Việt Nam - Nhật Bản, mối giao lưu từ trái tim đến trái tim

Việt Nam - Nhật Bản, mối giao lưu từ trái tim đến trái tim

Một chương trình giới thiệu về đất nước Nhật Bản sẽ được Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại TP.HCM, Công ty bảo hiểm nhân thọ (BHNT) Dai-ichi Việt Nam phối hợp cùng Báo Thanh Niên tổ chức. Một loạt bài viết trên Thanh Niên sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin hấp dẫn nhất về xứ sở hoa anh đào với những nét văn hóa, ẩm thực đặc sắc, phong tục tập quán, cuộc sống của người Nhật hiện đại, tình hình hoạt động của các nhà đầu tư Nhật, quan hệ văn hóa, thương mại giữa hai nước Việt Nam - Nhật Bản...


Ông Mizuki Ikuo - Tổng lãnh sự Nhật Bản giới thiệu về chương trình này:

Đầu năm nay, một công ty của Nhật là Công ty BHNT Dai-ichi Việt Nam đã đề xuất với chúng tôi một chương trình giới thiệu đất nước Nhật Bản với bạn đọc Việt Nam. Trên thực tế, Nhật Bản và Việt Nam đã có một mối quan hệ mật thiết trên nhiều lĩnh vực từ chính trị, kinh tế đến giáo dục, du lịch...

Nhìn về tương lai và để tăng cường mối quan hệ này, chúng tôi nghĩ không chỉ là những giao lưu mang tính vật chất mà phải tăng cường sự hiểu biết bằng trái tim với trái tim. Chúng tôi cùng thống nhất chọn Báo Thanh Niên, một tờ báo uy tín tại Việt Nam để giới thiệu chương trình này.

* Vậy những gì sẽ được giới thiệu trong chương trình này, thưa ông?

- Sẽ có rất nhiều điều thú vị, những nét văn hóa đặc sắc được giới thiệu. Có những tập quán sinh hoạt, những nét văn hóa của người Nhật Bản mà nhiều người cho rằng dường như đã quen thuộc, đã biết rồi nhưng thật sự chưa hiểu rõ hoặc hiểu chưa đúng. Chúng tôi sẽ giới thiệu rõ hơn để mọi người hiểu. Điều này sẽ giúp cho những ai đang làm việc trong các công ty Nhật hoặc những công ty nào có xuất khẩu hàng qua Nhật tránh những hiểu lầm đáng tiếc trong công việc... Tôi hy vọng những thông tin được chuyển tải qua chương trình này sẽ trở thành tài liệu hữu ích cho mọi người tham khảo.

Nhật Bản có 4 hòn đảo chính là Hokkaido, Honshu, Shikoku và Kyushu. Diện tích đất nước Nhật Bản 380.000km2. Ngọn núi nổi tiếng Phú Sỹ cao 3.776m, cao thứ 29 thế giới. Nhật Bản nằm trong khu vực khí hậu ôn đới và cận nhiệt đới nên thời tiết thay đổi khác nhau, tùy theo từng vùng và có 4 mùa rõ rệt.

Thật sự có những nét tương đồng giữa người Nhật và người Việt. Theo tôi có 3 nét cơ bản. Về lịch sử, tuy cả hai nước chúng ta đều sở hữu những đặc tính riêng của mình, nhưng đều có những ảnh hưởng từ Trung Quốc như Phật giáo, Khổng Tử, Nho giáo... Về địa lý, cả hai nước đều có bờ biển trải dài. Và, cuối cùng là văn hóa nông nghiệp lúa nước. Vì thế cả người Nhật lẫn người Việt đều là những người rất yêu thiên nhiên, môi trường, tôn trọng người lớn tuổi và truyền thống gia đình...

Có một nhà văn người Nhật từng viết rằng nếu làm quen được với hương vị của nước mắm thì rồi người Nhật cũng dễ cảm thấy quen thuộc với các món ăn Việt Nam. Thật sự bây giờ ở đất nước chúng tôi có một "làn sóng Việt Nam", rất nhiều nhà hàng Việt Nam đã được mở và ngày càng nhiều người mê món ăn Việt Nam, trong đó có nước mắm. Còn với tôi, khi đến vùng nào của Việt Nam tôi cũng có cảm giác như đang về thăm nhà một người thân của mình. Mọi thứ rất gần gũi.

* Thông điệp ông muốn gửi tới bạn đọc Thanh Niên qua chương trình này là gì?

- Thủ tướng hai nước đã quyết định nâng mối quan hệ hai bên lên một bước nữa là trở thành đối tác chiến lược. Nhật Bản là nước cung cấp vốn ODA lớn nhất cho Việt Nam. Nhưng chúng tôi muốn không chỉ tăng cường giao lưu các vấn đề kinh tế, thương mại. Sự giao lưu hiểu biết về văn hóa, con người sẽ giúp thúc đẩy kinh tế, thương mại.

Qua các chương trình mà phía Nhật Bản đang và sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam như dự án mở rộng nhà ga sân bay Tân Sơn Nhất, đại lộ Đông Tây, tuyến xe điện ngầm, hỗ trợ kỹ thuật kiểm dịch xuất khẩu trái thanh long, nâng cao đời sống của khu vực "Tam giác phát triển" vùng cao nguyên Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, thúc đẩy chương trình học tiếng Nhật, du học tại Nhật Bản... chúng tôi muốn các bạn hiểu rằng đầu tư trực tiếp còn có nghĩa là đầu tư về con người và kỹ thuật - đó là những yếu tố không thể thiếu trong quá trình góp sức giúp Việt Nam đạt mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top