Sinh tại Tokyo năm 1951, Mamoru Oshii là một hải đăng của phim hoạt hình Nhật Bản. Bắt đầu năm 1977 với công ty Tatsunoko Production, sau đó ông chuyển sang studio Pierrot và cho ra đời série cult Dallos. Năm 1988, ông tham gia studio Production I.G. với TV série Patlabor và kịch bản phim Jin Roh. Dù được nhìn nhận và đánh giá cao bởi những chuyên gia về anime, ông phải đợi đến năm 1995 và phim hoạt hình màn ảnh rộng thứ 3, Ghost in the Shell, để đạt được thành công quốc tế. Ấn tượng mạnh nhất trong phim, đề cập đến tự vấn của nhân vật nữ - cyborg về sự hiện diện của linh hồn trong thể xác robot trên nền một vụ hacking, đó là sự song hành giữa những nghi vấn lý thú phim nêu lên, vẻ đẹp âm u và mê hoặc mà phim thể hiện với sự xây dựng luân phiên những chuyển tiếp bạo lực ngắn ngủi và những cái chết mặc tưởng dài lâu, mang dấu ấn Oshii.
Bởi Oshii, đối với giới chuyên môn, là một tác gia ngang hàng cùng Hayao Miyasaki hay Isao Takahata. Nghệ sĩ đa môn – ông viết tiểu thuyết, làm phim người thật đóng cũng như phim hoạt hình, mỗi tác phẩm của ông ghi dấu nỗi bi quan sâu thẳm, bằng óc phiêu lưu và thực nghiệm và bằng sự hiện diện của con vật thiêng của ông, loài chó. Có mặt trong Avalon, loài vật này, theo đạo diễn với khuynh hướng gần gũi các thế giới ảo và song song, là sự hoá thân của mối liên hệ với hiện thực. Oshii quan tâm từ thuở thiếu thời những phong trào chính trị đối lập, điều khá hiếm trong điện ảnh Nhật. Những nhân vật chính trong phim ông thường nằm ngoài các quyền lực thống trị và sẵn sàng hoài nghi tất cả.
Mơ và thực
Pulp: Ông từng nói điều ông e ngại là sự lẫn lộn giữa mơ và thực. Ông là một nhà làm phim tâm huyết, từng làm nhiều phim cả hoạt hình lẫn người thật đóng. Hẳn ông phải là người rất thực tế mới hoàn thành được những bộ phim đó. Vậy chúng tôi tự hỏi về sự mâu thuẫn giữa thực và ảo ở đây. Ông làm phim trong thực tế và ông không chỉ mơ về thực hiện phim ?
Tôi thấy những sự việc thực như phim tôi đang gắng làm, một phim tôi đang làm, một phim tôi đang cố hoàn thành… Nhưng những gì đã trải qua đối với tôi dường như là một giấc mơ. Tôi thường chỉ nhớ đến những điều tốt lành đã xảy ra. Có cảm giác như tôi tạo ra phần còn lại. Vài ký ức thời thơ ấu ùa về ngập tràn những cảm xúc đầy màu sắc. Nhưng thực tế có thể đó chỉ là những gì tôi nghĩ tôi đã thấy khi còn bé. Tức là tôi tự giả tạo trong bản thân tôi. Và sau này đến khi tôi qua đời, hẳn tôi sẽ hồi tưởng lại mọi thứ tôi đã nếm trải trong cuộc đời, khi ấy tin rằng mọi thứ sẽ giống như một giấc mơ đối với tôi.
Riêng với cá nhân tôi, là mơ hay thực không quan trọng. Hiện tại của chính tôi là sự tích lũy tất cả những gì tôi đã làm. Bạn không thể dựa vào ký ức, vì vậy cách bạn nhìn nhận bản thân ở một thời điểm chính là “bạn” và cách bạn nhìn thế giới xung quanh chính là sự tạo thành hiện thực của chính bạn. Chẳng ai có ký ức trước khi người ta được sinh ra… ý tôi là không ai nhớ, đúng không? Vậy đó, trước khi anh nhận biết thì anh hiện hữu.
Pulp: Có bao giờ ông trải qua chuyện bạn bè nhớ những gì ông làm, những gì ngay cả bản thân ông cũng chẳng nhớ.
Có.
Pulp: Ông cảm thấy như thế nào khi chuyện đó đến ?
Tôi có thái độ “Ồ thế à”. Có một số hiện thực chắc chắc như: bạn sống ở đâu, vợ bạn là ai, những thứ sẽ chẳng bao giờ thay đổi. Nhưng đối với nhiều điều khác, trừ phi có gì đó bạn cần trải nghiệm, thì tôi nghĩ dù là mơ hay thực cũng không thực sự khác biệt.
Chó và người
Pulp: Nếu không khác biệt thì thậm chí có quan trọng không khi so sánh mơ và thực? Tại sao không gọi chúng tương đồng ?
Tôi thực sự chưa bao giờ tách biệt chúng. Tôi muốn nói có thể đây là sự tưởng tượng hay diễn dịch của tôi, nhưng tôi nghĩ đó là cách loài chó sống. Một con chó không thật sự quan tâm mình là ai, miễn là nó biết nó cần ai để sống và ai sống quanh nó. Ngoài những điều đó ra, nó chẳng cần biết gì khác.
Pulp: Có phải ông muốn nói ông nghĩ rằng bất hạnh của nhân loại phát xuất từ quan ngại trước những loại câu hỏi này, trong khi chó được cho rằng không để tâm đến ?
Có thể loài chó không có những lo ngại đó. Đối với một con chó, chỉ tồn tại mỗi hôm nay. Chẳng có hôm qua cũng không có ngày mai. Tôi muốn nói có những câu như thế trong kinh Thánh, phải không?
Phụ nữ và chó
Fluctuat: Tại sao lại chọn phụ nữ là nhân vật chính trong các phim của ông (Ghost in the Shell, Avalon) ?
Đối với tôi, phụ nữ là bí ẩn lớn thứ hai sau bí ẩn loài chó. Nhưng tôi chỉ ham muốn sử dụng hình tượng phụ nữ vào phim trong năm năm trở lại đây. Trước đó tôi chẳng mảy may quan tâm. Nhân loại nói chung chẳng khiến tôi mấy quan tâm. Trong tâm trí tôi, chủ đề tối hậu là chó.
Fluctuat: Chú chó hay cô chó ?
