Tết Nguyên Đán !

Tết Nguyên Đán !

Tết Nguyên đán (Tết Cả) là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống Việt Nam từ hàng ngàn đời nay, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới; giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây. Tết Nguyên đán Việt Nam từ buổi "khai thiên lập địa" đã tiềm tàng những giá trị nhân văn thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, vũ trụ qua bốn mùa xuân-hạ-thu-đông và quan niêm "ơn trời mưa nắng phải thì" chân chất của người nông dân cày cấy ở Việt Nam... Tết còn là dịp để mọi người Việt Nam tưởng nhớ, tri tâm tổ tiên, nguồn cội; giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lý (ăn quả nhờ kẻ trồng cây) và tình nghĩa xóm làng ...

Ông Táo hay thần bếp là người mục kích sự làm ăn của mọi nhà. Theo tập tục hàng năm ông Táo phải thu xếp lên trời vào ngày 23 tháng chạp để tâu bày mọi việc dưới trần thế với Ngọc Hoàng. Bởi thế nên, trong ngày này, mọi gia đình người Việt Nam đều làm mâm cơm đạm bạc tiễn đưa "ông Táo ". Ngày ông Táo về chầu trời được xem như ngày đầu tiên của Tết Nguyên đán. Sau khi tiễn đưa ông Táo người ta bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối, và cắm hoa ở những nơi trang trọng để chuẩn bị đón tết.

Cùng với tranh (tranh dân gian, câu đối), hoa quả là yếu tố tinh thần cao quý thanh khiết của người Việt Nam trong những ngày đầu xuân. Miền Bắc có hoa Ðào, miền Nam có hoa Mai, hoa Ðào, hoa Mai tượng trưng cho phước lộc đầu xuân của mọi gia đình người Việt Nam. Ngoài cành Ðào, cành Mai, mấy ngỳa tết người ta còn "chơi" thêm cây Quất chi chít trái vàng mọng, đặt ở phòng khách như biểu tượng cho sự sung mãn, may mắn, hạnh phúc...

Tết trên bàn thờ tổ tiên của mọi gia đình, ngoài các thứ bành trái đều không thể thiếu mâm ngũ quả. Mân ngũ quả ở miền Bắc thường gồm có nải chuối xanh, quả bưởi, quả cam (hoặc quít), hồng, quất. Còn ở miền Nam, mân ngũ quả là dừa xiêm, mãng cầu, đu đủ, xoài xanh, nhành sung hoặc một loại trái cây khác. Ngũ quả là lộc của trời, tượng trưng cho ý niệm khát khao của con người vì sự đầy đủ, sung túc. Ngày Tết, dân tộc ta có nhiều phong tục hay, đáng được gọi là thuần phong như khai bút, khai canh, hái lộc, chúc tết, du xuân, mừng thọ... Từ trẻ tới già ai ai cũng biết, sau đây là một vài phong tục đáng được duy trì phát triển.

Tống cự nghênh tân: Cuối năm quét dọn sạch sẽ nhà cửa, sân ngõ, vứt bỏ những thứ rác rưởi, cùng làng xóm dọn dẹp nhà thờ, lau giặt, cắt tóc, may sắm quần áo mới, trang trí bàn thờ, lau chùi bàn ghế ấm chén và mọi thứ thức ăn vật dụng.

Con cháu trong nhà từ phút giao thừa trở đi ddược nhắc nhở không được nghịch nghợm, cãi cọ nhau, không nói tục chửi bậy... anh chị, cha mẹ cũng không quở mắng, tra phạt con em, đối với ai cũng tay bắt mặt mừng, vui vẻ niềm nở, chúc nhau những điều tốt lành.

