nam. Và như nữ nghệ sĩ Hitomi đã nói, sức hút của Việt Nam là ở nụ cười, dáng đi và hình ảnh của các thiếu nữ trẻ mang đầy sức sống dạo bước trên phố, là những đổi thay hàng ngày của đất nước, và cả ở nền văn hóa đặc sắc, đa dạng. Và để có được kết quả đó, sự đầu tư của phía Việt Nam cho lễ hội này là cần thiết và có hiệu quả.
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top