Trào lưu "cưới ở trời Tây” trong giới trẻ Nhật

hanahoasua

Lộc lá lá giề ở đây<?
187wedding2.webp
Noriaki Ogata và vợ anh, Yuko tại Paris.

(Dân trí) - Thay vì tổ chức một bữa tiệc đình đám cùng gia đình, bạn bè với chi phí trung bình khoảng 30.000 USD, nhiều đôi uyên ương Nhật Bản đã chọn giải pháp đi du lịch nước ngoài kết hợp tổ chức đám cưới trọn gói chỉ với giá 10.000 USD.

Lần đầu tiên Hirosha Watanabe và Naoko Shibuya bước vào một nhà thờ cũng là giây phút trọng đại trong cuộc đời họ. Cặp uyên ương, trong bộ vest màu xám và chiếc váy cưới lộng lẫy, cùng sánh bước tiến vào lối đi trung tâm của nhà thờ trong bản hành khúc hôn lễ.

Tham gia buổi lễ tại nhà thờ American Church ở Paris cùng Hirosha Watanabe và Naoko Shibuya có một cha sứ, một phiên dịch viên, một người quay video và một nhiếp ảnh gia - những nhân vật quan trọng trong tour du lịch đám cưới của người Nhật theo phong cách phương Tây.

Hầu hết các cô dâu và chú rể Nhật Bản đều quen với các đền chùa đạo Phật hơn là các thánh đường nhà thờ. Và nhiều cặp vợ chồng mới cưới thậm chí không hiểu cụm từ: “Giờ đây ta tuyên bố hai con là vợ chồng”. Tuy vậy, họ đang đổ xô tới Paris và các điểm đến lãng mạn khác ở châu Âu để tổ chức đám cưới.
187wedding1.webp
Noriaki Ogata (trái) và vợ anh, Yuko trong ngày cưới tại Pháp ngày 25/7.


Nhiều bạn trẻ Nhật Bản đã chọn các chuyến du lịch kết hợp với tổ chức đám cưới trong mùa cao điểm như mùa thu và mùa hè. Số lượng này đông tới nỗi khiến nhà thờ American Church phải mời các cha sứ đã về hưu để tổ chức đám cưới cho họ. Một nhà thờ ở ngoại ô Paris đạt kỷ lục khi tổ chức đám cưới cho khoảng 300 cặp uyên ương tới từ Nhật Bản.

Quần đảo Hawaii là địa điểm yêu thích của hầu hết các cặp đôi uyên ương Nhật Bản trong khi châu Âu và Mỹ đại lục chia nhau một phần nhỏ thị trường du lịch kết hợp tổ chức đám cưới. Theo cáo cáo của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, trong 2 năm qua, số lượng đám cưới tổ chức tại châu Âu tăng 2% trong tổng số hôn lễ tổ chức ở nước ngoài - tổng cộng khoảng 20.000 đám cưới trong năm ngoái.

Akihiro Hayashi, nhà phân tích của công ty quản lý đầu tư Ichiyoshi tại Tokyo, nói: “Họ ra nước ngoài thay vì mời bạn bè và người thân tới hôn lễ nếu tổ chức trong nước. Họ phải lên kế hoạch cho một bữa tiệc cùng với gia đình, chi phí trung bình khoảng 30.000 USD trong khi họ chỉ phải trả 10.000 USD cho một đám cưới trọn gói và du lịch ở nước ngoài”.

Tại nhà thờ American Church ở Paris, các cha sứ về hưu sẽ tổ chức đám cưới cho khoảng 200 cặp uyên ương vào năm nay, một con số ổn định từ năm 2001. Mặc dù các quan chức không tiết lộ chi phí mà họ nhận được nhưng các khoản đóng góp dành cho đám cưới chiếm khoảng 15% trong ngân sách hoạt động của nhà thờ. Các cặp uyên ương Nhật Bản chiếm 80% các buổi tổ chức hôn lễ của American Church.

