Trong 100 người giàu nhất Việt Nam, tương quan giữa nam và nữ khá cân bằng: 42 nữ, 58 nam. Tuy nhiên, số tài sản chứng khoán mà các nữ "tỷ phú" đang sở hữu chưa bằng một nửa so với nam giới, chỉ đạt gần 9,8 nghìn tỷ đồng.
Theo các tài liệu công bố chính thức, trên sàn chứng khoán Việt Nam, chưa có đại gia nào đạt tầm tỷ phú đôla, song số triệu phú cũng đã ngót nghét 170. Riêng 100 nhân vật giàu nhất, mỗi người đều có tài sản chứng khoán vượt 2 triệu USD, trong đó 2 người đạt tiêu chuẩn hội viên "câu lạc bộ" 100 triệu USD.
Tính đến ngày 29/12/2006, toàn thị trường chứng khoán chính thức Việt Nam có 193 cổ phiếu niêm yết, với quy mô vốn hoá lên tới 220 nghìn tỷ đồng, tương đương 13,8 tỷ USD.
Trong cáo bạch của gần 150 công ty, có tên khoảng 650 cá nhân sở hữu cổ phiếu, bao gồm các cổ đông sáng lập, những người nằm trong hội đồng quản trị, ban kiểm soát, ban tổng giám đốc, và bà con ruột thịt. Tổng giá trị tài sản của họ, tính theo giá cổ phiếu cuối ngày 29/12/2006, đạt trên 37,2 nghìn tỷ đồng, tương đương hơn 4% GDP của Việt Nam.
Danh sách 100 người giàu nhất Việt Nam trên thị trường chứng khoán được tính toán trong số hơn 650 cá nhân kể trên. Họ sở hữu gần 34 nghìn tỷ đồng cổ phiếu đang niêm yết, chủ yếu thuộc các lĩnh vực bất động sản, tài chính ngân hàng, năng lượng, kho vận, công nghệ, viễn thông... 5 người đứng đầu danh sách đều có số tài sản chứng khoán trên 1 nghìn tỷ đồng.
Trong 100 người giàu nhất, tương quan giữa nam và nữ khá cân bằng: 42 nữ, 58 nam. Tuy nhiên, số tài sản chứng khoán mà các nữ "tỷ phú" đang sở hữu chưa bằng một nửa so với nam giới, chỉ đạt gần 9,8 nghìn tỷ đồng.
Công ty cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT lên sàn ngày 13/12/2006. Chỉ trong vòng nửa tháng, giá cổ phiếu FPT đã tăng 46 lần so với mệnh giá, giúp nâng giá trị của công ty trên thị trường lên gần 28 nghìn tỷ đồng, tương đương 1,75 tỷ đôla. Tài sản của đội ngũ lãnh đạo trong FPT, cũng nhờ vậy, mà tăng nhanh chóng. Tổng cộng có 17 người FPT nằm trong danh sách Top 100 người giàu trên sàn chứng khoán Việt Nam, với tổng tài sản hơn 12 nghìn tỷ đồng.
Trong tổng số gần 650 người sở hữu cổ phiếu có tên trong các cáo bạch:
* 27 người sở hữu cổ phiếu FPT, với tổng tài sản hơn 12,2 nghìn tỷ đồng
* 49 người giữ cổ phiếu ACB, đạt 4,7 nghìn tỷ đồng
* 8 người nắm cổ phiếu MPC, đạt 3,9 nghìn tỷ đồng
*35 người giữ cổ phiếu STB, đạt 3,2 nghìn tỷ đồng
*16 người giữ cổ phiếu ITA, đạt 2,6 nghìn tỷ đồng
*13 người giữ cổ phiếu SSI, đạt 1,94 nghìn tỷ đồng
*9 người nắm cổ phiếu KDC và NKD đạt gần 1,9 nghìn tỷ đồng
Đứng đầu FPT, và cũng là người đứng đầu danh sách 100 người giàu nhất Việt Nam trên thị trường chứng khoán, ông Trương Gia Bình, Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng Quản trị, hiện có tới 5,12 triệu cổ phần. Tính theo giá khớp lệnh ngày 29/12/2006 (460.000 đồng), ông Bình đang nắm trong tay tài sản chứng khoán gần 2,4 nghìn tỷ đồng, tương đương 150 triệu USD.
