Tại Nhật Bản ngày càng có nhiều thanh niên tự tách mình khỏi những mối quan hệ tình cảm với người khác phái để chìm đắm trong thế giới của búp bê, truyện tranh, phim hoạt hình. Họ hình thành cái gọi là văn hóa Otaku.
Khởi nguồn một xu hướng mới
Trên chiếc trường kỷ trong căn hộ riêng của mình, Masa - một chàng SV ĐH Tokyo 20 tuổi - âu yếm đặt tay lên vai Konoha và dịu dàng chải tóc cho cô. Iris - điệu đàng trong chiếc váy xếp riềm - ngồi ngay sau họ.
Ngày nào cũng vậy, Masa đều trò chuyện thân mật với cả Konoha và Iris, chào họ mỗi buổi sáng trước khi rời phòng đi học và khi trở về nhà vào chiều tối. Nhưng họ không bao giờ đáp lại lời chào của Masa.
Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu chúng ta biết rằng cả hai người bạn ở chung phòng của Masa là búp bê có kích cỡ như người thật.
Masa nói về Konoha - cô búp bê yêu thích của mình: "Cô ấy không cần phải biết nói, vì tôi thích cô ấy là một con búp bê, không phải là người thật".
Một người con trai đã bước vào tuổi trưởng thành sống chung cùng hai cô búp bê cao gần 1m50 và hàng tá các bức tượng nhỏ khác trong căn hộ riêng dường như là một hiện tượng kỳ quái đối với nhiều người.
Và thực tế, Masa đã giấu nhẹm đi, bằng cách luôn che rèm kín cửa sổ, tránh con mắt tò mò của mọi người.
Ở Nhật Bản, Masa là một ví dụ điển hình của cơn sốt "Văn hóa Otaku" hay "Moesangyo" đang rất phát triển và trở thành mốt ở Tokyo, và các vùng lân cận.
Xu hướng này bắt nguồn tự sự say mê lâu đời của người nhật với truyện tranh "manga" và phim hoạt hình "anime" - loại hình nghệ thuật thu hút đến hàng triệu người hâm mộ và sự quan tâm của các nhà phê bình trên tòan thế giới.
Thế nhưng Masa và những người giống anh, được gọi là Otaku đã đẩy xu thế này tới một tầm cao mới.
Họ sưu tập những búp bê to lớn như người thật hoặc tụ tập tại các quán cà phê có các cô phục vụ mặc trang phục như các nữ nhân vật trong truyện tranh.
Họ cũng cho đăng tải vô số hình ảnh các loại búp bê trên các website hay thậm chí mang chúng cả vào các buồng tắm suối nước nóng.
Trong khi vẫn có những lời buộc tội các nhân vật manga và anime là khiêu dâm thì cuộc khảo sát trên Internet về những người sưu tập búp bê cho thấy, phần lớn họ mua các đồ chơi này để phục trang hay chụp ảnh cho chúng, hoặc đơn giản chỉ để khoe mẽ chúng.
"Otaku", chủ yếu là nam giới, vẫn được coi là những người không thích nghi được với xã hội, luôn xoa dịu nỗi cô đơn của mình bằng thế giới tưởng tượng. Tuy nhiên, sự thành công vang dội của bộ phim "Train Man" về một Otaku đang yêu đã giúp cho gu thẩm mỹ của họ trở thành một xu hướng thời thượng ở Nhật Bản.
"Otaku đã từng khóa mình trong phòng, nhưng tôi nghĩ xã hội đã c hấp nhận họ hơn" , Kosuke Tanaka (21 tuổi), SV năm thứ 3 nói trong khi đang kiểm tra một con búp bê mặt bộ đồng phục áo tắm màu xanh nước biển.
Thậm chí họ còn có mật mã riêng "moe",, hay tình yêu cuồng nhiệt đối với các nữ nhân vật trong truyện tranh và phim hoạt hình.