Kenneth Stenman, một cha sứ về hưu từ Colorado (Mỹ), đã tới Paris vào đầu mùa hè này. Vào một buổi sáng của tháng 6, ông gặp các cặp tình nhân Nhật Bản để chuẩn bị tổ chức hôn lễ cho họ. Chính Kenneth Stenman cũng là người tổ chức đám cưới cho Hirosha Watanabe và Naoko Shibuya.

“Con có yêu cô ấy không?”, Stenman đưa mắt về Watanabe và hỏi. - “Có ạ!”

“Con có yêu anh ấy không?”, Stenman hướng sang Shibuya. - “Ồ, có ạ!”.

Hirosha Watanabe và Naoko Shibuya là một ví dụ điển hình của các cô dâu và chú rể Nhật Bản mặc các bộ trang phục cưới mà không có khách mời. Họ đọc những lời nguyện ước từ một quyển sách nhỏ đã được dịch sang tiếng Nhật Bản.

Thỉnh thoảng mới có cặp tình nhân nói được chút tiếng Anh, giống như Kentaro Takanami và Kana Yamauchi. Yamauchi nói: “Trước đây tôi từng sống ở châu Âu. Từ khi còn nhỏ, tôi đã luôn mơ ước được tổ chức đám cưới tại châu Âu và Pháp là một quốc gia rất đẹp”.

Những người môi giới du lịch kết hợp với tổ chức đám cưới chủ yếu là người Nhật Bản và họ đang chuẩn bị cho tương lai một nước Nhật với dân số già đi. Ví dụ như hãng chuyên tổ chức đám cưới nổi tiếng tại Nhật Watabe đang nhắm vào các khách hàng Trung Quốc tại Đài Loan và Hồng Kông để mở rộng thị trường du lịch kết hợp đám cưới.