Hai cấp phó của ông Bình nối tiếp đứng vị trí thứ nhì và thứ ba trong bảng xếp hạng. Người giàu thứ hai trong FPT là Phó chủ tịch HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc Lê Quang Tiến cũng được xếp vào câu lạc bộ 100 triệu USD, khi sở hữu tới 3,71 triệu cổ phiếu, trị giá 1,7 nghìn tỷ đồng. Tiếp đó là Phó chủ tịch HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc Bùi Quang Ngọc, với số tài sản chứng khoán gần 1,2 nghìn tỷ đồng. Các thành viên Hội đồng Quản trị đều sở hữu trên 500 tỷ đồng cổ phiếu FPT.
Đứng thứ 4 và thứ 5 trong danh sách 100 người giàu nhất Việt Nam trên sàn chứng khoán là hai đại diện của ngành chế biến thuỷ sản. Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Thuỷ sản Minh Phú Lê Văn Quang năm nay mới 49 tuổi, nhưng đang nắm giữ hơn 14,5 triệu cổ phiếu MPC, đạt giá trị gần 1,145 nghìn tỷ đồng, tương đương 71,6 triệu USD. Đáng chú ý, kiều nữ của ông Quang, cô Lê Thị Dịu Minh, sinh năm 1986, hiện nắm giữ tới 6 triệu cổ phiếu MPC, tương đương 474 tỷ đồng. Dịu Minh cũng là thành viên HĐQT của Minh Phú.
Cấp phó của ông Quang, bà Chu Thị Bình, cùng nắm giữ số cổ phiếu tương đương với "sếp" và là người phụ nữ giàu nhất trên sàn chứng khoán hiện nay.
Nhân vật nữ giàu thứ hai trong danh sách là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần cơ điện lạnh (REE) Nguyễn Thị Mai Thanh. Bà Thanh đang có trong tay gần 8 triệu cổ phiếu REE, tương đương 106 tỷ đồng. Ngoài ra, bà còn sở hữu 10,9 triệu cổ phần của Ngân hàng Sài gòn Thương tín, đạt giá trị 781,34 tỷ đồng. Tính chung số tài sản của bà Thanh ở hai doanh nghiệp đang niêm yết trên sàn lên đến hơn 887 tỷ đồng.
Chồng bà Thanh, ông Nguyễn Ngọc Hải, dù không trực tiếp tham gia điều hành hai doanh nghiệp này, song cũng sở hữu khoảng 1,22 triệu cổ phiếu REE và 3,17 triệu cổ phiếu STB, với tổng giá trị gần 392 tỷ đồng. Ông Hải là người giàu thứ 34 trong danh sách 100 tỷ phú chứng khoán giàu nhất Việt Nam.
Khá nhiều trường hợp những người ruột thịt trong một gia đình cùng nắm các vị trí trọng yếu của công ty. Anh em ông Trần Kim Thành và Trần Lệ Nguyên của Công ty cổ phần Kinh Đô là một ví dụ. Ông Trần Kim Thành là Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Kinh Đô, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Thực phẩm Kinh Đô Sài Gòn... Còn ông Trần Lệ Nguyên giữ vai trò Phó chủ tịch thường trực HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Kinh Đô.
Công ty mẹ Kinh Đô và công ty con Kinh Đô miền Bắc đều đang niêm yết trên sàn TP HCM. Tính chung, ông Thành đang sở hữu tới gần 2,4 triệu cổ phiếu NKD cùng 3,7 triệu cổ phiếu KDC, với tổng giá trị hơn 836 tỷ đồng, lớn thứ 10 trong danh sách.
Cáo bạch của Kinh Đô miền Bắc không nêu rõ số cổ phần NKD mà ông Trần Lệ Nguyên đang nắm giữ. Nhưng nếu tính riêng số cổ phần KDC, ông Nguyên cũng có trong tay 525,4 tỷ đồng, giàu thứ 24 trong danh sách.