Lợi nhuận khổng lồ
"Văn hóa Otaku" đã biến Akihabara từ một quận chuyên doanh điện tử chính của Tokyo thành thiên đường của những người tìm kiếm thế giới tưởng tượng.
Hàng ngày có vô vàng người dân từ 20-40 tuổi đổ về đây để mua truyện tranh (trong đó giới trẻ nam chiếm hơn 80%), trò chơi điện tử và DVD hoạt hình.
Tượng đủ kích cỡ về các cô gái mắt to tròn ngây thơ, hấp dẫn trong bộ váy ngắn là mặt hàng đắt khách mua nhất. Các quán cà phê có nữ phục vụ mọc lên ở khắp mọi ngõ ngách.
"Akihabara trở thành một trong những điểm thu hút khách du lịch, giống như một công viên hoạt hình" - Shinichiro Nagshima, nhân viên của Cty Du lich thuộc tập đoàn JTB tại Nhật cho biết.
Shinichiro còn nói, cái tên Akihabara có một vị trí khá quan trọng trong quyển sách "Hướng dẫn du lịch theo phong cách mới ở thành phố Tokyo" mà Cty của anh vừa phát hành.
Quả là hiện tượng "moe" đang thu hút một số lượng fan đáng kể. Những sở thích kiểu "Otaku" có thể sẽ tiếp tục lan rộng cho đến khi người ta tính đến số tiền tiêu tốn vào đó.
Viện nghiên cứu Hamagin ở Yokohama ước tính rằng thị trường truyện tranh, trò chơi và phim hoạt hình loại "Moe" trong năm 2003 đã đạt mức oanh thu 89 tỉ yên (tương đương 767 triệu USD).
Nghiên cứu đầu tiên về thị trường này hồi đầu năm cho thấy sự tăng trưởng mạnh của công nghệ thông tin gắn với anime.
Kinh tế "Otaku" có một thị trường tự cung tự cấp lớn (bao gồm cả việc bán đấu giá qua Internet búp bê, truyện tranh, phim...).
Cty Kaiyodo có trụ sở tại Osaka - nhà sản xuất búp bê hoạt hình hàng đầu Nhật Bản dự kiến doanh thu nbăm nay đạt 3 tỉ yên (25,6 triệu USD), tăng 10% so với năm 2005. Nhà kinh tế Takuro Morinaga của viện UFJ cho rằng tổng giá trị của thị trường Otaku vào khoảng 3-4 ngàn tỉ yên (26 - 34 tỉ USD).
Vượt lên sự kỳ thị
Trong khi Masa và những cậu cùng trang lứa khác trông có vẻ kỳ quặc thì các sở thích của họ thực chất lại hoàn toàn vượt ra ngoài phạm vi của văn hóa Nhật Bản.
Đất nước này từ lâu đã nuôi dưỡng sự say mê đối với nghệ thuật tinh xảo như nghệ thuật cây cảnh bonsai, vườn đá, hay thậm chí các máy cải tiên như các robot biết nói.
Đặc điểm này đã ngấm vào máu của các Otaku. Những người này lại gắn chặt nó với sự yêu chuộng vẻ ngây thơ mà đôi khi dẫn đến việc xem các cô gái trẻ như các biểu tượng tình dục.
Hiện tượng này bị nhiều người coi là sự chệch hướng, phản ánh sự mất tự tin giữa những người trẻ và sự ác cảm của người Nhật đối với những xung đột cá nhân - điển hình cho gần một triệu dân của đất nước Mặt trời mọc sống ẩn dật, xa ánh xã hội (còn được biết đến như những "hikikomori").
Một số nhà phê bình còn liên hệ sự say mê các nhân vật nữ với tội phạm nhắm vào các cô gái trẻ. "Lo sợ sẽ bị từ chối hoặc ghét bỏ, mọi người tìm đến các nhân vật hoặc thần tượng hoạt hình vì chúng không hàm chứa bất cứ xung đột cá nhân nào.