Tôi yêu tất cả, nhưng quả thực là tôi thích các cô chó hơn. Tôi có một cô chó lùn basset và một chú chó lai. Liên hệ giữa tôi và chúng không giống nhau. Cô chó là con gái tôi trong khi chú chó gần với em tôi hơn.
Dụ ngôn chó
Fluctuat : Tại sao ông say mê chó đến thế ?
Đó là bí ẩn lớn nhất trong mắt tôi. Nếu tôi làm sáng tỏ được bí ẩn này, tôi có thể làm một phim thực sự về loài chó. Nhưng do tôi chỉ có được từ phần trả lời rời rạc, tôi đành tự hài lòng với việc đưa chó vào trong phim của tôi, qua những vai phụ. Cho đến giờ, những phim làm về chó chỉ thể hiện chúng theo cách nhân hoá, vốn không phải là cách hay để thể hiện tương xứng về chúng.
Thánh kinh
Pulp: Hình như các phim của ông có sử dụng đến các điển tích và câu nói trong Thánh kinh. Việc ông sử dụng tư liệu từ nguồn mà phương tây quen thuộc cũng là một giao thức khác thường, giúp rút ngắn khoảng cách giữa phim của ông với khán giả phương tây ?
Trong một chừng mực nào đó, nó thể hiện như ngôn ngữ quốc tế. Tôi không thấy tại sao lại không. Từ ngữ được viết nên bởi con người. Tôi không nghĩ một cuốn sách như thế có thể được viết lại lần thứ hai. Thánh kinh là sự bắt đầu và kết thúc. Thời gian và con người có thể thay đổi nhưng có những thứ mãi vĩnh hằng. Theo một cách suy nghĩ thì con người có tiến bộ thế nào thì nó vẫn không đổi.
Tôi có người bạn thời học đại học theo đạo Cơ-đốc. Tôi thường bù khú với anh chàng. Anh ta có ảnh hưởng mạnh đối với tôi. Anh ta chơi piano, còn tôi thổi sáo. Anh ta gọi mẹ và em trai bằng tên thánh. Điều này đối với tôi là rất kỳ lạ. Và dù anh ta là người Nhật sống tại Nhật Bản, đối với tôi, anh như sống một thế giới khác. Tất cả làm tôi kinh ngạc và tôi nghĩ “con người có thể sống một cách khác”.
Về Thánh kinh tôi nghĩ các bạn sẽ tiếp tục thấy ảnh hưởng này trong các phim sắp tới. Thánh kinh là một nguồn tham khảo tốt cho bối cảnh thể hiện cách suy nghĩ và thực hiện sự việc. Dù với bối cảnh hay tình huống nào tôi nghĩ đến, tôi nghĩ tôi đều có thể tìm thấy đoạn nào đó trong Thánh kinh để áp dụng vào được. Tin hay không tin tùy thuộc ở bạn. Tôi tin Thánh kinh khởi phát từ một bộ óc phải cực kỳ thông minh, để có thể nói với con người. Tôi nghĩ nó cho thấy sức mạnh của chữ viết hơn bất cứ gì khác. Điều này không có nghĩa là không có những điều tuyệt diệu trong kinh Phật và những tôn giáo khác. Chỉ là tôi thấy Thánh kinh hợp với những ý tôi muốn thể hiện.
Tôi chưa bao giờ thật sự nghĩ mình sẽ muốn trở thành một người công giáo. Có lúc tôi từng muốn vào học trường đạo. Tất nhiên nhiều người phản đối và tôi đã từ bỏ ý định đó.
Tận thế
Pulp: Trong Thánh kinh, ông có thấy chủ đề Tận thế. Đó có phải là điều mà ông không tin?
Nó có thể không xảy ra theo cách mà Thánh kinh miêu tả nhưng tôi nghĩ là có khả năng sẽ có một kết thúc. Tôi thích cách nghĩ như vậy.
Pulp: Trong Ghost In The Shell, ông trích dẫn từ Corinthians rằng một ngày nào đó chúng ta sẽ nhận ra bản thể thật sự của chúng ta. Phải chăng kết cục như vậy thu hút ông? Và sẽ không có sự lẫn lộn giữa mơ và thực?
Tôi muốn như vậy. Chúng ta tự khám phá những gì vào đoạn cuối là tuỳ mỗi cá nhân. Bất cứ họ làm gì, cuối cùng, họ cũng sẽ nhìn vào một tấm gương. Tôi nghĩ làm phim cũng như thế.
Chính trị
Pulp: Chúng ta có thể nói về chính trị?
Tôi xác quyết quan điểm cá nhân của tôi là không bao giờ đề cập đến chính trị thực sự.
Tôi nghĩ khi một biến cố chính trị xảy ra, là người Pháp, Canada, Nhật hay Mỹ, bạn sẽ nói những ngôn từ khác nhau, bạn là những người khác nhau. Một đam mê có thể cảm nhận khác nhau tuỳ người. Một đam mê khác lại có thể được đồng cảm như nhiều người hợp chung thành nhân loại. Như thế nào, đó là tuỳ bạn.
Nhưng lịch sử cho thấy, việc “tôi và anh khác nhau” nổi trội trong hầu hết trường hợp. Vấn đề là con người sẽ thay đổi nhiều không trong năm mươi năm ? Tôi nghĩ câu trả lời có thể thấy quanh chúng ta. Tôi muốn nói những gì chúng ta muốn xảy ra và những gì thực sự xảy ra là rất khác biệt. Một cách nào đó nó khá đối lập, trong một cách khác nó lại tương đối… nhưng tôi chỉ muốn đề cập đến động cơ.
Pulp: Đúng vậy. Chỉ vì phim của ông cho thấy sự đam mê về quyền năng và kỹ thuật quân sự hiện đại.
Đây là một chủ đề tôi thích và tôi đã nghiên cứu rất sâu. Tôi nghĩ trong nhiều tình huống, cách duy nhất đạt được sự thông hiểu là thông qua chiến tranh. Có nhiều thứ được thấu hiểu từ chiến tranh. Tôi rất có hứng thú với lịch sử chiến tranh và thường nghiên cứu về chủ đề này.
Bi quan nhưng không bạo lực
Fluctuat: Trong Avalon, thế giới "thực" gần với một xã hội hoang tàn, bị thống trị bởi một quyền lực hà khắc. Viễn ảnh chính trị của ông quá bi quan.
Khía cạnh chính trị không phải là động cơ khiến tôi làm phim. Tôi không muốn dấn thân vào. Điều khiến tôi quan tâm là một cá nhân hay một tập thể độc lập với quyền lực hiện tại hay với các đảng phái chính trị. Những người nổi loạn chẳng hạn.