Cặp ruột thịt thứ hai là chị em bà Đặng Thị Hoàng Yến và ông Đặng Thành Tâm ở Công ty cổ phần Khu công nghiệp Tân Tạo. Bà Yến là Chủ tịch HĐQT, còn em trai Đặng Thành Tâm giữ chức Tổng giám đốc. Mỗi người đều nắm giữ 4,2 triệu cổ phần ITA, đạt giá trị 371,7 tỷ đồng, đứng thứ 35 và 36 trong danh sách.
Tuy nhiên, tài sản của hai chị em còn thua xa những người bà con ruột thịt của họ. Con gái của bà Đặng Thị Hoàng Yến, cô Nguyễn Phương Anh, đang sở hữu 8,4 triệu cổ phần ITA. Nhờ vậy, cô trở thành tỷ phú giàu thứ 12 trong danh sách, trên mẹ và cậu ruột 23 hạng. Phu nhân ông Đặng Thành Tâm, bà Nguyễn Thị Kim Thanh, đứng tên sở hữu hơn 5,2 triệu cổ phiếu ITA, đạt giá trị hơn 460 tỷ đồng, đứng thứ 30 trong danh sách. Thân mẫu của hai doanh nhân Đặng Thành Tâm và Đặng Thị Hoàng Yến, bà Hoàng Thị Kim Tuyến, sở hữu tới 4,71 triệu cổ phiếu.
Duy nhất một người quốc tịch nước ngoài có mặt trong danh sách, đó là ông Pang Tee Chiang - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thực phẩm Quốc tế Interfood. Với hơn 5,5 triệu cổ phiếu IFS, ông Chiang đang có trong tay gần 239 tỷ đồng, đứng thứ 43 trong danh sách Top 100 tỷ phú chứng khoán Việt Nam.
Thứ hạng Tên Doanh nghiệp niêm yết Mã CK Tổng trị giá cổ phiếu nắm giữ
(tỷ đồng)
(Tính theo giá cuối ngày 29/12/2006)
http://www.nhatban.net/modules/news/article.php?storyid=524
Theo các tài liệu công bố chính thức, trên sàn chứng khoán Việt Nam, chưa có đại gia nào đạt tầm tỷ phú đôla, song số triệu phú cũng đã ngót nghét 170. Riêng 100 nhân vật giàu nhất, mỗi người đều có tài sản chứng khoán vượt 2 triệu USD, trong đó 2 người đạt tiêu chuẩn hội viên "câu lạc bộ" 100 triệu USD.
Tính đến ngày 29/12/2006, toàn thị trường chứng khoán chính thức Việt Nam có 193 cổ phiếu niêm yết, với quy mô vốn hoá lên tới 220 nghìn tỷ đồng, tương đương 13,8 tỷ USD.
Trong cáo bạch của gần 150 công ty, có tên khoảng 650 cá nhân sở hữu cổ phiếu, bao gồm các cổ đông sáng lập, những người nằm trong hội đồng quản trị, ban kiểm soát, ban tổng giám đốc, và bà con ruột thịt. Tổng giá trị tài sản của họ, tính theo giá cổ phiếu cuối ngày 29/12/2006, đạt trên 37,2 nghìn tỷ đồng, tương đương hơn 4% GDP của Việt Nam.
Danh sách 100 người giàu nhất Việt Nam trên thị trường chứng khoán được tính toán trong số hơn 650 cá nhân kể trên. Họ sở hữu gần 34 nghìn tỷ đồng cổ phiếu đang niêm yết, chủ yếu thuộc các lĩnh vực bất động sản, tài chính ngân hàng, năng lượng, kho vận, công nghệ, viễn thông... 5 người đứng đầu danh sách đều có số tài sản chứng khoán trên 1 nghìn tỷ đồng.