Hái lộc, xông nhà, chúc tết, mừng tuổi: Ai cũng hy vọng một năm mới tài lộc dồi dào, làm ăn thịnh vượng, mạnh khoẻ, thành đạt hơn năm cũ. Nhiều nhà tự đi hái lộc ở chốn đình chùa, nơi tôn nghiêm về nhà, tự xông nhà hay dặn trước người "nhẹ vía" mà mình thích đến xông nhà. Nhiều người không tin tục xông nhà nhưng cũng dè dặt, chưa dám đến nhà ai sớm, sợ trong năm mới gia đình người ta xảy ra chuyện gì không hay lại đổ tại mình "nặng vía". Chính vì vậy, sáng mùng Một lại ít khách.

Sau giao thừa có tục mừng tuổi chúc Tết. Trước hết con cháu mừng tuổi ông bà cha mẹ. Ông bà cũng chuẩn bị ít tiền để mừng tuổi con cháu trong nhà và con cháu hàng xóm láng giềng, bạn bè thân thích. Lời chúc tết thường là sức khoẻ, phát tài phát lộc, những người năm cũ gặp rủi ro thì động viên nhau "tai qua nạn khỏi"hay "của đi thay người"nghĩa là trong cái hoạ cũng tìm thấy cái phúc, hướng về sự tốt lành. Nhưng nhìn chung trong những ngày đầu năm, người ta thường kiêng không nói tới điều rủi ro hoặc xấu xa.

Phong tục ta ngày Tết việc biếu quà Tết, tỏ ân nghĩa tình cảm, học trò tết thầy giáo, bệnh nhân tết thầy thuốc, con rể tết bố mẹ vợ... quà biếu, quà tết không đánh giá theo giá thị trường. Nhưng cũng đừng nên gò bó câu nệ sẽ hạn chế tình cảm: không có quà ngại không đến...

Ở Nước ta, vào dịp đầu xuân thường tổ chức mừng thọ lục tuần, thất tuần, bát tuần, cửu tuần... tính theo tuổi mụ. Ngày Tết ngày Xuân cũng là dịp mọi người đang rãnh rỗi, con cháu tụ tập đông vui.

Cũng vào dịp đầu Xuân, người có chức tước khai ấn, học trò, sĩ phu khai bút, nhà nông khai canh, người buôn bán mở hàng lấy ngày. Sĩ, Nông, Công, Thương "Tứ dân bách nghệ" của dân tộc ta vốn cần cù, ai cũng muốn năm mới vận hội hành thông, làm ăn suôn sẻ. Sau ngày mùng Một, dù có mải vui tết cũng chọn ngày "Khai nghề", "Làm lấy ngày". Nếu như mùng Một tốt thì chiều mùng Một bắt đầu. Riêng khai bút thì giao thừa xong, chọn giờ Hoàng đạo không kể mùng Một là ngày tốt hay xấu. Ngườu thợ thủ công nếu chưa ai thuê nướn đầu năm thì cũng tự làm cho gia đình một sản phẩm, một dụng cụ gì đó. Người buôn bán, vì ai cũng chọn ngày tốt nên phiên chợ đầu xuân vẫn đông, mặc dầu người bán chỉ bán lấy lệ, người đi chợ phần lớn là đi chơi xuân.

Cờ bạc: Ngày xưa các gia đình có nề nếp quanh năm cấm đoán con cháu không được cờ bạc rượi chè nhưng trong dịp tết, nhất là tối 28, 29; gia đình quây quần bên nồi bánh chưng thì người bố cho phép vui chơi. Tam cúc, cờ gánh, cờ nhảy, cờ tướng, kiệu, chắn, tổ tôm... ai thích trò nào chơi trò ấy. Ðến lễ khai hạ, tiễn đưa gia tiên, coi như hết Tết thì xé bộ tam cúc, thu bàn cờ tướng, cất bộ tổ tôm hoặc đốt luôn hoá vàng.

Vì sao có tục kiêng hót rác đổ đi trong ba ngày Tết: Trong "Sưu thần ký" có chuyện người lái buôn tên là Âu Minh đi qua hồ Thanh Thảo được thuỷ thần cho một con hầu tên là Như Nguyên, đem về nhà được vài năm thì giàu to. Một hôm, nhân ngày mùng Một Tết, Âu Minh đánh nó, nó chui vào đống rác mà biến mất, từ đó nhà Âu Minh lại nghèo đi. Kể từ đó kiêng không hót rác ngày Tết.