Fluctuat: Khi làm phim, ông vận dụng khá nhiều khoảng lặng, đối nghịch với những pha hành động vô cùng bạo lực.
Tôi tách biệt bạo lực và hành động. Tôi chưa bao giờ muốn mô tả bạo lực. Trong các cảnh hành động luôn có tính thẩm mỹ và sự trừu tượng của bạo lực. Để nhấn mạnh, tôi sử dụng âm nhạc. Nhưng tôi không muốn duy mỹ hoá bạo lực. Với tôi, những gì tôi thể hiện không còn là bạo lực.
Thời khắc của cô đơn
Fluctuat: Trong những cảnh phim như cuộc truy đuổi dài cuối Ghost in the Shell, hay những cảnh căn hộ trong Avalon, người ta cảm nhận khá nhiều ảnh hưởng của Châu Âu hiện đại (đặc biệt là của Antonioni).
Trong cảnh phim căn phòng của Ash (nữ nhân vật chính trong Avalon), tôi muốn nêu bật sự ngưng trệ của thời gian. Phong cách của tôi mang cảm hứng từ các bộ phim Châu Âu mà tôi yêu mến với lối thể hiện thời gian trôi, lan toả một cách khác lạ.
Tôi rất thích đặt vào cảnh phim những thời khắc mà một người sống một mình. Những cử chỉ, những thái độ, những biểu cảm trên khuôn mặt thay đổi theo sự cô đơn. Đó là điều tôi quan tâm. Tôi rất sung sướng khi quay những cảnh trên, những trạng thái trên hơn là quay xe tăng và binh lính. Người ta chân thật nhất khi cô độc.
Fluctuat: Người ta thấy lại sự cô đơn này nơi những người chơi trò chơi điện tử. Có phải ông nghĩ vậy khi viết kịch bản Avalon ?
Trong Patlabor, phim tôi làm trước Ghost in the Shell, những nhân vật trò chuyện nhưng không nhìn nhau bao giờ. Họ chưa vao giờ đối diện nhau nhưng luôn nhìn về khán giả. Những nhân vật chỉ đối thoại với man hình. Tôi đã tìm thấy ý tưởng này để thể hiện ý tưởng của mình về sự cô đơn của con người.
Tôi thấy trong lịch sử, người ta quá thường ưu ái sự giao thiệp giữa người với người. Họ chưa bao giờ nghiên cứu mối quan hệ (liệu chúng ta có gọi được là giao tiếp) có thể thiết lập giữa người và chó hay giữa một người và một cỗ máy. Nếu con người còn chưa biết nhau, có thể vì họ luôn xem xét con người trên quan hệ giữa người này với người khác. Tôi không quan tâm nữa đến những mối quan hệ khác.
Xác và hồn
Fluctuat: Trong Ghost in the Shell, nhân vật nữ chính chết thân thể bị xé nát. Trong Avalon, những thân thể rút lại thành từng mảnh nhỏ. Thân thể trong sự vẹn toàn dường như không được gìn giữ bao giờ. Điều này có một ý nghĩa nhất định gì với ông không ?
Với Ghost in the Shell, thời gian đó tôi quan tâm đến thể xác và mối quan hệ với linh hồn. Linh hồn ở đâu, bản chất của thân thể ? Trong não ư? Trong máu ? Trong tim? Như nhân vật nữ chính trong phim là một cyborg có linh hồn, cô tìm kiếm tại đâu linh hồn có thể tồn tại, hoá thân. Bởi vậy mà cô tự huỷ về thể xác. Với tôi sự huỷ diệt này là gì đó rất đỗi gợi cảm và tôi tin rằng mình thành công trong việc diễn giải ý niệm đó, cũng như những cảm xúc mà cô cảm nhận trong khoảnh khắc này. Trong Avalon, điều này lại mang một ý nghĩa rất khác biệt. Những người chết được xử lý số hoá, biến mất thành nghìn mảnh nhỏ, thuộc về thế giới ảo. Tôi muốn thể hiện cái chết ảo, thuần tuý phi thực.
Hồn búp bê
Japan Times: “Búp bê” là một tượng hình quan trọng của Innocence nhưng thái độ đối với chúng rất khác so với những phim như Toy Story. Có vẻ như búp bê có hồn người nhưng đồng thời lại không phải hoàn toàn là con người ?
Trong Toy Story búp bê chỉ là những đối tượng con người làm ra để phục vụ nhu cầu giải trí. Nhật bản có cách nhìn khác: họ nghĩ búp bê có hồn. Vì vậy khi không còn dùng nữa thì họ cũng không vứt búp bê vào thùng rác. Họ sợ rằng búp bê sẽ để lại lời nguyền với họ. Do đó họ mang búp bê đến pháp sư để làm lễ cầu siêu cho linh hồn.
Tôi tự nghĩ rằng búp bê có linh hồn chứ không đơn thuần là những vật để chơi đùa.
Japan Times: Cũng trong Toy Story khuôn mặt của các đồ chơi được thể hiện tinh xảo – có thể đọc mọi suy nghĩ của chúng qua đó. Trong Innocence búp bê có những biểu đạt về trạng thái kỳ bí - khó biết chúng đang nghĩ gì. Chúng trông thật đáng sợ !
Đúng vậy. Chúng trông hơi lạ một chút. Trong Toy Story, búp bê di chuyển và nói như con người. Khó nói chúng khác một nhân vật con người. Nhưng khi làm hoạt hình như vậy, sẽ mất đi điều làm chúng đặc biệt, hồn riêng của búp bê. Vậy nên khó hơn nhiều khi làm hoạt hình mà chúng vẫn trông như búp bê. Đó là phần khó nhất trong phim của tôi.
Japan Times: Nhân vật chính, Batou, là một cyborg - nửa phần người và nửa phần búp bê hay robot. Cách ông làm chuyển động nó phản ảnh rõ điều đó. Chuyển động của nó không hoàn toàn con người nhưng cũng không thuần nhất là robot.
Không chỉ riêng với nhân vật này mà các nhân vật khác cũng vậy. Chuyển động của chúng phần nào giống búp bê. Thậm chí cách biểu cảm cũng giống búp bê hơn con người.
Japan Times: Phim dùng thuật ngữ “Ghost” để diễn tả hồn không chỉ bên trong rối mà cả Batou và những nhân vật khác. Điều này liên quan thế nào đến khái niệm tamashi (linh hồn) của Nhật và linh hồn của phương tây ?