Trong 100 người giàu nhất, tương quan giữa nam và nữ khá cân bằng: 42 nữ, 58 nam. Tuy nhiên, số tài sản chứng khoán mà các nữ "tỷ phú" đang sở hữu chưa bằng một nửa so với nam giới, chỉ đạt gần 9,8 nghìn tỷ đồng.
Công ty cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT lên sàn ngày 13/12/2006. Chỉ trong vòng nửa tháng, giá cổ phiếu FPT đã tăng 46 lần so với mệnh giá, giúp nâng giá trị của công ty trên thị trường lên gần 28 nghìn tỷ đồng, tương đương 1,75 tỷ đôla. Tài sản của đội ngũ lãnh đạo trong FPT, cũng nhờ vậy, mà tăng nhanh chóng. Tổng cộng có 17 người FPT nằm trong danh sách Top 100 người giàu trên sàn chứng khoán Việt Nam, với tổng tài sản hơn 12 nghìn tỷ đồng.
Trong tổng số gần 650 người sở hữu cổ phiếu có tên trong các cáo bạch:
* 27 người sở hữu cổ phiếu FPT, với tổng tài sản hơn 12,2 nghìn tỷ đồng
* 49 người giữ cổ phiếu ACB, đạt 4,7 nghìn tỷ đồng
* 8 người nắm cổ phiếu MPC, đạt 3,9 nghìn tỷ đồng
*35 người giữ cổ phiếu STB, đạt 3,2 nghìn tỷ đồng
*16 người giữ cổ phiếu ITA, đạt 2,6 nghìn tỷ đồng
*13 người giữ cổ phiếu SSI, đạt 1,94 nghìn tỷ đồng
*9 người nắm cổ phiếu KDC và NKD đạt gần 1,9 nghìn tỷ đồng
Đứng đầu FPT, và cũng là người đứng đầu danh sách 100 người giàu nhất Việt Nam trên thị trường chứng khoán, ông Trương Gia Bình, Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng Quản trị, hiện có tới 5,12 triệu cổ phần. Tính theo giá khớp lệnh ngày 29/12/2006 (460.000 đồng), ông Bình đang nắm trong tay tài sản chứng khoán gần 2,4 nghìn tỷ đồng, tương đương 150 triệu USD.
Hai cấp phó của ông Bình nối tiếp đứng vị trí thứ nhì và thứ ba trong bảng xếp hạng. Người giàu thứ hai trong FPT là Phó chủ tịch HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc Lê Quang Tiến cũng được xếp vào câu lạc bộ 100 triệu USD, khi sở hữu tới 3,71 triệu cổ phiếu, trị giá 1,7 nghìn tỷ đồng. Tiếp đó là Phó chủ tịch HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc Bùi Quang Ngọc, với số tài sản chứng khoán gần 1,2 nghìn tỷ đồng. Các thành viên Hội đồng Quản trị đều sở hữu trên 500 tỷ đồng cổ phiếu FPT.
Đứng thứ 4 và thứ 5 trong danh sách 100 người giàu nhất Việt Nam trên sàn chứng khoán là hai đại diện của ngành chế biến thuỷ sản. Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Thuỷ sản Minh Phú Lê Văn Quang năm nay mới 49 tuổi, nhưng đang nắm giữ hơn 14,5 triệu cổ phiếu MPC, đạt giá trị gần 1,145 nghìn tỷ đồng, tương đương 71,6 triệu USD. Đáng chú ý, kiều nữ của ông Quang, cô Lê Thị Dịu Minh, sinh năm 1986, hiện nắm giữ tới 6 triệu cổ phiếu MPC, tương đương 474 tỷ đồng. Dịu Minh cũng là thành viên HĐQT của Minh Phú.
Cấp phó của ông Quang, bà Chu Thị Bình, cùng nắm giữ số cổ phiếu tương đương với "sếp" và là người phụ nữ giàu nhất trên sàn chứng khoán hiện nay.
