Người Nhật thường nói rằng cách suy nghĩ của người Việt có cái gì đó tương đồng và gần với họ. Ngược lại người Việt cho rằng Nhật Bản có nhiều điều để Việt Nam học tập. Điều này không sai.
Tuy thế, một điều rõ ràng là giữa Nhật Bản và Việt Nam- hay nói cụ thể hơn là giữa cách suy nghĩ, hành xử của người Việt và người Nhật- có nhiều sự tương phản khá thú vị.
Chúng ta có thể nêu ra những ví dụ như sau:
+Sinh viên Nhật với những đề tài "nhỏ mọn"; Sinh viên việt với những đề tài mang tính bao quát:
Sinh viên, nghiên cứu sinh Viện nam khi làm các đề tài nghiên cứu hay báo cáo cố gắng chọn đề tài lớn, bao quát càng nhiều càng tốt. Trong khi đó sinh viên Nhật lại cố chọn đề tài càng nhỏ, càng cụ thể càng tốt. Ví dụ như khi giáo viên ra chủ đề là "văn hóa Việt Nam" thì có lẽ sinh viên Việt Nam sẽ chọn kiểu là "văn hóa thời ...." ," văn hóa nam bộ...." "Văn hóa bắc bộ".... Trong khi đó sinh viên Nhật sẽ chọn "Cây đàn Bầu Việt Nam", "Cách sử dụng đũa của người Việt Nam" .... Xét về tính thực tế thì rõ ràng rằng những đề tài nhỏ có tính thực tế hơn là đề tài lớn.
+Doanh Nhân Việt Nam "cái gì cũng mua", Doanh nhân Nhật "Anh mua mấy cái?":
Trong khi người Việt Nam có xu hướng "đao to búa lớn" để áp đảo đối phương trong làm ăn thì người Nhật lại có xu hướng tỷ mỷ và chú trọng đến từng chi tiết nhỏ. Trong các thương vụ làm ăn người Việt thường khuyếch đại sức mua bán của mình là "cái gì cũng mua" mà thiếu tính cụ thể về mức giá, phí vận chuyển, chi tiết kỹ thuật v.... thì ngược lại người Nhật lại chú trọng đến các chi tiết nhỏ trước khi quyết định có quan hệ với đối tác hay không.
Ngoài ra, doanh nhân Việt có xu hướng nhận lời "đại" có nghĩa là không làm được cũng nhận lời vì sợ mất lòng đối tác hoặc cũng có thể là họ tin sẽ tìm được ai đó đảm nhiệm hộ một công việc nào đó thì người Nhật lại chẳng bao giờ nhận lời ngay từ đầu dù họ biết chắc là họ có khả năng. Lý do lớn Nhất của việc này có lẽ tính đề cao trách nhiệm của người Nhật.
+Người Việt trọng ngoại bài nội; Người Nhật trọng nội bài ngọai:
Người Việt có xu hướng đề cao đối tác nước ngoài và cho rằng cứ đối tác nước ngoài là tốt. Ngược lại người Nhật có xu hướng tin tưởng và cố tìm đối tác là người Nhật hơn là tìm đối tác người nước ngoài. Đây là biểu hiện của truyền thống văn hóa với truyền thống khép kín của người Nhật.
+Người Việt trọng lý thuyết, người Nhật trọng thực tế:
Một biểu hiện khá rõ là trong khi các sinh viên Nhật ra trường khi vào làm việc đều phải xếp hàng từ dưới lên thì sinh viên việt nam có thể đặc trách vào làm quản lý. Và, trong khi người Nhật cho việc một kỹ sư mới ra trường lăn lộn dưới xưởng là chuyện đương nhiên thì nhiều khi đối với người Việt lại là một điều "xúc phạm".
Cũng vì lý do này mà người Nhật có khuynh hướng đánh giá cao khả năng làm việc thì người Việt lại đánh giá người khác vào bằng cấp.
(Tất nhiên cũng có ngoại lệ là người Nhật tôn sùng sinh viên những trường nổi tiếng!)
