Theo nghiên cứu được công bố hôm 24/2 trên tạp chí Nature, với loại men răng tổng hợp của các nhà khoa học Nhật Bản, các nha sĩ sẽ không còn phải dùng tới khoan nữa.
Khoan răng là nỗi ám ảnh của nhiều người.
Loại men trên là một thứ bột nhão được làm từ tinh thể hydroxyapatite—chất tương tự như men răng tự nhiên. Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm nó trên một chiếc răng có dấu hiệu sâu. Sau 15 phút, men răng này kết hợp với men răng tự nhiên của bệnh nhân. Ngoài việc bịt kín lỗ thủng trong răng, men răng tổng hợp còn làm răng chắc hơn.
Trưởng nhóm nghiên cứu Kazue Yamagishi cho biết: ''Vật liệu tổng hợp của chúng tôi tái tạo men răng mà không cần khoan. Nó không chỉ sửa chữa những thương tổn ban đầu của sâu răng mà còn ngăn sâu răng tái diễn bằng cách tăng cường men răng tự nhiên''. Tuy nhiên, ông khuyến cáo không nên để men tổng hợp tiếp xúc với lợi bởi nó có thể gây viêm.
Các lỗ thủng hình thành khi axít bắt đầu ăn mòn men răng. Axít do vi khuẩn trong miệng tạo ra. Ở giai đoạn đầu, những lỗ thủng này còn quá nhỏ để chất trám răng có thể bịt kín và bám chắc vào răng. Do vậy, hiện nay nha sĩ phải khoan thành những lỗ sâu rộng hơn, phá huỷ một phần răng khoẻ mạnh.
Minh Sơn (Theo BBC, NewScientist)
Khoan răng là nỗi ám ảnh của nhiều người.
Loại men trên là một thứ bột nhão được làm từ tinh thể hydroxyapatite—chất tương tự như men răng tự nhiên. Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm nó trên một chiếc răng có dấu hiệu sâu. Sau 15 phút, men răng này kết hợp với men răng tự nhiên của bệnh nhân. Ngoài việc bịt kín lỗ thủng trong răng, men răng tổng hợp còn làm răng chắc hơn.
Trưởng nhóm nghiên cứu Kazue Yamagishi cho biết: ''Vật liệu tổng hợp của chúng tôi tái tạo men răng mà không cần khoan. Nó không chỉ sửa chữa những thương tổn ban đầu của sâu răng mà còn ngăn sâu răng tái diễn bằng cách tăng cường men răng tự nhiên''. Tuy nhiên, ông khuyến cáo không nên để men tổng hợp tiếp xúc với lợi bởi nó có thể gây viêm.
Các lỗ thủng hình thành khi axít bắt đầu ăn mòn men răng. Axít do vi khuẩn trong miệng tạo ra. Ở giai đoạn đầu, những lỗ thủng này còn quá nhỏ để chất trám răng có thể bịt kín và bám chắc vào răng. Do vậy, hiện nay nha sĩ phải khoan thành những lỗ sâu rộng hơn, phá huỷ một phần răng khoẻ mạnh.
Minh Sơn (Theo BBC, NewScientist)
Có thể bạn sẽ thích