Nhân vật nữ giàu thứ hai trong danh sách là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần cơ điện lạnh (REE) Nguyễn Thị Mai Thanh. Bà Thanh đang có trong tay gần 8 triệu cổ phiếu REE, tương đương 106 tỷ đồng. Ngoài ra, bà còn sở hữu 10,9 triệu cổ phần của Ngân hàng Sài gòn Thương tín, đạt giá trị 781,34 tỷ đồng. Tính chung số tài sản của bà Thanh ở hai doanh nghiệp đang niêm yết trên sàn lên đến hơn 887 tỷ đồng.
Chồng bà Thanh, ông Nguyễn Ngọc Hải, dù không trực tiếp tham gia điều hành hai doanh nghiệp này, song cũng sở hữu khoảng 1,22 triệu cổ phiếu REE và 3,17 triệu cổ phiếu STB, với tổng giá trị gần 392 tỷ đồng. Ông Hải là người giàu thứ 34 trong danh sách 100 tỷ phú chứng khoán giàu nhất Việt Nam.
Khá nhiều trường hợp những người ruột thịt trong một gia đình cùng nắm các vị trí trọng yếu của công ty. Anh em ông Trần Kim Thành và Trần Lệ Nguyên của Công ty cổ phần Kinh Đô là một ví dụ. Ông Trần Kim Thành là Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Kinh Đô, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Thực phẩm Kinh Đô Sài Gòn... Còn ông Trần Lệ Nguyên giữ vai trò Phó chủ tịch thường trực HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Kinh Đô.
Công ty mẹ Kinh Đô và công ty con Kinh Đô miền Bắc đều đang niêm yết trên sàn TP HCM. Tính chung, ông Thành đang sở hữu tới gần 2,4 triệu cổ phiếu NKD cùng 3,7 triệu cổ phiếu KDC, với tổng giá trị hơn 836 tỷ đồng, lớn thứ 10 trong danh sách.
Cáo bạch của Kinh Đô miền Bắc không nêu rõ số cổ phần NKD mà ông Trần Lệ Nguyên đang nắm giữ. Nhưng nếu tính riêng số cổ phần KDC, ông Nguyên cũng có trong tay 525,4 tỷ đồng, giàu thứ 24 trong danh sách.
Cặp ruột thịt thứ hai là chị em bà Đặng Thị Hoàng Yến và ông Đặng Thành Tâm ở Công ty cổ phần Khu công nghiệp Tân Tạo. Bà Yến là Chủ tịch HĐQT, còn em trai Đặng Thành Tâm giữ chức Tổng giám đốc. Mỗi người đều nắm giữ 4,2 triệu cổ phần ITA, đạt giá trị 371,7 tỷ đồng, đứng thứ 35 và 36 trong danh sách.
Tuy nhiên, tài sản của hai chị em còn thua xa những người bà con ruột thịt của họ. Con gái của bà Đặng Thị Hoàng Yến, cô Nguyễn Phương Anh, đang sở hữu 8,4 triệu cổ phần ITA. Nhờ vậy, cô trở thành tỷ phú giàu thứ 12 trong danh sách, trên mẹ và cậu ruột 23 hạng. Phu nhân ông Đặng Thành Tâm, bà Nguyễn Thị Kim Thanh, đứng tên sở hữu hơn 5,2 triệu cổ phiếu ITA, đạt giá trị hơn 460 tỷ đồng, đứng thứ 30 trong danh sách. Thân mẫu của hai doanh nhân Đặng Thành Tâm và Đặng Thị Hoàng Yến, bà Hoàng Thị Kim Tuyến, sở hữu tới 4,71 triệu cổ phiếu.
Duy nhất một người quốc tịch nước ngoài có mặt trong danh sách, đó là ông Pang Tee Chiang - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thực phẩm Quốc tế Interfood. Với hơn 5,5 triệu cổ phiếu IFS, ông Chiang đang có trong tay gần 239 tỷ đồng, đứng thứ 43 trong danh sách Top 100 tỷ phú chứng khoán Việt Nam.
Thứ hạng Tên Doanh nghiệp niêm yết Mã CK Tổng trị giá cổ phiếu nắm giữ
(tỷ đồng)
(Tính theo giá cuối ngày 29/12/2006)
http://www.nhatban.net/modules/news/article.php?storyid=524
Có thể bạn sẽ thích