Đây là một câu hỏi khó. Một linh hồn không phải cái có thể chỉ ra được. Nhưng nếu bạn đủ niềm tin và ước muốn được thấy thì nó sẽ xuất hiện.
Ở phương tây người ta không tin thú vật có linh hồn, phải vậy không? Điều này hoàn toàn khác với Nhật Bản. Bản thân tôi tin chó và mèo cũng có linh hồn – nhưng điều này không liên quan đến tôn giáo nhất định nào cả.
Trẻ em cũng có cảm xúc tương tự đối với búp bê – nếu chúng yêu thích búp bê nhiều, chúng sẽ tin búp bê sống. Cảm xúc này là ở tất cả mọi người. Không phải cái người ta được dạy – họ chỉ cảm nhận được thôi. Không liên hệ đến bất cứ niềm tin tôn giáo nào.
Hồi tưởng
Japan Times: Nhưng vì sao nhân vật chính của Innocence không phải là trẻ em như thường thấy trong hoạt hình mà là người đàn ông trung niên ?
Vâng, đây là sự chọn lựa khác thường. Batou phản chiếu suy nghĩ và cảm xúc bản thân tôi. Trong ngữ cảnh đó, Innocence là một dạng hồi ký.
Japan Times: Trong phim trước, Ghost in the Shell 1995, mang đến cái nhìn rõ nét rằng Internet đưa chúng ta đến đâu. Trong Innocence, có vẻ như ông đang nhìn ngược trở lại. Phim có bối cảnh tương lai nhưng với khung cảnh hồi cố – những chiếc xe, tòa nhà, búp bê.
Vâng. Tôi không cố làm phim viễn tưởng. Bối cảnh phim được đặt ra trong tương lai nhưng nhìn nhận lại xã hội hiện tại. Và như tôi nói cũng có cả nhân tố hồi ký trong đó. Tôi nhìn trở lại những sự việc tôi thích khi còn bé – xe thập niên 50 và nhiều thứ khác. Thật sự thì tôi muốn tạo ra một thế giới khác – không phải thế giới tương lai.
Japan Times: Ghost in the Shell nói về công nghệ kỹ thuật làm cho con người ngày càng giống máy móc. Nhưng lần này khía cạnh tiếp cận có khác.
Trước đây tôi lo ngại nhiều về sự thay đổi máy móc tạo ra cho nhân loại nhưng trong phim này tôi quan tâm nhiều hơn đến chính bản thân nhân loại.
Japan Times: Trong phim, sự hợp nhất giữa người và máy gây ra nhiều vấn nạn. Những búp bê nhận ra “linh hồn con người” không phải phúc lành mà là gánh nặng.
Vâng, ngay khi chúng nhận thức được phần hồn, chúng bắt đầu nghĩ đến tự sát. Chúng muốn trở thành con người hẳn – nhưng không thể. Nghịch cảnh trở nên không chịu nổi. Và người tạo ra chúng bị kết tội. Họ cố gắng tạo ra rối giống con người đến mức có thể - nhưng họ không nghĩ đến hậu quả.
Nhật Bản và Hollywood
Japan Times: Ghost in the Shell rất nổi tiếng ở nước ngoài. Thật sự, nó còn nổi tiếng tại nước ngoài hơn tại Nhật Bản. Khi làm Innocence, ông có bị áp lực phải chú ý đến thị trường nước ngoài ? Và làm phim dễ hiểu hơn cho khán giả nước ngoài ?
Không, tôi không nghĩ đến điều này khi thực hiện phim. Quan tâm hàng đầu của tôi là khán giả Nhật Bản sẽ xem phim này.
Thật sự thì tôi không nghĩ đến chuyện khán giả thích hay không thích cái gì. Tôi làm phim cho bản thân tôi. Tôi chỉ biết những gì tôi muốn xem. Tôi không biết người khán muốn xem gì – kể cả khán giả Nhật Bản – nên chẳng cần phải cố đoán. Vì một khi bạn bắt đầu làm điều đó, bạn sẽ kết thúc với một phim chán ngắt.
Japan Times: Một trong những lý do các fan hâm mộ cả ở Nhật Bản lẫn nước ngoài xem đi xem lại phim của ông và nhiều nhà làm hoạt hình Nhật Bản khác là vì họ có thể hóa thân vào những thế giới mà họ không thể có với họat hình của Hollywood.
Tôi thích làm phim chi tiết đến mức có thể. Tôi bị thu hút bởi sự tinh tế – như phía sau nhãn chai trông thế nào khi bạn nhìn qua miếng kính [ minh họa với chai nước khoáng]. Tôi cho rằng điều này rất Nhật. Tôi muốn mọi người trở lại phim lần nữa để nhặt lấy những gì mình bỏ qua trong lần xem đầu tiên.
Tôi sẽ vui hơn nếu 10.000 người xem phim 10 lần hơn là 1 triệu người chỉ xem một lần. Tôi không làm phim cho đại đa số công chúng mà chỉ cho một nhóm nhỏ các fan - Tôi hy vọng sẽ tạo ấn tượng mạnh nơi họ. Nếu tôi làm được điều đó tôi sẽ rất vui sướng.
Japan Times: Hy vọng Innocence sẽ có cơ hội được đề cử giải Hoạt Hình Hay Nhất của Oscar. Người Mỹ chưa được xem phim nào giống thế này cả.
Tôi cũng muốn – đến dự giải Oscar nhưng tôi không có bộ cánh nào để mặc. (cười).
Ngoài lề
Pulp: Nếu ông không phiền lòng thì đây là một câu hỏi rất otaku: Có phải đã có lúc ông từng dự định đạo diễn anime dài màn ảnh rộng thứ 3 của Lupin III ?
Có. Trước đây khá lâu, lúc tôi hoàn tất Urusei Yatsura. Nhưng bây giờ nếu hỏi tôi có thể làm không. Câu trả lời sẽ là không. Tôi nghĩ mọi người đều có một khoảnh khắc nào đó trong đời muốn làm điều gì đó khác biệt những thứ thường nhật. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là những gì trước đây bạn có thể làm thì bây giờ cũng vậy. Không chỉ trong chuyện làm phim mà mọi chuyện trong cuộc sống.
Một vòng vô hạn
Fluctuat: Ông thực hiện nhiều thể loại tác phẩm (tiểu thuyết, phim người thật đóng và hoạt hình…) Ông thích gì nhất ?
