ーVì Bò đi chậm nên mới sáng sớm đã ra khỏi nhà. << Chỗ này nên đảo lại là "Vì đi chậm nên sáng sớm bò đã ra khỏi nhà". Nếu để thứ tự như nhýp thì sẽ cần một vế nữa kiểu như " Vì bò đi chậm nên đã khi đến mọi người đã về hết" chẳng hạn.
Còn chỗ này:
ところがネコは、ネズミに教えられた通り二日に神さまの所へ行きました。
すると神さまは、
「遅かったね。残念だけど、昨日決まったよ」
と、言うではありませんか。
くやしいのなんの。
Về văn phạm thì có thể tách ra và hiểu 2 cách như sau:
-Cách thứ nhất:
Xem phần trong ngoặc 「遅かったね。残念だけど、昨日決まったよ」 là trích dẫn trực tiếp lời nói của Ngọc Hoàng. Còn phần này 言うではありませんか。
くやしいのなんの。 thì có thể xem là lời của người dẫn chuyện. Như thế có thể dịch là:
Và chắc hẳn Ngọc Hoàng sẽ phán rằng " Con chậm rồi! Thật đáng tiếc nhưng đã quyết định xong từ hôm qua". Con còn buồn sao?!
-Cách thứ 2:
Có thể hiểu toàn bộ câu nói là của Ngọc Hoàng. Và sẽ dịch ra như sau
Ngọc Hoàng phán rằng:Chẳng phải ta đã bảo ngươi là mọi thứ sẽ quyết định vào ngày mùng 1 sao? Thật đáng tiếc nhưng người đã chậm chân. Ngươi còn tiếc nuối sao?
悔しい không phải là "đáng tiếc" mà là "tiếc nuối". Còn nếu ai tự nói ra 悔しい thì lại nên dịch là "buồn quá!" "tức quá! (tuỳ theo trường hợp cụ thể nhé).
Cả hai cách trên đây xem ra đều được. Nhưng nhìn toàn cảnh câu chuyện thì cách thứ hai thích hợp hơn.
-Lưu ý:
Khi dịch như thế này không nên bê nguyên những thứ của Việt Nam vào như nhýp đã làm là ở VN trâu thì Nhýp cũng cho trâu vào. Nên nhìn mọi thứ trong sự so sánh với văn hoá Việt Nam sẽ cảm thấy thú vị hơn. Không những sự khác xa là ở Nhật là bò thì ở VN lại là trâu, ở Nhật là thỏ thì ở VN là mèo.
Nếu ai là người Việt tinh ý thì sẽ hỏi lại ngay rằng là "mèo cũng làm chủ 1 năm rồi sao còn đuổi chuột?"( vì ở Việt Nam có năm con mèo cơ mà!).
Và suy nghĩ sâu hơn 1 chút thì người Nhật họ giải thích về chuyện mèo đuổi chuột thế này còn ở Việt Nam có chuyện cổ tích tương tự không nhỉ?