(CINET tổng hợp)
http://www.cinet.gov.vn/detail.aspx?source=1&catid=30&newsid=4090
 
Bình luận (1)

quyenjp

Member
(Ở Nhật Bản) NGƯỜI VIỆT ĂN HAI CÁI TẾT MÀ VẪN BUỒN!

...Tết Tây thì khỏi nói, ai cũng biết là vào ngày 1/1, còn Tết Ta thì dân Mít mình năm nào cũng phải hỏi nhau xem năm nay vào ngày nào và tên con giáp là gì. Thường phải đợi đến gần cuối năm, khi nhận được Lịch Tử Vi hay lịch của các cơ sở thương mại gởi tặng mới biết rõ ngàỵ Năm 2000, Tết Ta mình là năm Canh Thìn (tương ứng với con rồng), nhằm ngày Thứ Bảy.

Về các con giáp, rất nhiều người thường nghĩ năm Bính Tuất 2006, thì "tuất" là con “chó”, Đinh Hợi 2007 thì “hợi” là con “heo”, thực ra "tuất" và “hợi” là chi và giờ thứ 11, 12 trong: tý, sửu, dần, mão, thìn, tỵ, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi, “khuyển” và “cẩu” mới là “chó”, “trư” mới là “heo” như “trư bát giới”. Trong vòng tròn 12 cung, 12 chi này cùng cung giác với 12 con giáp chứ không phải là 12 con giáp. Thường người ta vẽ hình con giáp mà không viết chữ nên không những người Việt mà Nhật hay Hoa cũng thường nhầm chữ Hán hay Hán-Việt bên chi cùng nghĩa với hình vẽ bên con giáp như vậy. Cũng vậy, so với bảng 12 con giáp thì "thìn" tương đương với con rồng chứ long mới thực là "con rồng", "tý" tương đương với "con chuột" chứ thử mới thực là "con chuột" hay "dần" tương đương với "con cọp", chứ "hổ" mới thực là "cọp…". 12 chi đi đôi với 10 can: giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỷ, canh, tân, nhâm, quý tạo thành một chu kỳ 60 năm, thường gọi là một "hội". Theo lối tính giờ của Trung Hoa và Việt Nam xưa thì một ngày có 12 giờ, giờ "dần" tương đương với thời gian 3 đến 5 giờ sáng. Chúng ta thường nghe câu: "Nửa đêm giờ tý canh ba.". Giờ tý là 11 giờ đêm tới 1 giờ sáng, giờ sửu là 1 đến 3 giờ sáng. Còn ngọ là 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều, nên chính ngọ là đúng 12 giờ trưa.

Đón Xuân nơi đất khách quê người tại một nước vùng ôn đới tiếp giáp hàn đới như Nhật Bản thì không được hưởng một tí khí thời ấm áp nào như ở quê nhà. Ở đây, đầu tháng 1 (Tết Tây), nhiệt độ khoảng 3 đến 10 độ C, và qua đầu tháng 2 (Tết Ta), là giữa đông, nhiệt độ khoảng trên dưới 0 độ C, tuyết rơi trên dưới 10 phân như ở Tokyo, hay cả thước như ở Niigata (Tân Tích), Hokkaido (Bắc Hải Đạo). Nên dù là gặp ngày không có gió hay tuyết thì ai cũng co ro trong những lớp áo dàỵ Mùa xuân nơi đây chỉ thực sự có khí hậu ấm áp từ khoảng tháng 3 hay 4. Khi đó cây Anh Đào (Sakura), thứ cây hoa tiêu biểu cho nước Nhật được trồng khắp mọi nơi, nhất là ở các công viên, bắt đầu đâm nụ nở hoa sau mùa thu rụng hết lá và trơ trọi như vậy qua suốt mùa đông. Nhật Bản có tặng một số cây Anh Đào cho Việt Nam trồng tại Đà Lạt và tặng cho Hoa Kỳ trồng ngay ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn và nay được trồng ở nhiều nơi trên đất Hoa Kỳ...