Nhưng có một nguy hiểm là... việc chìm đắm trong thế giới tưởng tượng của phim hoạt hình thường khiến các "Otaku" ít suy nghĩ về hình ảnh của mình trong con mắt của người khác" - Nhà tâm lý Rika Kayama nhận định.
Ngược lại, Masa rất quan tâm đến cái cách mà mọi ngưoiừ nhìn nhận mình. Anh cũng không bằng lòng với bất cứ quan điểm nào coi Otaku là những kẻ tội phạm.
Tuy nhiên, anh không để cho những vướng bận này ảnh hưởng tới các sở thích xa xỉ của mình. Ngòai khoản tiền lớn 700.000 yên (6.030 USD) để có được Konoha và Iris, Masa còn mất bộn tiền cho hàng chục loạib úp bê nhỏ hơn, robot và truyện tranh chất đầy "tổ ấm" xinh xắn của mình.
Các con búp bê của anh cũng được chăm sóc khá kỹ lưỡng. Phục trang của chúng còn chiếm nhiều diện tích hơn quần áo của khổ chủ trong tủ tường" Áo sườn xám kiểu Trung Quốc, áo sơ mi thắt nơ, váy ren và phục trang đủ llại.
Anh cũng mua các đôi bốt thắt dây, giày thể thao và nhiều loại giày dép khác cho các cô búp bê. Anh thường đưa chúng đi chơi cùng trên chiếc xe thùng nhỏ của mình, chủ yếu là để chụp ảnh.
.... Masa thổ lộ rằng hiện anh không có ý định kết hôn hay tìm cho mình một cô bạn gái bằng xương bằng thịt. "Konoha trông thẳng thắn cứ như là cô ấy đang nói chuyện với bạn vậy" - Masa nói khi đang chăm chút Konoha. "Người phụ nữ trong mộng của tôi nhất định phải có khuôn mặt giông cô búp bê ấy!".
Nguồn :http://www.tienphongonline.com.vn/
Khởi nguồn một xu hướng mới
Trên chiếc trường kỷ trong căn hộ riêng của mình, Masa - một chàng SV ĐH Tokyo 20 tuổi - âu yếm đặt tay lên vai Konoha và dịu dàng chải tóc cho cô. Iris - điệu đàng trong chiếc váy xếp riềm - ngồi ngay sau họ.
Ngày nào cũng vậy, Masa đều trò chuyện thân mật với cả Konoha và Iris, chào họ mỗi buổi sáng trước khi rời phòng đi học và khi trở về nhà vào chiều tối. Nhưng họ không bao giờ đáp lại lời chào của Masa.
Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu chúng ta biết rằng cả hai người bạn ở chung phòng của Masa là búp bê có kích cỡ như người thật.
Masa nói về Konoha - cô búp bê yêu thích của mình: "Cô ấy không cần phải biết nói, vì tôi thích cô ấy là một con búp bê, không phải là người thật".
Một người con trai đã bước vào tuổi trưởng thành sống chung cùng hai cô búp bê cao gần 1m50 và hàng tá các bức tượng nhỏ khác trong căn hộ riêng dường như là một hiện tượng kỳ quái đối với nhiều người.
Và thực tế, Masa đã giấu nhẹm đi, bằng cách luôn che rèm kín cửa sổ, tránh con mắt tò mò của mọi người.
Ở Nhật Bản, Masa là một ví dụ điển hình của cơn sốt "Văn hóa Otaku" hay "Moesangyo" đang rất phát triển và trở thành mốt ở Tokyo, và các vùng lân cận.
Xu hướng này bắt nguồn tự sự say mê lâu đời của người nhật với truyện tranh "manga" và phim hoạt hình "anime" - loại hình nghệ thuật thu hút đến hàng triệu người hâm mộ và sự quan tâm của các nhà phê bình trên tòan thế giới.
