Phải lòng Việt Nam!

Phải lòng Việt Nam!

1. Cẩn thận từng bước, Murayama Yasufumi dẫn cô bé Thùy Dương đi khắp nơi trong Bảo tàng Chứng tích chiến tranh. Thỉnh thoảng ông lại nhờ người phiên dịch hỏi xem cô bé đã mệt chưa, có thể đi tiếp được không.

Ông muốn cô bé được thấy tận mắt những hình ảnh của chiến tranh, điều mà hôm nay cô bé đang là một trong những người phải gánh chịu hậu quả.

Thùy Dương lớn lên như những đứa trẻ bình thường khác cho đến một ngày, một phần khuôn mặt bên phải của cô bé đau buốt, da mặt cứ thế “chảy” xuống. Khuôn mặt biến dạng nặng vì khối u ngày một lớn và “lấp” luôn con mắt bên phải.

Bước đi chậm chạp và nặng nề, mọi sinh hoạt của một cô gái 18 tuổi giờ đây phải nhờ hết vào người cha. Bố Dương trước đây từng sống tại một khu rừng ở Tây Ninh khi trốn lính, nơi từng bị rải rất nhiều chất độc da cam.

Là một phóng viên ảnh tự do, M. Yasufumi đã đi qua khá nhiều vùng miền của VN. Trong một lần đến Sóc Trăng năm 2001, ông tình cờ gặp Dương trên đường, tìm đến nhà cô bé với lời hẹn sẽ trở lại trong thời gian sớm nhất.

2. Trở lại VN với tin vui: Bệnh viện ĐH Y Kyoto (Nhật) đồng ý phẫu thuật miễn phí cho Thùy Dương. Khỏi nói Murayama vui đến thế nào. Nhưng lại lo vì tình trạng của Dương phức tạp quá mà theo bác sĩ Nhật ít nhất phải cần đến 10 năm mới mong tìm lại phần nào khuôn mặt cũ của Dương.

Hội giúp đỡ bé Dương do ông thành lập với đủ thành phần, mong muốn giúp Dương có lại cuộc sống bình thường. Chuyến đi Nhật phẫu thuật của Dương theo lịch hẹn của bệnh viện vào tháng chín này với chi phí ước chừng 3 triệu yen (tương đương trên 400 triệu đồng VN).

3. Tôi ngờ ngợ nhớ hình ảnh người đàn ông Nhật đi khắp ngõ ngách TP thu thập chữ ký cho chiến dịch “Ký tên vì công lý” do báo Tuổi Trẻ tổ chức năm 2004. Đó chính là Murayama. Ngót nghét 20 lần đến VN, mỗi lần đến ở cả tháng đi khắp nơi săn ảnh, trong đó đặc biệt đi tìm và ghi lại hình ảnh về những nạn nhân chất độc da cam.

Ông không nhớ hết mình đã có bao nhiêu ảnh và đã gặp bao nhiêu phận đời như bé Dương; chỉ biết rằng mỗi thân phận lại khiến ông trăn trở và bằng mọi khả năng tìm cách giúp đỡ. Và lần này, việc giúp đỡ bé Dương đi Nhật chữa trị đang thành hiện thực.

Tại sao Murayama lại hết lòng làm vậy? Chỉ một nụ cười đáp lại câu hỏi. Với ông, VN đã trở thành một phần thân thiết mà mỗi năm không trở lại vài ba lần, Murayama lại cảm thấy thiêu thiếu! Với người VN, người ta gọi đó là “phải lòng”...

(Theo Tuổi Trẻ)
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top