Đó là một vòng bất kham. Khi tôi làm một phim, dù cuối cùng nó có rất thành công, thì cũng có quá nhiều stress và mỏi mệt. Thêm nữa, khi người ta làm việc với hàng trăm người xung quanh, người ta luôn tự hỏi điểm nào phim thuộc về mình. Điều đó khiến tôi muốn viết, để thấy tôi một mình và có thể kiểm soát mọi thứ. Nhưng với tiểu thuyết, tôi cảm thấy có gì đó còn thiếu. Điều này thúc đẩy tôi quay lại làm phim.
(theo VANIME)
Bởi Oshii, đối với giới chuyên môn, là một tác gia ngang hàng cùng Hayao Miyasaki hay Isao Takahata. Nghệ sĩ đa môn – ông viết tiểu thuyết, làm phim người thật đóng cũng như phim hoạt hình, mỗi tác phẩm của ông ghi dấu nỗi bi quan sâu thẳm, bằng óc phiêu lưu và thực nghiệm và bằng sự hiện diện của con vật thiêng của ông, loài chó. Có mặt trong Avalon, loài vật này, theo đạo diễn với khuynh hướng gần gũi các thế giới ảo và song song, là sự hoá thân của mối liên hệ với hiện thực. Oshii quan tâm từ thuở thiếu thời những phong trào chính trị đối lập, điều khá hiếm trong điện ảnh Nhật. Những nhân vật chính trong phim ông thường nằm ngoài các quyền lực thống trị và sẵn sàng hoài nghi tất cả.
Mơ và thực
Pulp: Ông từng nói điều ông e ngại là sự lẫn lộn giữa mơ và thực. Ông là một nhà làm phim tâm huyết, từng làm nhiều phim cả hoạt hình lẫn người thật đóng. Hẳn ông phải là người rất thực tế mới hoàn thành được những bộ phim đó. Vậy chúng tôi tự hỏi về sự mâu thuẫn giữa thực và ảo ở đây. Ông làm phim trong thực tế và ông không chỉ mơ về thực hiện phim ?
Tôi thấy những sự việc thực như phim tôi đang gắng làm, một phim tôi đang làm, một phim tôi đang cố hoàn thành… Nhưng những gì đã trải qua đối với tôi dường như là một giấc mơ. Tôi thường chỉ nhớ đến những điều tốt lành đã xảy ra. Có cảm giác như tôi tạo ra phần còn lại. Vài ký ức thời thơ ấu ùa về ngập tràn những cảm xúc đầy màu sắc. Nhưng thực tế có thể đó chỉ là những gì tôi nghĩ tôi đã thấy khi còn bé. Tức là tôi tự giả tạo trong bản thân tôi. Và sau này đến khi tôi qua đời, hẳn tôi sẽ hồi tưởng lại mọi thứ tôi đã nếm trải trong cuộc đời, khi ấy tin rằng mọi thứ sẽ giống như một giấc mơ đối với tôi.
Riêng với cá nhân tôi, là mơ hay thực không quan trọng. Hiện tại của chính tôi là sự tích lũy tất cả những gì tôi đã làm. Bạn không thể dựa vào ký ức, vì vậy cách bạn nhìn nhận bản thân ở một thời điểm chính là “bạn” và cách bạn nhìn thế giới xung quanh chính là sự tạo thành hiện thực của chính bạn. Chẳng ai có ký ức trước khi người ta được sinh ra… ý tôi là không ai nhớ, đúng không? Vậy đó, trước khi anh nhận biết thì anh hiện hữu.
Pulp: Có bao giờ ông trải qua chuyện bạn bè nhớ những gì ông làm, những gì ngay cả bản thân ông cũng chẳng nhớ.
Có.
Pulp: Ông cảm thấy như thế nào khi chuyện đó đến ?
Tôi có thái độ “Ồ thế à”. Có một số hiện thực chắc chắc như: bạn sống ở đâu, vợ bạn là ai, những thứ sẽ chẳng bao giờ thay đổi. Nhưng đối với nhiều điều khác, trừ phi có gì đó bạn cần trải nghiệm, thì tôi nghĩ dù là mơ hay thực cũng không thực sự khác biệt.
Chó và người
Pulp: Nếu không khác biệt thì thậm chí có quan trọng không khi so sánh mơ và thực? Tại sao không gọi chúng tương đồng ?
Tôi thực sự chưa bao giờ tách biệt chúng. Tôi muốn nói có thể đây là sự tưởng tượng hay diễn dịch của tôi, nhưng tôi nghĩ đó là cách loài chó sống. Một con chó không thật sự quan tâm mình là ai, miễn là nó biết nó cần ai để sống và ai sống quanh nó. Ngoài những điều đó ra, nó chẳng cần biết gì khác.
Pulp: Có phải ông muốn nói ông nghĩ rằng bất hạnh của nhân loại phát xuất từ quan ngại trước những loại câu hỏi này, trong khi chó được cho rằng không để tâm đến ?
Có thể loài chó không có những lo ngại đó. Đối với một con chó, chỉ tồn tại mỗi hôm nay. Chẳng có hôm qua cũng không có ngày mai. Tôi muốn nói có những câu như thế trong kinh Thánh, phải không?
Phụ nữ và chó
Fluctuat: Tại sao lại chọn phụ nữ là nhân vật chính trong các phim của ông (Ghost in the Shell, Avalon) ?
Đối với tôi, phụ nữ là bí ẩn lớn thứ hai sau bí ẩn loài chó. Nhưng tôi chỉ ham muốn sử dụng hình tượng phụ nữ vào phim trong năm năm trở lại đây. Trước đó tôi chẳng mảy may quan tâm. Nhân loại nói chung chẳng khiến tôi mấy quan tâm. Trong tâm trí tôi, chủ đề tối hậu là chó.
Fluctuat: Chú chó hay cô chó ?
Tôi yêu tất cả, nhưng quả thực là tôi thích các cô chó hơn. Tôi có một cô chó lùn basset và một chú chó lai. Liên hệ giữa tôi và chúng không giống nhau. Cô chó là con gái tôi trong khi chú chó gần với em tôi hơn.
Dụ ngôn chó
Fluctuat : Tại sao ông say mê chó đến thế ?
Đó là bí ẩn lớn nhất trong mắt tôi. Nếu tôi làm sáng tỏ được bí ẩn này, tôi có thể làm một phim thực sự về loài chó. Nhưng do tôi chỉ có được từ phần trả lời rời rạc, tôi đành tự hài lòng với việc đưa chó vào trong phim của tôi, qua những vai phụ. Cho đến giờ, những phim làm về chó chỉ thể hiện chúng theo cách nhân hoá, vốn không phải là cách hay để thể hiện tương xứng về chúng.