Thế nhưng Masa và những người giống anh, được gọi là Otaku đã đẩy xu thế này tới một tầm cao mới.
Họ sưu tập những búp bê to lớn như người thật hoặc tụ tập tại các quán cà phê có các cô phục vụ mặc trang phục như các nữ nhân vật trong truyện tranh.
Họ cũng cho đăng tải vô số hình ảnh các loại búp bê trên các website hay thậm chí mang chúng cả vào các buồng tắm suối nước nóng.
Trong khi vẫn có những lời buộc tội các nhân vật manga và anime là khiêu dâm thì cuộc khảo sát trên Internet về những người sưu tập búp bê cho thấy, phần lớn họ mua các đồ chơi này để phục trang hay chụp ảnh cho chúng, hoặc đơn giản chỉ để khoe mẽ chúng.
"Otaku", chủ yếu là nam giới, vẫn được coi là những người không thích nghi được với xã hội, luôn xoa dịu nỗi cô đơn của mình bằng thế giới tưởng tượng. Tuy nhiên, sự thành công vang dội của bộ phim "Train Man" về một Otaku đang yêu đã giúp cho gu thẩm mỹ của họ trở thành một xu hướng thời thượng ở Nhật Bản.
"Otaku đã từng khóa mình trong phòng, nhưng tôi nghĩ xã hội đã c hấp nhận họ hơn" , Kosuke Tanaka (21 tuổi), SV năm thứ 3 nói trong khi đang kiểm tra một con búp bê mặt bộ đồng phục áo tắm màu xanh nước biển.
Thậm chí họ còn có mật mã riêng "moe",, hay tình yêu cuồng nhiệt đối với các nữ nhân vật trong truyện tranh và phim hoạt hình.
Lợi nhuận khổng lồ
"Văn hóa Otaku" đã biến Akihabara từ một quận chuyên doanh điện tử chính của Tokyo thành thiên đường của những người tìm kiếm thế giới tưởng tượng.
Hàng ngày có vô vàng người dân từ 20-40 tuổi đổ về đây để mua truyện tranh (trong đó giới trẻ nam chiếm hơn 80%), trò chơi điện tử và DVD hoạt hình.
Tượng đủ kích cỡ về các cô gái mắt to tròn ngây thơ, hấp dẫn trong bộ váy ngắn là mặt hàng đắt khách mua nhất. Các quán cà phê có nữ phục vụ mọc lên ở khắp mọi ngõ ngách.
"Akihabara trở thành một trong những điểm thu hút khách du lịch, giống như một công viên hoạt hình" - Shinichiro Nagshima, nhân viên của Cty Du lich thuộc tập đoàn JTB tại Nhật cho biết.
Shinichiro còn nói, cái tên Akihabara có một vị trí khá quan trọng trong quyển sách "Hướng dẫn du lịch theo phong cách mới ở thành phố Tokyo" mà Cty của anh vừa phát hành.
Quả là hiện tượng "moe" đang thu hút một số lượng fan đáng kể. Những sở thích kiểu "Otaku" có thể sẽ tiếp tục lan rộng cho đến khi người ta tính đến số tiền tiêu tốn vào đó.
Viện nghiên cứu Hamagin ở Yokohama ước tính rằng thị trường truyện tranh, trò chơi và phim hoạt hình loại "Moe" trong năm 2003 đã đạt mức oanh thu 89 tỉ yên (tương đương 767 triệu USD).
Nghiên cứu đầu tiên về thị trường này hồi đầu năm cho thấy sự tăng trưởng mạnh của công nghệ thông tin gắn với anime.
Kinh tế "Otaku" có một thị trường tự cung tự cấp lớn (bao gồm cả việc bán đấu giá qua Internet búp bê, truyện tranh, phim...).