Ánh Ninh
Theo IHT
 

Điểm tin

Thumbnail bài viết: Trợ cấp bằng tiền mặt cho tất cả người dân...Trong khi một số người vui mừng, những người khác lại nói rằng "không hiệu quả".
Trợ cấp bằng tiền mặt cho tất cả người dân...Trong khi một số người vui mừng, những người khác lại nói rằng "không hiệu quả".
Dư luận đang chia rẽ về kế hoạch trợ cấp bằng tiền mặt cho tất cả người dân của chính phủ. Một số người có thể nghĩ rằng việc cắt giảm thuế sẽ hiệu quả hơn, xét đến những vấn đề phát sinh từ các...
Thumbnail bài viết: 5,84 triệu bệnh nhân mất trí nhớ , tại sao Nhật Bản có tỷ lệ mất trí nhớ cao nhất trong số các nước phát triển?
5,84 triệu bệnh nhân mất trí nhớ , tại sao Nhật Bản có tỷ lệ mất trí nhớ cao nhất trong số các nước phát triển?
Số lượng người cao tuổi mắc chứng mất trí nhớ tiếp tục tăng theo từng năm và dự kiến sẽ vượt quá 5,84 triệu vào năm 2040. Nhật Bản có tỷ lệ mất trí nhớ cao Mất trí nhớ là một trong những vấn...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Cán cân thanh toán quốc tế đạt thặng dư kỷ lục 30 nghìn tỷ yên , cập nhật năm thứ hai liên tiếp, tác động của đồng yên yếu.
Nhật Bản : Cán cân thanh toán quốc tế đạt thặng dư kỷ lục 30 nghìn tỷ yên , cập nhật năm thứ hai liên tiếp, tác động của đồng yên yếu.
Bộ Tài chính công bố vào ngày 12 rằng thặng dư tài khoản vãng lai, thể hiện tình hình giao dịch hàng hóa, dịch vụ và đầu tư với các quốc gia ở nước ngoài, đã tăng 16,1% so với năm trước lên...
Thumbnail bài viết: Lý do khiến cước điện thoại di động liên tiếp tăng, KDDI theo chân Docomo. Softbank và Rakuten sẽ ra sao ?
Lý do khiến cước điện thoại di động liên tiếp tăng, KDDI theo chân Docomo. Softbank và Rakuten sẽ ra sao ?
NTT Docomo và KDDI lần lượt công bố các gói giá mới vào tháng 5 năm 2025. Nhìn vào nội dung, có vẻ như giá đã tăng so với các gói giá tương tự hiện có. Không còn nghi ngờ gì nữa, tình hình lạm...
Thumbnail bài viết: Thuế và chi phí an sinh xã hội là gánh nặng . Tỷ lệ gánh nặng quốc gia của Nhật Bản có cao hơn các quốc gia khác không?
Thuế và chi phí an sinh xã hội là gánh nặng . Tỷ lệ gánh nặng quốc gia của Nhật Bản có cao hơn các quốc gia khác không?
Theo ngân sách năm tài chính 2025 do Liên đoàn các Hiệp hội Bảo hiểm Y tế Quốc gia công bố vào ngày 23 tháng 4, tỷ lệ phí bảo hiểm trung bình cho năm tài chính này là 9,34%, tăng 0,03 điểm so với...
Thumbnail bài viết: Nippon Telegraph and Telephone (NTT) đổi tên công ty thành "NTT" từ ngày 1 tháng 7 , logo công ty cũng thay đổi.
Nippon Telegraph and Telephone (NTT) đổi tên công ty thành "NTT" từ ngày 1 tháng 7 , logo công ty cũng thay đổi.
Nippon Telegraph and Telephone (NTT) đã thông báo vào ngày 9 tháng 5 rằng công ty sẽ đổi tên thành "NTT Corporation" từ ngày 1 tháng 7. Ngoài ra, công ty sẽ cải tiến nhận diện công ty (CI) và logo...
Thumbnail bài viết: Điều tra tình hình thực tế về chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản (ấn bản năm 2025).
Điều tra tình hình thực tế về chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản (ấn bản năm 2025).
Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), được biết đến là một cơ quan quốc tế do độ tin cậy của dữ liệu mà viện này cung cấp, thường xuyên công bố nhiều báo cáo khác nhau về xu hướng...
Thumbnail bài viết: Số lượng du khách nước ngoài đến Nhật Bản vượt quá 10 triệu lần đầu tiên trong một quý ! Du lịch trong nước có thực sự có tác động kinh tế không ?
Số lượng du khách nước ngoài đến Nhật Bản vượt quá 10 triệu lần đầu tiên trong một quý ! Du lịch trong nước có thực sự có tác động kinh tế không ?
Tôi cảm thấy rằng số lượng khách du lịch nước ngoài đã tăng lên gần đây, nhưng liệu đó có thực sự là điều tích cực cho nền kinh tế không? Bạn đã bao giờ có một câu hỏi đơn giản như vậy chưa? Theo...
Thumbnail bài viết: Bí quyết để đạt được "lợi nhuận từ khách du lịch nước ngoài và giá cả hợp lý cho người Nhật" , điều cần thiết cho sự phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản
Bí quyết để đạt được "lợi nhuận từ khách du lịch nước ngoài và giá cả hợp lý cho người Nhật" , điều cần thiết cho sự phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản
■ Động lực vượt 40 triệu du khách nước ngoài đến Nhật Bản Các điểm đến du lịch đông đúc người nước ngoài ngay cả trong kỳ nghỉ dài. Tại các điểm đến du lịch nổi tiếng như Kyoto, một xu hướng...
Thumbnail bài viết: Con số gần đây nhất của Nhật Bản là 1,37%. Xem xét xu hướng chi tiêu quân sự và GDP ở các quốc gia khác.
Con số gần đây nhất của Nhật Bản là 1,37%. Xem xét xu hướng chi tiêu quân sự và GDP ở các quốc gia khác.
Biện pháp được sử dụng phổ biến nhất để so sánh sức mạnh quân sự và trang thiết bị quân sự của mỗi quốc gia là giá trị thực tế của chi tiêu quân sự. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố như sức mạnh kinh tế...
Top