Thánh kinh
Pulp: Hình như các phim của ông có sử dụng đến các điển tích và câu nói trong Thánh kinh. Việc ông sử dụng tư liệu từ nguồn mà phương tây quen thuộc cũng là một giao thức khác thường, giúp rút ngắn khoảng cách giữa phim của ông với khán giả phương tây ?
Trong một chừng mực nào đó, nó thể hiện như ngôn ngữ quốc tế. Tôi không thấy tại sao lại không. Từ ngữ được viết nên bởi con người. Tôi không nghĩ một cuốn sách như thế có thể được viết lại lần thứ hai. Thánh kinh là sự bắt đầu và kết thúc. Thời gian và con người có thể thay đổi nhưng có những thứ mãi vĩnh hằng. Theo một cách suy nghĩ thì con người có tiến bộ thế nào thì nó vẫn không đổi.
Tôi có người bạn thời học đại học theo đạo Cơ-đốc. Tôi thường bù khú với anh chàng. Anh ta có ảnh hưởng mạnh đối với tôi. Anh ta chơi piano, còn tôi thổi sáo. Anh ta gọi mẹ và em trai bằng tên thánh. Điều này đối với tôi là rất kỳ lạ. Và dù anh ta là người Nhật sống tại Nhật Bản, đối với tôi, anh như sống một thế giới khác. Tất cả làm tôi kinh ngạc và tôi nghĩ “con người có thể sống một cách khác”.
Về Thánh kinh tôi nghĩ các bạn sẽ tiếp tục thấy ảnh hưởng này trong các phim sắp tới. Thánh kinh là một nguồn tham khảo tốt cho bối cảnh thể hiện cách suy nghĩ và thực hiện sự việc. Dù với bối cảnh hay tình huống nào tôi nghĩ đến, tôi nghĩ tôi đều có thể tìm thấy đoạn nào đó trong Thánh kinh để áp dụng vào được. Tin hay không tin tùy thuộc ở bạn. Tôi tin Thánh kinh khởi phát từ một bộ óc phải cực kỳ thông minh, để có thể nói với con người. Tôi nghĩ nó cho thấy sức mạnh của chữ viết hơn bất cứ gì khác. Điều này không có nghĩa là không có những điều tuyệt diệu trong kinh Phật và những tôn giáo khác. Chỉ là tôi thấy Thánh kinh hợp với những ý tôi muốn thể hiện.
Tôi chưa bao giờ thật sự nghĩ mình sẽ muốn trở thành một người công giáo. Có lúc tôi từng muốn vào học trường đạo. Tất nhiên nhiều người phản đối và tôi đã từ bỏ ý định đó.
Tận thế
Pulp: Trong Thánh kinh, ông có thấy chủ đề Tận thế. Đó có phải là điều mà ông không tin?
Nó có thể không xảy ra theo cách mà Thánh kinh miêu tả nhưng tôi nghĩ là có khả năng sẽ có một kết thúc. Tôi thích cách nghĩ như vậy.
Pulp: Trong Ghost In The Shell, ông trích dẫn từ Corinthians rằng một ngày nào đó chúng ta sẽ nhận ra bản thể thật sự của chúng ta. Phải chăng kết cục như vậy thu hút ông? Và sẽ không có sự lẫn lộn giữa mơ và thực?
Tôi muốn như vậy. Chúng ta tự khám phá những gì vào đoạn cuối là tuỳ mỗi cá nhân. Bất cứ họ làm gì, cuối cùng, họ cũng sẽ nhìn vào một tấm gương. Tôi nghĩ làm phim cũng như thế.
Chính trị
Pulp: Chúng ta có thể nói về chính trị?
Tôi xác quyết quan điểm cá nhân của tôi là không bao giờ đề cập đến chính trị thực sự.
Tôi nghĩ khi một biến cố chính trị xảy ra, là người Pháp, Canada, Nhật hay Mỹ, bạn sẽ nói những ngôn từ khác nhau, bạn là những người khác nhau. Một đam mê có thể cảm nhận khác nhau tuỳ người. Một đam mê khác lại có thể được đồng cảm như nhiều người hợp chung thành nhân loại. Như thế nào, đó là tuỳ bạn.
Nhưng lịch sử cho thấy, việc “tôi và anh khác nhau” nổi trội trong hầu hết trường hợp. Vấn đề là con người sẽ thay đổi nhiều không trong năm mươi năm ? Tôi nghĩ câu trả lời có thể thấy quanh chúng ta. Tôi muốn nói những gì chúng ta muốn xảy ra và những gì thực sự xảy ra là rất khác biệt. Một cách nào đó nó khá đối lập, trong một cách khác nó lại tương đối… nhưng tôi chỉ muốn đề cập đến động cơ.
Pulp: Đúng vậy. Chỉ vì phim của ông cho thấy sự đam mê về quyền năng và kỹ thuật quân sự hiện đại.
Đây là một chủ đề tôi thích và tôi đã nghiên cứu rất sâu. Tôi nghĩ trong nhiều tình huống, cách duy nhất đạt được sự thông hiểu là thông qua chiến tranh. Có nhiều thứ được thấu hiểu từ chiến tranh. Tôi rất có hứng thú với lịch sử chiến tranh và thường nghiên cứu về chủ đề này.
Bi quan nhưng không bạo lực
Fluctuat: Trong Avalon, thế giới "thực" gần với một xã hội hoang tàn, bị thống trị bởi một quyền lực hà khắc. Viễn ảnh chính trị của ông quá bi quan.
Khía cạnh chính trị không phải là động cơ khiến tôi làm phim. Tôi không muốn dấn thân vào. Điều khiến tôi quan tâm là một cá nhân hay một tập thể độc lập với quyền lực hiện tại hay với các đảng phái chính trị. Những người nổi loạn chẳng hạn.
Fluctuat: Khi làm phim, ông vận dụng khá nhiều khoảng lặng, đối nghịch với những pha hành động vô cùng bạo lực.
Tôi tách biệt bạo lực và hành động. Tôi chưa bao giờ muốn mô tả bạo lực. Trong các cảnh hành động luôn có tính thẩm mỹ và sự trừu tượng của bạo lực. Để nhấn mạnh, tôi sử dụng âm nhạc. Nhưng tôi không muốn duy mỹ hoá bạo lực. Với tôi, những gì tôi thể hiện không còn là bạo lực.