Cty Kaiyodo có trụ sở tại Osaka - nhà sản xuất búp bê hoạt hình hàng đầu Nhật Bản dự kiến doanh thu nbăm nay đạt 3 tỉ yên (25,6 triệu USD), tăng 10% so với năm 2005. Nhà kinh tế Takuro Morinaga của viện UFJ cho rằng tổng giá trị của thị trường Otaku vào khoảng 3-4 ngàn tỉ yên (26 - 34 tỉ USD).
Vượt lên sự kỳ thị
Trong khi Masa và những cậu cùng trang lứa khác trông có vẻ kỳ quặc thì các sở thích của họ thực chất lại hoàn toàn vượt ra ngoài phạm vi của văn hóa Nhật Bản.
Đất nước này từ lâu đã nuôi dưỡng sự say mê đối với nghệ thuật tinh xảo như nghệ thuật cây cảnh bonsai, vườn đá, hay thậm chí các máy cải tiên như các robot biết nói.
Đặc điểm này đã ngấm vào máu của các Otaku. Những người này lại gắn chặt nó với sự yêu chuộng vẻ ngây thơ mà đôi khi dẫn đến việc xem các cô gái trẻ như các biểu tượng tình dục.
Hiện tượng này bị nhiều người coi là sự chệch hướng, phản ánh sự mất tự tin giữa những người trẻ và sự ác cảm của người Nhật đối với những xung đột cá nhân - điển hình cho gần một triệu dân của đất nước Mặt trời mọc sống ẩn dật, xa ánh xã hội (còn được biết đến như những "hikikomori").
Một số nhà phê bình còn liên hệ sự say mê các nhân vật nữ với tội phạm nhắm vào các cô gái trẻ. "Lo sợ sẽ bị từ chối hoặc ghét bỏ, mọi người tìm đến các nhân vật hoặc thần tượng hoạt hình vì chúng không hàm chứa bất cứ xung đột cá nhân nào.
Nhưng có một nguy hiểm là... việc chìm đắm trong thế giới tưởng tượng của phim hoạt hình thường khiến các "Otaku" ít suy nghĩ về hình ảnh của mình trong con mắt của người khác" - Nhà tâm lý Rika Kayama nhận định.
Ngược lại, Masa rất quan tâm đến cái cách mà mọi ngưoiừ nhìn nhận mình. Anh cũng không bằng lòng với bất cứ quan điểm nào coi Otaku là những kẻ tội phạm.
Tuy nhiên, anh không để cho những vướng bận này ảnh hưởng tới các sở thích xa xỉ của mình. Ngòai khoản tiền lớn 700.000 yên (6.030 USD) để có được Konoha và Iris, Masa còn mất bộn tiền cho hàng chục loạib úp bê nhỏ hơn, robot và truyện tranh chất đầy "tổ ấm" xinh xắn của mình.
Các con búp bê của anh cũng được chăm sóc khá kỹ lưỡng. Phục trang của chúng còn chiếm nhiều diện tích hơn quần áo của khổ chủ trong tủ tường" Áo sườn xám kiểu Trung Quốc, áo sơ mi thắt nơ, váy ren và phục trang đủ llại.
Anh cũng mua các đôi bốt thắt dây, giày thể thao và nhiều loại giày dép khác cho các cô búp bê. Anh thường đưa chúng đi chơi cùng trên chiếc xe thùng nhỏ của mình, chủ yếu là để chụp ảnh.
.... Masa thổ lộ rằng hiện anh không có ý định kết hôn hay tìm cho mình một cô bạn gái bằng xương bằng thịt. "Konoha trông thẳng thắn cứ như là cô ấy đang nói chuyện với bạn vậy" - Masa nói khi đang chăm chút Konoha. "Người phụ nữ trong mộng của tôi nhất định phải có khuôn mặt giông cô búp bê ấy!".
Nguồn :http://www.tienphongonline.com.vn/
Có thể bạn sẽ thích