Trên đây chỉ là một vài cảm nhận cá nhân. Không hẳn đúng hết nên có ai có ý kiến xin mời tiếp tục.
Tuy thế, một điều rõ ràng là giữa Nhật Bản và Việt Nam- hay nói cụ thể hơn là giữa cách suy nghĩ, hành xử của người Việt và người Nhật- có nhiều sự tương phản khá thú vị.
Chúng ta có thể nêu ra những ví dụ như sau:
+Sinh viên Nhật với những đề tài "nhỏ mọn"; Sinh viên việt với những đề tài mang tính bao quát:
Sinh viên, nghiên cứu sinh Viện nam khi làm các đề tài nghiên cứu hay báo cáo cố gắng chọn đề tài lớn, bao quát càng nhiều càng tốt. Trong khi đó sinh viên Nhật lại cố chọn đề tài càng nhỏ, càng cụ thể càng tốt. Ví dụ như khi giáo viên ra chủ đề là "văn hóa Việt Nam" thì có lẽ sinh viên Việt Nam sẽ chọn kiểu là "văn hóa thời ...." ," văn hóa nam bộ...." "Văn hóa bắc bộ".... Trong khi đó sinh viên Nhật sẽ chọn "Cây đàn Bầu Việt Nam", "Cách sử dụng đũa của người Việt Nam" .... Xét về tính thực tế thì rõ ràng rằng những đề tài nhỏ có tính thực tế hơn là đề tài lớn.
+Doanh Nhân Việt Nam "cái gì cũng mua", Doanh nhân Nhật "Anh mua mấy cái?":
Trong khi người Việt Nam có xu hướng "đao to búa lớn" để áp đảo đối phương trong làm ăn thì người Nhật lại có xu hướng tỷ mỷ và chú trọng đến từng chi tiết nhỏ. Trong các thương vụ làm ăn người Việt thường khuyếch đại sức mua bán của mình là "cái gì cũng mua" mà thiếu tính cụ thể về mức giá, phí vận chuyển, chi tiết kỹ thuật v.... thì ngược lại người Nhật lại chú trọng đến các chi tiết nhỏ trước khi quyết định có quan hệ với đối tác hay không.
Ngoài ra, doanh nhân Việt có xu hướng nhận lời "đại" có nghĩa là không làm được cũng nhận lời vì sợ mất lòng đối tác hoặc cũng có thể là họ tin sẽ tìm được ai đó đảm nhiệm hộ một công việc nào đó thì người Nhật lại chẳng bao giờ nhận lời ngay từ đầu dù họ biết chắc là họ có khả năng. Lý do lớn Nhất của việc này có lẽ tính đề cao trách nhiệm của người Nhật.
+Người Việt trọng ngoại bài nội; Người Nhật trọng nội bài ngọai:
Người Việt có xu hướng đề cao đối tác nước ngoài và cho rằng cứ đối tác nước ngoài là tốt. Ngược lại người Nhật có xu hướng tin tưởng và cố tìm đối tác là người Nhật hơn là tìm đối tác người nước ngoài. Đây là biểu hiện của truyền thống văn hóa với truyền thống khép kín của người Nhật.
+Người Việt trọng lý thuyết, người Nhật trọng thực tế:
Một biểu hiện khá rõ là trong khi các sinh viên Nhật ra trường khi vào làm việc đều phải xếp hàng từ dưới lên thì sinh viên việt nam có thể đặc trách vào làm quản lý. Và, trong khi người Nhật cho việc một kỹ sư mới ra trường lăn lộn dưới xưởng là chuyện đương nhiên thì nhiều khi đối với người Việt lại là một điều "xúc phạm".
Cũng vì lý do này mà người Nhật có khuynh hướng đánh giá cao khả năng làm việc thì người Việt lại đánh giá người khác vào bằng cấp.
(Tất nhiên cũng có ngoại lệ là người Nhật tôn sùng sinh viên những trường nổi tiếng!)
Trên đây chỉ là một vài cảm nhận cá nhân. Không hẳn đúng hết nên có ai có ý kiến xin mời tiếp tục.
Sửa lần cuối:
Có thể bạn sẽ thích