Thời khắc của cô đơn
Fluctuat: Trong những cảnh phim như cuộc truy đuổi dài cuối Ghost in the Shell, hay những cảnh căn hộ trong Avalon, người ta cảm nhận khá nhiều ảnh hưởng của Châu Âu hiện đại (đặc biệt là của Antonioni).
Trong cảnh phim căn phòng của Ash (nữ nhân vật chính trong Avalon), tôi muốn nêu bật sự ngưng trệ của thời gian. Phong cách của tôi mang cảm hứng từ các bộ phim Châu Âu mà tôi yêu mến với lối thể hiện thời gian trôi, lan toả một cách khác lạ.
Tôi rất thích đặt vào cảnh phim những thời khắc mà một người sống một mình. Những cử chỉ, những thái độ, những biểu cảm trên khuôn mặt thay đổi theo sự cô đơn. Đó là điều tôi quan tâm. Tôi rất sung sướng khi quay những cảnh trên, những trạng thái trên hơn là quay xe tăng và binh lính. Người ta chân thật nhất khi cô độc.
Fluctuat: Người ta thấy lại sự cô đơn này nơi những người chơi trò chơi điện tử. Có phải ông nghĩ vậy khi viết kịch bản Avalon ?
Trong Patlabor, phim tôi làm trước Ghost in the Shell, những nhân vật trò chuyện nhưng không nhìn nhau bao giờ. Họ chưa vao giờ đối diện nhau nhưng luôn nhìn về khán giả. Những nhân vật chỉ đối thoại với man hình. Tôi đã tìm thấy ý tưởng này để thể hiện ý tưởng của mình về sự cô đơn của con người.
Tôi thấy trong lịch sử, người ta quá thường ưu ái sự giao thiệp giữa người với người. Họ chưa bao giờ nghiên cứu mối quan hệ (liệu chúng ta có gọi được là giao tiếp) có thể thiết lập giữa người và chó hay giữa một người và một cỗ máy. Nếu con người còn chưa biết nhau, có thể vì họ luôn xem xét con người trên quan hệ giữa người này với người khác. Tôi không quan tâm nữa đến những mối quan hệ khác.
Xác và hồn
Fluctuat: Trong Ghost in the Shell, nhân vật nữ chính chết thân thể bị xé nát. Trong Avalon, những thân thể rút lại thành từng mảnh nhỏ. Thân thể trong sự vẹn toàn dường như không được gìn giữ bao giờ. Điều này có một ý nghĩa nhất định gì với ông không ?
Với Ghost in the Shell, thời gian đó tôi quan tâm đến thể xác và mối quan hệ với linh hồn. Linh hồn ở đâu, bản chất của thân thể ? Trong não ư? Trong máu ? Trong tim? Như nhân vật nữ chính trong phim là một cyborg có linh hồn, cô tìm kiếm tại đâu linh hồn có thể tồn tại, hoá thân. Bởi vậy mà cô tự huỷ về thể xác. Với tôi sự huỷ diệt này là gì đó rất đỗi gợi cảm và tôi tin rằng mình thành công trong việc diễn giải ý niệm đó, cũng như những cảm xúc mà cô cảm nhận trong khoảnh khắc này. Trong Avalon, điều này lại mang một ý nghĩa rất khác biệt. Những người chết được xử lý số hoá, biến mất thành nghìn mảnh nhỏ, thuộc về thế giới ảo. Tôi muốn thể hiện cái chết ảo, thuần tuý phi thực.
Hồn búp bê
Japan Times: “Búp bê” là một tượng hình quan trọng của Innocence nhưng thái độ đối với chúng rất khác so với những phim như Toy Story. Có vẻ như búp bê có hồn người nhưng đồng thời lại không phải hoàn toàn là con người ?
Trong Toy Story búp bê chỉ là những đối tượng con người làm ra để phục vụ nhu cầu giải trí. Nhật bản có cách nhìn khác: họ nghĩ búp bê có hồn. Vì vậy khi không còn dùng nữa thì họ cũng không vứt búp bê vào thùng rác. Họ sợ rằng búp bê sẽ để lại lời nguyền với họ. Do đó họ mang búp bê đến pháp sư để làm lễ cầu siêu cho linh hồn.
Tôi tự nghĩ rằng búp bê có linh hồn chứ không đơn thuần là những vật để chơi đùa.
Japan Times: Cũng trong Toy Story khuôn mặt của các đồ chơi được thể hiện tinh xảo – có thể đọc mọi suy nghĩ của chúng qua đó. Trong Innocence búp bê có những biểu đạt về trạng thái kỳ bí - khó biết chúng đang nghĩ gì. Chúng trông thật đáng sợ !
Đúng vậy. Chúng trông hơi lạ một chút. Trong Toy Story, búp bê di chuyển và nói như con người. Khó nói chúng khác một nhân vật con người. Nhưng khi làm hoạt hình như vậy, sẽ mất đi điều làm chúng đặc biệt, hồn riêng của búp bê. Vậy nên khó hơn nhiều khi làm hoạt hình mà chúng vẫn trông như búp bê. Đó là phần khó nhất trong phim của tôi.
Japan Times: Nhân vật chính, Batou, là một cyborg - nửa phần người và nửa phần búp bê hay robot. Cách ông làm chuyển động nó phản ảnh rõ điều đó. Chuyển động của nó không hoàn toàn con người nhưng cũng không thuần nhất là robot.
Không chỉ riêng với nhân vật này mà các nhân vật khác cũng vậy. Chuyển động của chúng phần nào giống búp bê. Thậm chí cách biểu cảm cũng giống búp bê hơn con người.
Japan Times: Phim dùng thuật ngữ “Ghost” để diễn tả hồn không chỉ bên trong rối mà cả Batou và những nhân vật khác. Điều này liên quan thế nào đến khái niệm tamashi (linh hồn) của Nhật và linh hồn của phương tây ?
Đây là một câu hỏi khó. Một linh hồn không phải cái có thể chỉ ra được. Nhưng nếu bạn đủ niềm tin và ước muốn được thấy thì nó sẽ xuất hiện.
Ở phương tây người ta không tin thú vật có linh hồn, phải vậy không? Điều này hoàn toàn khác với Nhật Bản. Bản thân tôi tin chó và mèo cũng có linh hồn – nhưng điều này không liên quan đến tôn giáo nhất định nào cả.