Nhưng ở Việt Nam, vì cây Anh Đào chỉ trồng được ở vùng lạnh như miền Bắc và ở Đà Lạt do Nhật Bản tặng nên vẫn còn hơi xa lạ với người Việt. Cây này có thể ví như cây Mai Vàng của Việt Nam vì có rất nhiều đặc điểm tương tự: cả hai cùng trơ trụi (hoa Mai thì do người tước lá) cho đến mùa Xuân mới đâm nụ nở hoa và đồng thời lấy lộc. Anh Đào có khoảng mười loại, hoa thường màu hồng nhạt hay trắng, nở rộ cả cây rất đẹp, và chỉ tồn tại độ vài ngàỵ Nếu gặp hôm mưa gió thì chỉ được một buổi là rụng cả. Hoa không có mùi thơm, thường có năm cánh đơn và lớn tương tự nhaụ Cả hai cùng nở rộ cả cây (nếu một bông hoa thì chắc cũng chỉ như hoa Mười Giờ, không có gì đặc biệt). Nhưng hương thơm thì cả hai đều rất kém, ít được nói tớị Cả hai lại cùng là loại hoa biểu tượng cho quốc giạ Ở Nhật có những cây Anh Đào sống lâu hàng trăm năm, lên hàng cổ thụ và cao khoảng mười mét. Nhật Bản chỉ có Mai Đỏ, Mai Vàng ôn đới chứ không có Mai Vàng nhiệt đới như Việt Nam nên rất quý loại nàỵ.

Năm 2005, có khoảng 11.000 người Việt định cư, 7.000 đến 8.000 người Việt qua lao động và khoảng 1.500 du học sinh ở Nhật Bản. Mức gia tăng chậm, chỉ độ vài trăm người một năm, nên các sinh hoạt không thay đổi đáng kể. Các hội đoàn người Việt tại Nhật thường tổ chức Hội Xuân (Tết Tây) đồng thời tại Fujisawa cho vùng Kanto (Đông Kinh và phụ cận) và Himeji hay Osaka cho vùng Kansai (Osaka và phụ cận). Riêng vùng Kanto còn tổ chức cả Hội Xuân Tết Tạ Hội Xuân Kanto Tết Tây được kể là dịp tụ họp đông đảo nhất của người Việt tại Nhật. Số người tham dự thường từ 300 đến 500 người và với độ trên 10 gian hàng đủ loại, có múa lân, đốt pháo, lì xì các em nhỏ, có văn nghệ (có năm mời cả ca sĩ từ nước khác tới giúp vui, ngoài những ca sĩ "cây nhà lá vườn". Thường là hát "Karaoke" (hát theo đĩa nhạc không lời).

Vùng Kansai (Quan Tây), ở phía nam số người ít hơn nên Hội Xuân tổ chức đơn sơ, có khoảng 200 đến 300 người dự. Nhưng năm 1998 lần đầu tiên tổ chức ở Osaka phối hợp với các đoàn thể Nhật và ngoại quốc đã quy tụ tới gần 1.000 ngườị Các nơi khác như tỉnh Shizuoka, Gunma, Saitama... cũng có năm tổ chức, còn thường thì chỉ họp mặt mươi người trong những căn nhà "chuồng thỏ" chật hẹp.

Vì Nhật Bản nay chỉ dùng ngày Tây, họ nghỉ Tết Dương Lịch nên mình cũng nghỉ và tổ chức Tết Tây cho tiện. Tới Tết Ta thì họ đi làm, mình cũng phải đi làm nên chỉ tổ chức đơn sợ Tuy được ăn tới hai cái Tết, nhưng nói chung là bổn cũ soạn lại từ hơn hai mươi năm qua, không được phong phú, nhộn nhịp, vui tươi như các cộng đồng đông đảo người Việt ở các nước khác.
...
(trích http://www.tinvietonline.com/0/0/2007/2/086335/)
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Văn hóa xã hội 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top