Trẻ em cũng có cảm xúc tương tự đối với búp bê – nếu chúng yêu thích búp bê nhiều, chúng sẽ tin búp bê sống. Cảm xúc này là ở tất cả mọi người. Không phải cái người ta được dạy – họ chỉ cảm nhận được thôi. Không liên hệ đến bất cứ niềm tin tôn giáo nào.
Hồi tưởng
Japan Times: Nhưng vì sao nhân vật chính của Innocence không phải là trẻ em như thường thấy trong hoạt hình mà là người đàn ông trung niên ?
Vâng, đây là sự chọn lựa khác thường. Batou phản chiếu suy nghĩ và cảm xúc bản thân tôi. Trong ngữ cảnh đó, Innocence là một dạng hồi ký.
Japan Times: Trong phim trước, Ghost in the Shell 1995, mang đến cái nhìn rõ nét rằng Internet đưa chúng ta đến đâu. Trong Innocence, có vẻ như ông đang nhìn ngược trở lại. Phim có bối cảnh tương lai nhưng với khung cảnh hồi cố – những chiếc xe, tòa nhà, búp bê.
Vâng. Tôi không cố làm phim viễn tưởng. Bối cảnh phim được đặt ra trong tương lai nhưng nhìn nhận lại xã hội hiện tại. Và như tôi nói cũng có cả nhân tố hồi ký trong đó. Tôi nhìn trở lại những sự việc tôi thích khi còn bé – xe thập niên 50 và nhiều thứ khác. Thật sự thì tôi muốn tạo ra một thế giới khác – không phải thế giới tương lai.
Japan Times: Ghost in the Shell nói về công nghệ kỹ thuật làm cho con người ngày càng giống máy móc. Nhưng lần này khía cạnh tiếp cận có khác.
Trước đây tôi lo ngại nhiều về sự thay đổi máy móc tạo ra cho nhân loại nhưng trong phim này tôi quan tâm nhiều hơn đến chính bản thân nhân loại.
Japan Times: Trong phim, sự hợp nhất giữa người và máy gây ra nhiều vấn nạn. Những búp bê nhận ra “linh hồn con người” không phải phúc lành mà là gánh nặng.
Vâng, ngay khi chúng nhận thức được phần hồn, chúng bắt đầu nghĩ đến tự sát. Chúng muốn trở thành con người hẳn – nhưng không thể. Nghịch cảnh trở nên không chịu nổi. Và người tạo ra chúng bị kết tội. Họ cố gắng tạo ra rối giống con người đến mức có thể - nhưng họ không nghĩ đến hậu quả.
Nhật Bản và Hollywood
Japan Times: Ghost in the Shell rất nổi tiếng ở nước ngoài. Thật sự, nó còn nổi tiếng tại nước ngoài hơn tại Nhật Bản. Khi làm Innocence, ông có bị áp lực phải chú ý đến thị trường nước ngoài ? Và làm phim dễ hiểu hơn cho khán giả nước ngoài ?
Không, tôi không nghĩ đến điều này khi thực hiện phim. Quan tâm hàng đầu của tôi là khán giả Nhật Bản sẽ xem phim này.
Thật sự thì tôi không nghĩ đến chuyện khán giả thích hay không thích cái gì. Tôi làm phim cho bản thân tôi. Tôi chỉ biết những gì tôi muốn xem. Tôi không biết người khán muốn xem gì – kể cả khán giả Nhật Bản – nên chẳng cần phải cố đoán. Vì một khi bạn bắt đầu làm điều đó, bạn sẽ kết thúc với một phim chán ngắt.
Japan Times: Một trong những lý do các fan hâm mộ cả ở Nhật Bản lẫn nước ngoài xem đi xem lại phim của ông và nhiều nhà làm hoạt hình Nhật Bản khác là vì họ có thể hóa thân vào những thế giới mà họ không thể có với họat hình của Hollywood.
Tôi thích làm phim chi tiết đến mức có thể. Tôi bị thu hút bởi sự tinh tế – như phía sau nhãn chai trông thế nào khi bạn nhìn qua miếng kính [ minh họa với chai nước khoáng]. Tôi cho rằng điều này rất Nhật. Tôi muốn mọi người trở lại phim lần nữa để nhặt lấy những gì mình bỏ qua trong lần xem đầu tiên.
Tôi sẽ vui hơn nếu 10.000 người xem phim 10 lần hơn là 1 triệu người chỉ xem một lần. Tôi không làm phim cho đại đa số công chúng mà chỉ cho một nhóm nhỏ các fan - Tôi hy vọng sẽ tạo ấn tượng mạnh nơi họ. Nếu tôi làm được điều đó tôi sẽ rất vui sướng.
Japan Times: Hy vọng Innocence sẽ có cơ hội được đề cử giải Hoạt Hình Hay Nhất của Oscar. Người Mỹ chưa được xem phim nào giống thế này cả.
Tôi cũng muốn – đến dự giải Oscar nhưng tôi không có bộ cánh nào để mặc. (cười).
Ngoài lề
Pulp: Nếu ông không phiền lòng thì đây là một câu hỏi rất otaku: Có phải đã có lúc ông từng dự định đạo diễn anime dài màn ảnh rộng thứ 3 của Lupin III ?
Có. Trước đây khá lâu, lúc tôi hoàn tất Urusei Yatsura. Nhưng bây giờ nếu hỏi tôi có thể làm không. Câu trả lời sẽ là không. Tôi nghĩ mọi người đều có một khoảnh khắc nào đó trong đời muốn làm điều gì đó khác biệt những thứ thường nhật. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là những gì trước đây bạn có thể làm thì bây giờ cũng vậy. Không chỉ trong chuyện làm phim mà mọi chuyện trong cuộc sống.
Một vòng vô hạn
Fluctuat: Ông thực hiện nhiều thể loại tác phẩm (tiểu thuyết, phim người thật đóng và hoạt hình…) Ông thích gì nhất ?
Đó là một vòng bất kham. Khi tôi làm một phim, dù cuối cùng nó có rất thành công, thì cũng có quá nhiều stress và mỏi mệt. Thêm nữa, khi người ta làm việc với hàng trăm người xung quanh, người ta luôn tự hỏi điểm nào phim thuộc về mình. Điều đó khiến tôi muốn viết, để thấy tôi một mình và có thể kiểm soát mọi thứ. Nhưng với tiểu thuyết, tôi cảm thấy có gì đó còn thiếu. Điều này thúc đẩy tôi quay lại làm phim.
(theo VANIME)
Có thể bạn sẽ thích